lập dàn bài thuyết minh!!!!!!!!

B

baby_lovely_123

Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

1) Mình nhớ ngày còn bé, mỗi lần trung thu là ở trường mình các lớp đều tổ chức thi đèn lồng. Những lớp lớn thì học sinh tự làm, lớp nhỏ thì bố mẹ làm cho. Hồi ấy ở chỗ mình không có đèn làm sẵn như bây giờ. Đèn thường được làm rất đẹp và cầu kỳ, đủ các hình thù: ô tô, máy bay, xe tăng của con trai, cá, thỏ, đèn ông sao của con gái. Nhiều nhà cầu kỳ còn làm cả đèn kéo quân! Tất cả đem đến trường để chấm giải rồi đúng đêm rằm liên hoan phá cỗ ở trường, rước đèn quanh các phố. Những đêm trung thu đấy mới đúng nghĩa là những đêm trung thu thật là hạnh phúc của tuổi thơ mà mình không bao giờ quên được.

Cách làm đèn ông sao kiểu truyền thống thì cũng đơn giản thôi:
- vót 10 thanh tre cật dài bằng nhau, ở đầu thanh tre cắt lõm vào một chút để là mối buộc.
- Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau thật cân đối.
- Buộc hai mặt này vơi nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng dây thép nhỏ.
- Cắt 5 khúc tre nhỏ để là thanh chống tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc ấy để bản to làm chỗ đặt nến.
- chống các khúc tre nhỏ tạo độ dày cho đèn.
- Dùng giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu dán kín các mặt của hình ông sao, nhớ để chừa một lỗ hổng ở mặt dưới để bỏ nến vào.
- Trang trí các mặt tùy ý thích.
- Dùng một que làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây trên đỉnh để treo.
- Thắp nến bên trong là đã có một cái đèn lồng xinh xắn.
Trẻ con thường rất thích xem bố mẹ làm đèn và tham gia vào trang trí theo ý của chúng

2) Cách làm chong chóng: xem bài viết ở trang sau: (có hình vẽ minh họa)

Giấy: không thể thiếu được! Khuyến cáo sử dụng giấy bìa cứng để thêm phần chắc chắn cho chong chóng. Về màu sắc thì tùy thíck, càng màu mè càng đẹp 
Que: tận dụng đũa tre là tiện nhất. Còn không thì ra mua 4000 VND/10 đôi ~> 20 cái ~> dùng nhòe! 
Bút màu: màu sáp, màu dạ, màu nước, thoải mái con gà mái đi! Dùng để trang trí nên càng độc đáo càng tốt 
Thước: không ngoài mục đích đo đạc, nên kiếm cái nào dài tầm 20cm 
Kéo: dùng để cắt giấy (không cắt giấy chả lẽ cắt….?). Thực ra khuyến cáo dùng dao dọc giấy 
Đinh: càng màu mè càng tốt  Độ dài từ 1cm đổ lên (tùy size muốn làm)
Búa: để đóng đinh  Nên chọn loại có 1 đầu nhọn để dễ đóng
Cuối cùng, quan trọng nhất chính là NGƯỜI  Tèn ten tén ten 8-> Mục đích sử dụng thì chắc không phải giải thíck nhỉ 
Bước 1: Cắt giấy
002_size.jpg

Với kích thước 15×15 thì sẽ cắt như hình trên:

Cạnh: 15cm (1)
Đường chéo: 6.5cm mỗi cái (2)
Lỗ ở góc: trung điểm cạnh dưới của tam giác vuông cân có 2 cạnh = 1cm (3). Nói thì loằng ngoằng chứ đơn giản lắm
003_goc.png

Trong trường hợp thíck chong chóng nhỏ hơn thì có thể sử dụng thông số như sau: (1) = 12cm; (2) = 5.2cm; (3) = 0.8cm

Bước 2: Trang trí

Không cần quá phức tạp, có thể chỉ cần tô viền như thế này
004_trangtri.jpg

ặt bên kia cũng tô viền nhưng dán thêm 1 vài hạt nhựa hoặc ngôi sao
005_trangtri.jpg

Bước 3: Cài cánh chong chóng

Trước khi cài 4 cánh lại với nhau, để chong chóng dễ quay bạn có thể chuẩn bị thêm 2 đoạn ống nhỏ: 1 cái 3mm, 1 cái 5mm cắt ra từ que kẹo mút hoặc ruột bút bi hoặc ống hút
006_keomut.jpg

Sau đó lần lượt dùng đinh ghim luồn qua 4 lỗ ở góc ~> luồn qua đoạn ống 3mm ~> luồn qua lỗ trung tâm ~> luồn qua đoạn ống 5mm (ở đằng sau) ^^
007_dinhcanh.jpg

Như các bạn thấy trên hình, có thể gia cố thêm cho chong chóng những mẩu giấy cứng (giấy mềm cho vào không tác dụng gì đâu) ở những vị trí quan trọng như: đầu mũ, chỗ tiếp giáp giữa ống và chong chóng…. Thành phẩm sẽ như thế này:
008_chongchong.jpg

Bước 4: Gắn chong chóng vào que

Để công việc dễ dàng bạn nên dùng 1 cái đinh tạo lỗ trước rồi mới gắn cánh chong chóng vào que. Đập búa nhẹ nhàng để chân đinh ăn sâu nhưng cũng phải cẩn thận tránh để đinh bị cong. Chẳng may lỡ tay đập mạnh quá thì dùng kìm kéo ra rồi thay cái đinh khác thực hiện lại từ bước 4. Và thế là xong cái chong chóng

009_final.jpg

3) Làm diều và Thả diều
Từ xa xưa , dân tộc Việt Nam ta đã nổi tiếng với nhiều trò chơi dân gian. Và bây giờ , với thời đại tiếng bộ của khoa học kĩ thuật , người người bị cuốn vào dòng bận rộn của nhịp sống xã hội thì những thú vui này trở nên có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian được ông cha ta áp dụng vào đời sống từ nghìn đời nay. Đó là một thú vui tao nhã , một thú tiêu khiển tinh tề đã góp phần hình thành nên một bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Việt chúng ta.

Diều được làm từ những chất liệu khác nhau (như giấy , vải , nilon...) nhưng được ưa chuộng nhất hiện nay là diều làm bằng vải. Với nhiều kích thước và màu sắc đa dạng , cộng thêm những hình ảnh đặc trưng người chơi sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một con diều vừa ý.
Thả diều là trò chơi dựa theo sức nâng của gió , bởi thế để thực hiện được một trào thả diều , trước tiên, ta phải lựa chọn địa điểm. Địa điểm lí tưởng để thả diều đó có thể là một bãi cỏ hoặc đồng ruộng - nơi có đất bằng rộng rãi ; không vướng cây cối ; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt , nơi đó phải có gió nhẹ.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân , người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như qui trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.

Cách làm diều đơn giản nhất qua các bước sau:

- vuốt hai nan tre dài khoảng 40-50 cm.
- cắt một miếng giấy hình vuông khoảng 20 x 20 cm hoặc hơn.
- cắt hai dải giấy có đầu nhọn dài khoảng 30-30 cm làm cánh hay tai, đầu to chỉ khoảng 2-3 cm.
- cắt dãi và làm 2 dải giấy dài khoảng 200-300 cm để làm đuôi. Bề ngang khoảng 2-3 cm.
- đặt miếng giấy hình vuông lên bàn; dùng một nan tre làm xương sống đúng bằng cạnh xéo của hình vuông; dùng giấy nhỏ dán xương sống đó vào giấy.
- hai bên xương sống có hai đầu vuông, gấp hai bên lại một ít và bôi hồ vào.
- dùng nan tre còn lại làm hình cung; bẻ hình cung cho khéo và hai đầu cung đó dán vào hai phần đã gấp ở trên; giữ phần gấp đó cho đến khi khô.
- dùng các miếng giấy nhỏ dán lại nan hình cung vào miếng giấy vuông.
- cột cọng dây phía dưới bụng vào xương sống và nối vào sợi dây dài để neo chiếc diều khi bay.
- dán hai dải hai tai vào 2 đầu của nan hình cung.
- dán hai dải đuôi vào phía đuôi.

Thả diều là một trò chơi bổ ích và lí thú đối với mỗi người chúng ta.

Chú ý : Không dẫn link nguồn khác ( Vì thấy bài viết có ích nên em đã copy lại ở đây )
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom