lập dàn ý bài văn nghị luận ( nêu ý chính thôi mà )

P

padpanshe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Bình luận câu nói " Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày".
2, Viết bài văn trình bày quan điểm của mình về câu nói " học, học nữa, học mãi " của Lê Nin.

các ban làm nhanh hộ mình nha hôm trước mải chơi nên quên!!! thank:
 
T

taitutungtien

bài 1Giải thích:
+ Tôi đã khóc: Tuyệt vọng, buông xuôi.
+ Không có giày để đi: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại mà con người gặp phải trên đường đời.
+ Không có chân để đi giày: những bất hạnh những khó khăn của người khác còn lớn hơn những gì mình gặp phải.
- Ý nghĩa của câu nói: thông điệp muốn gửi tới mọi người: không bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống bởi cuộc sống quanh ta còn nhiều bất hạnh lớn hơn những khó khăn mà ta gặp phải.
- Bình luận, chứng minh:
+ Cuộc sống không bao giờ chỉ rải đầy hoa hồng mà luôn có nhiều chông gai – nơi thử thách tôi luyện con người (Chứng minh).
+ Con người không thể quyết định hoàn cảnh nhưng cần có nghị lực vượt lên hoàn cảnh (Chứng minh).
+ Tương lai của mõi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân.

nguồn net

bài 2Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của những kẻ lười biếng. Chỉ có những ai không ngừng học hỏi, tìm hiểu và khám phá thế giới mới có thể theo kịp và đứng vững trước những thay đổi từng ngày, từng phút, từng giây của nó. Do đó, Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học! Học nữa! Học mãi!”.
Câu nói đó là một phương châm vô cùng đúng đắn, chúng ta ai cũng thừa nhận điều này. Nó đã trở thành bài học căn bản cho tất cả những ai muốn khám phá đại dương kiến thức mênh mông của thế giới ở mọi lúc và mọi nơi.
Vậy “học” là gì? Học là một hình thức tìm hiểu, thu nhận, trau dồi và lĩnh hội các kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết và trình độ về mọi mặt, giúp chúng ta nâng cao trình độ hiểu biết của mình và không trở thành kẻ lạc hậu giữa một xã hội tân tiến, phát triển một cách chóng mặt như ngày nay. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới là học, mà ngay từ nhỏ , khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình, chưa được đến trường, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường. chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài và đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta còn có thể học hỏi thêm ở bạn bè nếu chưa hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót của mình và học ở mọi lúc mọi nới. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, sách vở, đài, tivi…..
Học là như vậy, còn “học nữa” và “học mãi” thì sao? “Nữa” có nghĩa là lặp lại một công việc thêm một hay nhiều lần. “Học nữa” là học hết trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì không bao giờ thoả mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời nhằm nâng cao trình độ hiểu biết. Hôm nay, chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, khó hơn, hay hơn. Cũng giống như học hết tiểu học, chúng ta học tiếp trung học cơ sở, trung học phổ thông, rồi học tiếp lên đại học, cao học, và có thể còn hơn thế nữa… Mỗi lần nâng cao một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành hơn và được trang bị đầy đủ, toàn diện để đáp ứng các yêu cầu của xã hội. “Mãi” là việc một hành động, công việc được thực hiện kéo dài liên tục và không thôi. Học mãi là học liên tục, không ngừng nghĩ suốt cuộc đời, luôn luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt bất cứ lúc nào. Đó là những người ham học, lúc nào cũng cố gắng nỗ lực học tập không ngừng. Tuy có thể đã qua tuổi học, họ đã lớn tuổi, đầu óc không còn minh mẫn, cũng không có nhiều thời gian nhưng họ vẫn tiếp tục vừa làm việc vừa học. Rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công việc của mình, đó cũng chính là học. “Học nữa, học mãi” ý muốn nói rằng việc học phải được lặp lại nhiều lần, và phải được thực hiện suốt cả đời.
Thế vì sao chúng ta phải học? Vì chúng ta cần có kiến thức. Kiến thức, trình độ, tài năng sẽ giúp ta có một cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Nếu như thế giới không có ánh sáng của tri thức thì nhân loại sẽ mãi chìm đắm trong màn đêm của sự ngu ***. Cũng giống như nhà văn M.Gơ-rơ-ki đã nói: “Chỉ có kiến thức mới là con đường sống.”. Trong thực tế, ta có thể đưa ra ví dụ: nếu cùng giải quyết một vấn đề thì người có học thức sẽ giải quyết vấn đề nhanh gọn, hợp lý hơn người thiếu trình độ. Con người khác động vật ở chỗ biết suy nghĩ, biết làm việc và có tri thức. Nhờ thế, chúng ta mới có thể làm chủ cuộc sống, làm chủ xã hội được. Có thể là trong một thời gian nào đó, những kiến thức mà ta góp nhặt được chưa phải thực sự cần thiết, nhưng biết đâu trong tương lai, khi đã rời khỏi ghế nhà trường để bước vào đường đời, những kiến thức đó sẽ là hành trang quý giá dành cho ta để ta có thể vững chắc, tự tin đi tạo dựng cuộc đời, tìm chìa khoá của cánh cửa thành công cho riêng mình. Hơn thế nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho con cháu từ bao đời nay. Không chăm chỉ học hành là đi ngược với truyền th ống, đạo lí đó. Việc học trở thành một vấn đề cần thiết, cấp bách vô cùng với chúng ta.
Vì vậy chúng ta cần phải học. Nhưng, học thì đã đành, tại sao ta lại phải “Học nữa” và học mãi”? Bởi vì kiến thức nhân loại là vô cùng bao la to lớn, như là đại dương, sa mạc mênh mông. Còn những gì ta hiểu biết chỉ như một giọt nước, một hạt cát mà thôi. Vì thế chúng ta phải học mãi, học như là cách để làm cho giọt nước bé nhỏ lớn dần lên hay như là việc tích trữ nhiều hạt cát hơn. Thế giới mỗi ngày có biết bao điều mới lạ, những kiến thức thông tin qua một đêm đều có thể trở thành lạc hậu. Nếu chúng ta không học thì làm sao có thể theo kịp được thời đại? Mà khả năng tiếp thu của con người là có hạn, không thể cùng một lúc mà học hết được những gì cần thiết cho cuộc sống, nên việc học mãi là điều hiển nhiên. Cũng như Ru-da-ki nói: “Không kho báu nào quý bằng học thức. Hãy tích lũy lấy nó lúc bạn còn đủ sức.”.Học mãi là việc cần thiết của tất cả mọi người ở mọi tầng lớp, mọi cương vị, cho dù là một người được xem là uyên thâm hiểu biết rộng. Nhà bác học tài ba Đác-uyn đã từng nói một câu khiến người người đều khâm phục tính không ngừng học hỏi của ông: “Bác học không có nghĩa là ngừng học.”
Từ xưa đến nay đã có nhiều tấm gương về học tập đáng để cho ta noi theo. Nguyễn Hiền – một quan trạng nổi tiếng thông minh hiếu học thời Trần, có ai ngờ đâu trước đây ông chỉ là một cậu bé chăn trâu nghèo khổ, ngày ngày học lóm ở lớp thầy đồ. Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, là một người luôn chịu khó, nổ lực trong học tập. Bác bôn ba khắp các chốn năm châu, học hỏi những cái hay của thế giới. Bạn hãy nghĩ xem, để học được một thứ tiếng ngoại ngữ, đó chẳng phải là điều dễ dàng. Thế mà Bác lại thành thạo gần cả chục thứ tiếng! Nhưng Bác đâu phải có được điều kiện như chúng ta, Bác phải vừa làm việc cực nhọc vừa học, tranh thủ học ngay cả lúc đang… rửa bát đĩa trên tàu. Không chỉ rành về ngoại ngữ, Bác còn hiểu biết nhiều đến các lĩnh vực khác như văn hoá đất nước, chính trị xã hội, văn thơ… Thật là đáng khâm phục! Một tấm gương khác cách đây không lâu đó là cô bé bán khoai Trần Bình Gấm thi đỗ vào ba trường đại học. Đó là một điều không phải ai cũng có thể đạt được. Để đậu vào một trường đại học, ta đã phát vất vả khó khăn biết nhường nào, thế mà cô ngày ngày phải vừa đi bán khoai, vừa học hành. Giờ đây, cô đang khoác lên mình chiếc áo blu trắng với tư cách là một bác sĩ. Thử hỏi nếu không nổ lực hết mình và có lòng quyết tâm vượt qua hoàn cảnh thì cô có thể thành đạt như thế?
Hiện nay, trong đời sống hằng ngày, ta vẫn thấy rất nhiều người cùng thực hiện việc “học, học nữa, học mãi”. Nhà nước ta cũng rất chú trọng đến việc giáo dục cho nhân dân. Ngày nay, các trường học với đủ các cấp tiểu học, trung học, đại học tại chức và các lớp văn hoá bổ túc… càng được xây dựng nhiều, đó cũng là nhằm mục đích phục vụ việc học tập cho mọi người. Ai ai cũng có quyền học, và ai ai cũng có nghĩa vụ phải học, để góp phần xây dựng đời sống, đất nước, giúp ích cho xã hội. Hoàn tất chương trình giáo dục phổ cập, đó là mục tiêu Nhà nước đã đề ra trong mấy năm gần đây, và đó là điều bắt buộc mà ai cũng phải thực hiện. Điều đó cho thấy Nhà nước có quan tâm đến giáo dục đất nước, biết chú trọng đầu tư vào ngành giáo dục.
Vậy chúng ta có thể thực hiện được việc “học, học nữa, học mãi” không? Tất nhiên là được. Nhưng chúng ta phải biết cách để học. Học là một công việc không dễ mà cũng không khó. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần đọc nhiều sách là ta đã học. Đó là ý nghĩ sai lầm. Đọc nhiều là một chuyện, nhưng có hiểu, có nắm bắt được nhiều không, lại là chuyện khác. Chúng ta học trong sách vở, học ở trường lớp và học cả ngoài xã hội. Bởi vì bất cứ đâu cũng có cái hay để ta học cả. Bạn cũng đừng quá chú trọng đến lý thuyết. Học thì phải đi đôi với hành. Từ những lý thuyết, ta sẽ soi sáng ra thực tế. Ta phải thực hành, áp dụng những kiến thức học tập được vào đời sống thực tế, để cho những kiến thức ấy không phải là dư thừa. Vì việc học không phải là dễ dàng, nên chúng ta cần học với một thái độ nghiêm túc, học phải nổ lực, phải có ý chí vươn lên. Ta phải biết rằng: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Nếu lơ là chểnh mảng việc học thì kết cục chỉ là sự hao tốn thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Và khi học, ta phải học toàn diện: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Không chỉ học về kiến thức, ta còn phải học về cách cư xử trong đời sống thường ngày, học về cách yêu thương, học về cách chia sẻ. Những điều ta cho là lắt nhắt đó tuy là “lắt nhắt” thật nhưng để học được cũng không phải là đơn giản. Nói chung là ta phải học ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là ta phải biết sàng lọc, phải nhận thức được đúng, sai. Khâu sàng lọc này cũng rất quan trọng, bởi khi ta tiếp thu được điều gì đó thì có thể nó sẽ ăn nhập vào sâu trong tâm hồn ta. Nếu đó là điều không trong sáng, điều vô bổ thì sẽ ảnh hưởng xấu đến ta. Tóm lại, kết quả của việc học tập thế nào là do ý thức của chúng ta, muốn “quả của học vấn” chua hay ngọt đều là do ta.
Biển dù rộng vẫn thấy đất liền, đất dù cao vẫn có đồng bằng, nhưng kiến thức thì bao la mênh mông không bờ bến. Do đó, hãy luôn nhớ rằng, con đường học tập chỉ có vạch xuất phát chứ không có đích. Nếu ai cũng biết được tầm quan trọng của việc học, và ai cũng chịu khó vươn lên trong học tập thì thế giới này sẽ không còn bóng tối của sự mù mờ, bởi nó đã được lấp đi bằng ánh sáng của tri thức. Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lênin sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường chỉ lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng trở nên tốt đẹp và phát triển hơn.
nguồn net
 
Last edited by a moderator:
P

p3nh0ctapy3u

Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của những kẻ lười biếng. Chỉ có những ai không ngừng học hỏi, tìm hiểu và khám phá thế giới mới có thể theo kịp và đứng vững trước những thay đổi từng ngày, từng phút, từng giây của nó. Do đó, Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học! Học nữa! Học mãi!”.
Câu nói đó là một phương châm vô cùng đúng đắn, chúng ta ai cũng thừa nhận điều này. Nó đã trở thành bài học căn bản cho tất cả những ai muốn khám phá đại dương kiến thức mênh mông của thế giới ở mọi lúc và mọi nơi.
Vậy “học” là gì? Học là một hình thức tìm hiểu, thu nhận, trau dồi và lĩnh hội các kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết và trình độ về mọi mặt, giúp chúng ta nâng cao trình độ hiểu biết của mình và không trở thành kẻ lạc hậu giữa một xã hội tân tiến, phát triển một cách chóng mặt như ngày nay. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới là học, mà ngay từ nhỏ , khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình, chưa được đến trường, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường. chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài và đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta còn có thể học hỏi thêm ở bạn bè nếu chưa hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót của mình và học ở mọi lúc mọi nới. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, sách vở, đài, tivi…..
Học là như vậy, còn “học nữa” và “học mãi” thì sao? “Nữa” có nghĩa là lặp lại một công việc thêm một hay nhiều lần. “Học nữa” là học hết trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì không bao giờ thoả mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời nhằm nâng cao trình độ hiểu biết. Hôm nay, chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, khó hơn, hay hơn. Cũng giống như học hết tiểu học, chúng ta học tiếp trung học cơ sở, trung học phổ thông, rồi học tiếp lên đại học, cao học, và có thể còn hơn thế nữa… Mỗi lần nâng cao một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành hơn và được trang bị đầy đủ, toàn diện để đáp ứng các yêu cầu của xã hội. “Mãi” là việc một hành động, công việc được thực hiện kéo dài liên tục và không thôi. Học mãi là học liên tục, không ngừng nghĩ suốt cuộc đời, luôn luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt bất cứ lúc nào. Đó là những người ham học, lúc nào cũng cố gắng nỗ lực học tập không ngừng. Tuy có thể đã qua tuổi học, họ đã lớn tuổi, đầu óc không còn minh mẫn, cũng không có nhiều thời gian nhưng họ vẫn tiếp tục vừa làm việc vừa học. Rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công việc của mình, đó cũng chính là học. “Học nữa, học mãi” ý muốn nói rằng việc học phải được lặp lại nhiều lần, và phải được thực hiện suốt cả đời.
