Địa 9 Lao động, việc làm và các ngành kinh tế.

really really really

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng mười 2020
14
25
6
18
Nghệ An
THCS Bá Ngọc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Đặc điểm nguồn lao động và hiện hạng sử dụng lao động nước ta hiện nay? Phương hướng để sử dụng hợp lý nguồn lao động nước ta hiện nay.
Câu 2: Đặc điểm các ngành kinh tế: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ.
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Câu 1: Đặc điểm nguồn lao động và hiện hạng sử dụng lao động nước ta hiện nay? Phương hướng để sử dụng hợp lý nguồn lao động nước ta hiện nay.
a) Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay:
-Ưu điểm:
+Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Có khoảng 4,3 triệu lao động (2003), bình quân tăng 1 triệu người/năm.
+Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
+Cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh.
+Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao.
-Hạn chế:
+Trình độ lao động thấp, 78.8% lao động chưa qua đào tạo.
+Sức khỏe và thể lực hạn chế.
+Chủ yếu lao động ở nông thôn.
b) Hiện trạng sở dụng lao động ở nước ta: Số lao động trong các ngành kinh tế ngày càng tăng.
-Lao động nước ta tập trung chủ yếu trong nhóm ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp, chiếm 60,36% (2003).
-Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo hướng tích cực:
+Giảm lao động trong nhóm ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp từ 71.5% (1989) xuống còn 60.36% (2003).
+Tăng lao động trong nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
-Hiện nay ở nông thôn chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao động bởi vì còn mang tính mùa vụ.
-Sử dụng lao dộng còn trái ngành nghề, dẫn đến hiệu quả lao động chưa cao.
c) Phương hướng để sử dụng hợp lý nguồn lao động nước ta hiện nay:
-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
-Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
-Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản suất, chú ý tới các hoạt dộng dịch vụ.
-Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
-Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và công việc.
-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 2: Đặc điểm các ngành kinh tế: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ.
a) Giao thông vận tải: Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống.
-Đường bộ đảm đương chủ yếu nhu cầu vận tải trong nước, chiếm 67,68% (2002) =>Là loại hình quan trọng nhất (Vì thuận tiện, cước phí vận chuyển rẻ, dừng lại hay vận chuyển đi bất cứ nơi nào).
-Đường hàng không là ngành có tỉ trọng về tốc độ tăng nhanh nhất, nó đạp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đưa nước ta hội nhập và nền kinh tế trong nước và toàn cầu. Nhưng tỉ trọng thấp, chi phí cao, đi theo từng ngày, không thuận tiện như đường bộ.
-Đường sắt, sông: Khối lượng vận tải ngày càng giảm.
-Đường biển: bao gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế.
-Đường ống: Ngày càng phát triển gắn với ngành dầu khí.
b) Bưu chính viễn thông:
-Sự phát triển của ngành có ý nghĩa chiến lược, góp phần hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
-Dịch vụ bưu chính viễn thông nước ta khá đa dạng: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, internet, phát hành báo chí, bưu kiện, bưu phẩm,...
-Bưu chính viễn thông nước ta trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, nhanh và hiện đại hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, phủ kín cả nước, đã hòa mạng internet.
-Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.
-Nhiều dịch vụ mới chất lượng cao ra đời: Chuyển phát nhanh,...
c) Thương mại:
-Nội thương:
+Nội thương là hoạt dộng buôn bán dịch vụ trong nước.
+Công cuộc đổi mới đã làm cho hoạt động nội thương thay đổi về căn bản: cả nước trở thành một thị trường thống nhất, hàng hóa dồi dào, đa dạng, hệ thống chợ hoạt dộng tấp nập...
+Hoạt động nội thương đã có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là có sự đóng góp lớn của thành phần tư nhân.
+Quy mô dân số, sức mua của người dân khác nhau đã làm cho sự phân bố các hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng.
+Hà Nội Và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại dịch vụ lớn nhất nước ta.
-Ngoại thương:
+Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất (Hoạt động buôn bán với nước ngoài)
+Góp phần rất lớn và việc thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống và tạo nguồn thu ngoại tệ để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+Hiện nay chúng ta buôn bán nhiều nhất với các nước châu Á-Thái Bình Dương. Nhất là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN.
d) Dịch vụ:
-Khu vực dịch vụ hiện chiếm 25% lao động và đóng góp 38,5% GDP.
-Ngành dịch vụ nước ta phát triển nhanh, ngày càng có vai trò quan trọng và khả năng hội nhập.
-Hoạt động dịch vụ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các thành phố, thị xã, nơi có dân cư đông, có nhiều cơ sở sản xuất.
-Ngành dịch vụ nước ta có nhiều cơ hội để phát triển, nhất là lĩnh vực: Tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch.
-Hạn chế:
+Trình độ còn thấp.
+Lao động ngành nghề ít, cơ sở hạ tầng thấp.
 

Anais Watterson

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng tám 2019
792
5,429
501
Bắc Ninh
THPT Chuyên Bắc Ninh
Đặc điểm nguồn lao động và hiện hạng sử dụng lao động nước ta hiện nay? Phương hướng để sử dụng hợp lý nguồn lao động nước ta hiện nay.
*Đặc điểm lao động hiện nay:
  • Nguồn lao động rất dồi dào; chiếm 51,2 % tổng số dân.
  • Mỗi năm tăng thêm một triệu dân lao động.
  • Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
  • Chất luợng lao động ngày càng phát triển.
  • Công nghiệp chưa phát triển.
Bạn có thể cập nhật các kiến thức Địa 9 tại đây
JFBQ00214070517A Nếu còn thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ về câu trả lời, hãy trao đổi phía dưới hoặc tìm hỏi thêm chúng mình để được giải đáp kịp thời.
Chúc bạn học tốt ;)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom