Văn 8 Em hãy đóng vai ông giáo kể lại câu chuyện Lão Hạc.

Sooti Tỏi

Học sinh
Thành viên
7 Tháng sáu 2017
71
60
36
17
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơii~
Có thể dành ra một ít thời gian để giúp em sửa chữa bài văn này không ạ :>( Ngày mai em thi mất rồi nên động lòng thương giúp em với :oops:
Đề: Em hãy đóng vai ông giáo kể lại câu chuyện Lão Hạc.
Bài làm:
Hạ đến.
Mặt trời tuôn những tia nắng vàng cam nóng hổi và đỏ rực như một viên nham thạch đang tan chảy phía chân trời. Không khí lơ lửng đan xen nhau từng sợi xuyên qua kẽ lá. Mặt đất âm ỉ gửi lên một áng mây lặng yên, và cũng chẳng có cánh chim nào lượn vun vút phía xa xa như mọi hôm nữa...
Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Nhưng lão cứ mời tôi hút trước.
- Chà, có lẽ tôi sẽ bán cậu Vàng đấy.
Lão khàn khàn giọng, đặt xe điếu, hút. Tôi gà gà đôi mắt của người say để ra vẻ mình đang chú ý đến câu nói vốn đã quá “nhàm” của lão. Đầu óc chúng tôi đều tê dại đi sau mỗi điếu thuốc lào, lạc vào chốn đê mê nhẹ nhõm. “Hừmm...Bán chó thì đã sao?” tôi ngồi lặng lẽ suy nghĩ. Làm quái gì mỗi con chó thôi mà băn khoăn quá thế! Lão quý con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với việc tôi quý năm quyển sách tôi đã rứt ruột bán đi!
Lão có một đứa con trai. Khoảng bốn năm trước, nó hết lòng hết dạ thương một người con gái trong xóm. Hai đứa cứ như hình với bóng vậy, tối nào nơi bụi tre đầu làng chúng cũng ngồi ngắm trăng. Thi thoảng, chúng còn cùng nhau đi gánh nước, đám học trò tôi thấy thế thì reo hò ầm ĩ lên. Hạnh phúc thật! Tất nhiên, lão thấy con mình như thế thì cũng muốn dựng vợ gả chồng cho nó. Nhưng nhà gái thách cưới nặng quá, khả năng lão chi trả không nổi. Để rồi, thằng con lão nuốt nước mắt vào trong nhìn nhỏ đó theo chồng - một gã giàu và có của. Nó thấy vậy thì sinh lòng phẫn chí và tự ái, quyết kí giấy xin đi làm đồn điền cao su, bao giờ có bạc trăm mới về.
Trước đó tôi có nghe lão đã khuyên nhủ con hết lời, rằng lão rất rõ “cao su đi dễ khó về/khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Nó vẫn dứt áo ra đi, chỉ để lại cho lão ba đồng bạc cùng một con chó vàng. Con lão nghĩ rằng “không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!”
Có lẽ, lão quý con chó Vàng vì đó là kỷ vật cuối cùng mà người con thân thương của lão để lại. Con chó ấy, lão thương nó như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự ! Vàng sướng lắm, nó được ăn trong một cái bát như nhà giàu, thi thoảng lại được lão Hạc mang ra tắm. Những buổi tối, khi lão uống rượu, Vàng ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Thật đáng yêu làm sao!
Ấy mà ông trời lại khéo trêu cợt! Bao nhiêu tiền bạc, bao nhiêu hoa lợi của khu vườn đều mà lão cất công dành dụm đã đổ sông đổ biển sau trận ốm “hai tháng 18 ngày để đời” của lão. Lão yếu người đi ghê lắm nên không có sức làm việc. Thế là, một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo mà vẫn đói deo đói dắt...
- Ông giáo ơi!
- Ồ! Lão Hạc à? - tôi đang nhổ khoai thì nghe tiếng lão Hạc nên bước ra.
Chà, hôm nay sao lão hớn hở thế nhỉ? Thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ?
- Thế này là thế nào? - tôi ngạc nhiên
Lão vui vẻ kể rằng họ vừa bắt Vàng xong. Huơ huơ mấy bạc lẻ nhăn nhúm trên tay, lão cười khà khà buông câu đùa cợt:
- Giờ tôi giàu nhất vùng rồi nhá. Trong tay là 5 ngàn đô này!
Nhưng kìa lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi thấy thế thì ái ngại quá, chỉ dang tay ôm vỗ lưng lão nhè nhẹ. Tôi hỏi lão thế để cho chúng bắt à.
Dường như câu hỏi của tôi vô tình là mũi tên đâm vào nỗi đau của lão. Mặt lão đột nhiên co rúm lại như mấy đồng bạc lão đang siết chặt trong tay. Những vết nhăn co lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, miệng lão co quặm xuống còn hai đầu chân mày nhấc ngược hẳn lên.
Lão bật khóc huhu thật to như một đứa trẻ:
-Khốn nạn... Trời ơi! Con Vàng nó còn non và xanh lắm, chả biết quái gì cả. Nó thấy tôi gọi thì vui vẻ chạy vào xơi cơm. Đang ngon lành thì thằng Mục nấp trong nhà lao tới dốc ngược hai cẳng nó lên. Cả thằng Xiên nữa, 2 đứa chúng nó chỉ vài phút là trói chặt cả cơ thể nó. Bấy giờ, cu cậu mới biết là mình đi đời! Trời ơi,... Nó rên ư ử như than trách cách đối xử bạc bẽo của tôi. Thì ra, tôi già đầu chừng này còn nỡ đánh lừa một con chó... Hu..hu.huuu..hức..
Tôi vỗ về an ủi lão hết lời. Nào là giết chó là cũng chỉ hoá kiếp, nào là cậu Vàng chỉ là con vật chẳng biết gì, và tôi rủ lão cùng ngồi suống phản ăn khoai lang luộc, uống nước chè và hút thuốc lào... Thế là sướng.
Lão cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng đã hiền từ lại.
- Ông giáo ạ. Tôi muốn nhờ ông một việc.
Trời, lão Hạc lo xa quá! Chẳng qua có hai việc lão cho là “đại sự” nên muốn tôi giúp lão. Thứ nhất, lão chỉ có một mình, con lại đi vắng mà nó còn dại nên ắt sẽ có kẻ dòm ngó miếng đất. Vì vậy, lão muốn tôi cho lão gửi ba sào vườn, khi con lão về nó sẽ nhận làm. Thứ hai, lão già yếu lắm rồi nên không biết sống chết lúc nào, nên tiền bòn vườn và bán chó sẽ dồn vào tiền ma chay, còn lại đành nhờ vào bà con hàng xóm.
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc cố ăn hết mọi thứ trong vườn. Hôm thì củ chuối, hôm thì sung luộc, thỉnh thoảng bữa trai bữa ốc,.. Tôi kể chuyện ấy với vợ, nhưng thị gạt phắt đi.
Chao ôi! Vợ tôi không ác, tại thị khổ quá rồi. Thử hỏi một người suốt ngày đau chân thì còn gì để bận tâm ngoài cái chân ấy? Bởi thế, những người xung quanh ta, nếu không cố tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ bần tiện và độc ác, không bao giờ ta thương...
Tôi giấu giếm vợ tôi giúp lão Hạc. Nhưng hình như lão biết vợ tôi không ưa, nên lão từ chối tất cả. Cách từ chối của lão gần như là hách dịch. Tôi buồn lắm vì nghĩ rằng lão không hiểu mình. Quả thật, những người nghèo thường hay tự ái!
Thất vọng, tôi phàn nàn với Binh Tư - một tên trộm vào chiều hôm nọ. Hắn bĩu môi bảo:
- Lão làm bộ đấy! Không phải dạng vừa đâu. Lão vừa xin tôi tí bả chó. Lão định chuốc con chó nọ cứ đến vườn nhà, nếu trúng thì bọn tôi uống rượu.
Tôi trố mắt ngạc nhiên.
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc lão cũng có thể làm liều như ai hết!... Một người đã khóc vì trót lừa con chó... Một người nhịn đói nhịn khát để dành cho con và sợ liên luỵ hàng xóm... Bây giờ, lão cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả ngày 1 thêm đáng buồn!
Được một lúc lâu, tôi nghe tiếng nhốn nháo bên nhà lão Hạc. Mải mốt chạy sang, tôi dường như đứng vững không nổi khi thấy lão đang vật vã, đầu đập vào cạnh giường, đầu tóc rũ rượi rối bời, mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, chốc chốc lại nảy người giật mạnh một cái. Hàng xóm lấy nước đường đổ vào miệng lão. Lão không nuốt mà nôn oẹ ướt hết bộ quần áo xộc xệch. Hai người đàn ông lực lưỡng phải đè lên người lão, lão thê thảm như thế đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết.
Ai cũng hoang mang, chẳng biết lão chết vì bệnh gì, chỉ có tôi và Binh Tư biết...
Tôi sai rồi. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại buồn theo một nghĩa khác. Khi mà con người ta nghèo khổ quá thì buộc phải tha hoá và biến chất để kiếm ăn, khi mà những người lương thiện quá lại không có chỗ mà sống, phải tìm đến bước đường cùng như người bạn đáng thương của tôi. Ôi! Cái xã hội này! Nó đè đầu cưỡi cổ người nông dân vào cảnh lâm túng! Khốn nạn...
Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. Tôi nhất định sẽ giữ gìn cái vườn cho lão. Để khi con trai lão về, nó sẽ hiểu được rằng đó là vườn mà ông cụ thân sinh của nó đã cố để lại cho nó trọn vẹn, đã thà chết chứ không chịu bán đi một sào...
Dạ em xin cảm ơn rất nhiều ạ!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Câu truyện của bạn mình thấy có một vài lỗi sau:
  1. Bạn kể thiếu chi tiết làng mất vé sợi nên việc nhẹ phụ nữ tranh hết. " Lão yếu người đi ghê lắm nên không có sức làm việc...."
  2. "- Giờ tôi giàu nhất vùng rồi nhá. Trong tay là 5 ngàn đô này!" Cái câu này mình nghĩ bạn bỏ đi thì nó sẽ thật với câu truyện hơn với cả bán 1 con chó thì làm sao mà giàu nhất vùng được?
  3. "Đang ngon lành thì thằng Mục nấp trong nhà lao tới dốc ngược hai cẳng nó lên. Cả thằng Xiên nữa,...." Bạn nên nối 2 người này cùng một câu bởi nếu tách ra thì người tên Xiên có thể không nấp trong nhà
  4. "Nào là giết chó là cũng chỉ hoá kiếp, nào là cậu Vàng chỉ là con vật chẳng biết gì" Bạn có thể viết rõ lời an ủi của ông giáo nhé chứ nếu để kiểu này thì mình thấy nó chung chung quá
  5. "Tôi sai rồi" Câu này của bạn mình thấy nó thừa hoặc thiếu. Ông giáo có làm gì đâu mà sai !? Bạn có thể ghi là: "Tôi nghĩ sai về ông giáo rồi."
Bài làm của bạn mình đánh giá chung là nó chưa được hay, bạn cố gắng hơn nữa nhé.
 
Top Bottom