Thế vì sao chúng ta phải học? Vì chúng ta cần có kiến thức. Kiến thức, trình độ, tài năng sẽ giúp ta có một cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Nếu như thế giới không có ánh sáng của tri thức thì nhân loại sẽ mãi chìm đắm trong màn đêm của sự ngu ***. Cũng giống như nhà văn M.Gơ-rơ-ki đã nói: “Chỉ có kiến thức mới là con đường sống.”. Trong thực tế, ta có thể đưa ra ví dụ: nếu cùng giải quyết một vấn đề thì người có học thức sẽ giải quyết vấn đề nhanh gọn, hợp lý hơn người thiếu trình độ. Con người khác động vật ở chỗ biết suy nghĩ, biết làm việc và có tri thức. Nhờ thế, chúng ta mới có thể làm chủ cuộc sống, làm chủ xã hội được. Có thể là trong một thời gian nào đó, những kiến thức mà ta góp nhặt được chưa phải thực sự cần thiết, nhưng biết đâu trong tương lai, khi đã rời khỏi ghế nhà trường để bước vào đường đời, những kiến thức đó sẽ là hành trang quý giá dành cho ta để ta có thể vững chắc, tự tin đi tạo dựng cuộc đời, tìm chìa khoá của cánh cửa thành công cho riêng mình. Hơn thế nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho con cháu từ bao đời nay. Không chăm chỉ học hành là đi ngược với truyền th ống, đạo lí đó. Việc học trở thành một vấn đề cần thiết, cấp bách vô cùng với chúng ta.
Vì vậy chúng ta cần phải học. Nhưng, học thì đã đành, tại sao ta lại phải “Học nữa” và học mãi”? Bởi vì kiến thức nhân loại là vô cùng bao la to lớn, như là đại dương, sa mạc mênh mông. Còn những gì ta hiểu biết chỉ như một giọt nước, một hạt cát mà thôi. Vì thế chúng ta phải học mãi, học như là cách để làm cho giọt nước bé nhỏ lớn dần lên hay như là việc tích trữ nhiều hạt cát hơn. Thế giới mỗi ngày có biết bao điều mới lạ, những kiến thức thông tin qua một đêm đều có thể trở thành lạc hậu. Nếu chúng ta không học thì làm sao có thể theo kịp được thời đại? Mà khả năng tiếp thu của con người là có hạn, không thể cùng một lúc mà học hết được những gì cần thiết cho cuộc sống, nên việc học mãi là điều hiển nhiên. Cũng như Ru-da-ki nói: “Không kho báu nào quý bằng học thức. Hãy tích lũy lấy nó lúc bạn còn đủ sức.”.Học mãi là việc cần thiết của tất cả mọi người ở mọi tầng lớp, mọi cương vị, cho dù là một người được xem là uyên thâm hiểu biết rộng. Nhà bác học tài ba Đác-uyn đã từng nói một câu khiến người người đều khâm phục tính không ngừng học hỏi của ông: “Bác học không có nghĩa là ngừng học.”
Từ xưa đến nay đã có nhiều tấm gương về học tập đáng để cho ta noi theo. Nguyễn Hiền – một quan trạng nổi tiếng thông minh hiếu học thời Trần, có ai ngờ đâu trước đây ông chỉ là một cậu bé chăn trâu nghèo khổ, ngày ngày học lóm ở lớp thầy đồ. Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, là một người luôn chịu khó, nổ lực trong học tập. Bác bôn ba khắp các chốn năm châu, học hỏi những cái hay của thế giới. Bạn hãy nghĩ xem, để học được một thứ tiếng ngoại ngữ, đó chẳng phải là điều dễ dàng. Thế mà Bác lại thành thạo gần cả chục thứ tiếng! Nhưng Bác đâu phải có được điều kiện như chúng ta, Bác phải vừa làm việc cực nhọc vừa học, tranh thủ học ngay cả lúc đang… rửa bát đĩa trên tàu. Không chỉ rành về ngoại ngữ, Bác còn hiểu biết nhiều đến các lĩnh vực khác như văn hoá đất nước, chính trị xã hội, văn thơ… Thật là đáng khâm phục! Một tấm gương khác cách đây không lâu đó là cô bé bán khoai Trần Bình Gấm thi đỗ vào ba trường đại học. Đó là một điều không phải ai cũng có thể đạt được. Để đậu vào một trường đại học, ta đã phát vất vả khó khăn biết nhường nào, thế mà cô ngày ngày phải vừa đi bán khoai, vừa học hành. Giờ đây, cô đang khoác lên mình chiếc áo blu trắng với tư cách là một bác sĩ. Thử hỏi nếu không nổ lực hết mình và có lòng quyết tâm vượt qua hoàn cảnh thì cô có thể thành đạt như thế?
Hiện nay, trong đời sống hằng ngày, ta vẫn thấy rất nhiều người cùng thực hiện việc “học, học nữa, học mãi”. Nhà nước ta cũng rất chú trọng đến việc giáo dục cho nhân dân. Ngày nay, các trường học với đủ các cấp tiểu học, trung học, đại học tại chức và các lớp văn hoá bổ túc… càng được xây dựng nhiều, đó cũng là nhằm mục đích phục vụ việc học tập cho mọi người. Ai ai cũng có quyền học, và ai ai cũng có nghĩa vụ phải học, để góp phần xây dựng đời sống, đất nước, giúp ích cho xã hội. Hoàn tất chương trình giáo dục phổ cập, đó là mục tiêu Nhà nước đã đề ra trong mấy năm gần đây, và đó là điều bắt buộc mà ai cũng phải thực hiện. Điều đó cho thấy Nhà nước có quan tâm đến giáo dục đất nước, biết chú trọng đầu tư vào ngành giáo dục.
Vậy chúng ta có thể thực hiện được việc “học, học nữa, học mãi” không? Tất nhiên là được. Nhưng chúng ta phải biết cách để học. Học là một công việc không dễ mà cũng không khó. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần đọc nhiều sách là ta đã học. Đó là ý nghĩ sai lầm. Đọc nhiều là một chuyện, nhưng có hiểu, có nắm bắt được nhiều không, lại là chuyện khác. Chúng ta học trong sách vở, học ở trường lớp và học cả ngoài xã hội. Bởi vì bất cứ đâu cũng có cái hay để ta học cả. Bạn cũng đừng quá chú trọng đến lý thuyết. Học thì phải đi đôi với hành. Từ những lý thuyết, ta sẽ soi sáng ra thực tế. Ta phải thực hành, áp dụng những kiến thức học tập được vào đời sống thực tế, để cho những kiến thức ấy không phải là dư thừa. Vì việc học không phải là dễ dàng, nên chúng ta cần học với một thái độ nghiêm túc, học phải nổ lực, phải có ý chí vươn lên. Ta phải biết rằng: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Nếu lơ là chểnh mảng việc học thì kết cục chỉ là sự hao tốn thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Và khi học, ta phải học toàn diện: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Không chỉ học về kiến thức, ta còn phải học về cách cư xử trong đời sống thường ngày, học về cách yêu thương, học về cách chia sẻ. Những điều ta cho là lắt nhắt đó tuy là “lắt nhắt” thật nhưng để học được cũng không phải là đơn giản. Nói chung là ta phải học ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là ta phải biết sàng lọc, phải nhận thức được đúng, sai. Khâu sàng lọc này cũng rất quan trọng, bởi khi ta tiếp thu được điều gì đó thì có thể nó sẽ ăn nhập vào sâu trong tâm hồn ta. Nếu đó là điều không trong sáng, điều vô bổ thì sẽ ảnh hưởng xấu đến ta. Tóm lại, kết quả của việc học tập thế nào là do ý thức của chúng ta, muốn “quả của học vấn” chua hay ngọt đều là do ta.
Biển dù rộng vẫn thấy đất liền, đất dù cao vẫn có đồng bằng, nhưng kiến thức thì bao la mênh mông không bờ bến. Do đó, hãy luôn nhớ rằng, con đường học tập chỉ có vạch xuất phát chứ không có đích. Nếu ai cũng biết được tầm quan trọng của việc học, và ai cũng chịu khó vươn lên trong học tập thì thế giới này sẽ không còn bóng tối của sự mù mờ, bởi nó đã được lấp đi bằng ánh sáng của tri thức. Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lênin sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường chỉ lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng trở nên tốt đẹp và phát triển hơn.

~> Sưu tầm chúc bạn học tốt :D

 
P

padpanshe

1, cái này mình đọc rồi nó không tốt cho lắm nhưng cung cảm ơn ban !
2, nó dài quá chỉ lập dàn ý thôi bạn à.
 
Top Bottom