Văn 8 Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Chí Phèo.

anbinhf

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
9 Tháng ba 2020
1,207
10,851
766
17
Nghệ An
Trường THCS Quỳnh Hồng

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Nêu sự khác và giống nhau của 3 văn bản Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Chí Phèo.
@Lê Uyên Nhii @Trần Tuyết Khả @Roses_are_rosie
Sự giống nhau:
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn năm 30 – 45.
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
Sự khác nhau:
-Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại:Chí Phèo (Truyện ngắn), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
-Mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
-Sự sắc bén trong khi miêu tả tâm lí từng nhân vật.
Nếu thiếu nhờ chị @Trần Tuyết Khả@Lê Uyên Nhii bổ sung
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Nêu sự khác và giống nhau của 3 văn bản Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Chí Phèo.
@Lê Uyên Nhii @Trần Tuyết Khả @Roses_are_rosie
Chị nhớ là lớp 8 chưa học Chí Phèo mà nhỉ? Đến năm lớp 11 mới học cơ và cùng tác giả với "lão Hạc". Vậy nên chị sẽ nhấn mạnh hơn vào 2 văn bản còn lại nha
* Giống:
- Thời điểm ra đời: đều được ra đời vào những năm 1930 - 1945
- Đề tài: đều nói đến cuộc đời và số phận lam lũ, vất vả của người nông dân trước cách mạng tháng Tám
- Nội dung: cuộc đời tối tăm, không lối thoát của nhân dân thời đó, đồng thời cho thấy một xã hội thối nát nửa phong kiến nửa thực dân
- Nghệ thuật:
+ Đều kể theo ngôi thứ ba, thể hiện rõ nét tình cảm, cảm xúc nhân vật
+ Lối viết giản dị, gần gũi, thân thuộc với lối nói bình thường của nhân dân
- Nhân vật: đều là nông dân nghèo khổ bị đẩy đến bước đường cùng, tuy nhiên ở họ đều có vẻ đẹp phẩm chất cao quý
*Khác
- Lão Hạc
+ Truyện viết về một lão nông dân nghèo, bầu bạn chỉ có cậu Vàng
+ Nét đẹp của lão là lòng tự trọng, yêu thương con cái (vì con mà hi sinh tất cả)
+ Cách miêu tả của Nam Cao tập trung vào diễn biến tâm lí của lão Hạc và những suy nghĩ của ông giáo
- Tức nước vỡ bờ
+ Văn bản làm rõ cuộc sống khổ cực của gia đình chị Dậu, từ đầu đến cuối chị đều phải chịu nỗi đau từ thể xác đến tinh thần, cuối văn bản là hình ảnh "bầu trời đen kịt như chính cái tiền đồ của chị vậy"
+ Chị Dậu cũng có những phẩm chất đẹp: yêu thương chồng con, biết nghĩ đến tương lai, số phận con cái
+ Ngô Tất Tố không hề để chị Dậu có chút lối thoát nào, bế tắc này nối tiếp bế tắc kia, chị chưa lúc nào ngưng suy nghĩ về cuộc đời và số phận
- Chí Phèo
+ Chí Phèo là con nghiện rượu. Hắn không phải chịu bế tắc như chị Dậu hay vì con mà bị đẩy đến đường cùng như lão Hạc mà là bị tha hoá, biến thành ác quỷ. Hắn chỉ thức tỉnh khi được ăn cháo hành của Thị Nở, và đến cuối cùng lấy cái chết để kết liễu đời mình và Bá Kiến.
 
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom