Văn 9 [Lặng lẽ Sa Pa] Góp ý về phần trả lời câu hỏi nhỏ & một số vấn đề khác

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người. Thỉnh thoảng mình sẽ đăng bài làm các đề văn của mình lên đây để được nhận xét và góp ý thêm. Nếu mọi người không rảnh thì có thể bỏ qua chủ đề này ạ. Cho mình gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn có ý định giúp đỡ mình nhé.

Đề bài: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, trong hoàn cảnh sống khó khăn và khắc nghiệt của nhân vật anh thanh niên, điều gì đã giúp anh ấy cảm thấy yêu đời và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình?


Nhân vật có ý thức đúng đắn, rõ ràng về vai trò của công việc và những đóng góp của mình có tầm quan trọng như nào. Đây là nguồn động lực to lớn nhất để anh giữ vững tinh thần trách nhiệm. Anh coi công việc là đôi, là tri kỉ; thiếu đi công việc bản thân sẽ còn cảm thấy buồn chán hơn. Anh cũng không hề ngại ngần, thậm chí tự coi nhẹ những yêu cầu khó nhằn của công việc đối với mình1. Thực ra thì anh đã tình nguyện chọn đi công tác mà không phải để ai ép buộc. Kết hợp những điều trên cùng với lối làm việc khoa học của mình, hoàn cảnh sống khắc nghiệt sẽ không là gì đối với người thanh niên này.

Một vài câu hỏi mình muốn được trả lời trước khi mọi người bắt đầu góp ý

1. Có cần nêu ví dụ cụ thể, trích dẫn, v.v không?
2. Thay từ 'anh' bằng những từ gì để tránh lặp từ?
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
1. Những bài văn này việc trích dẫn lời noi nhân vật hay nêu ví dụ là vô cùng cần thiết nha bạn, vì mấy việc đó là những dẫn chứng chứng mình cho câu văn mà mình viết.
2. Bạn tránh sử dụng lại từ 'anh' trong các câu kế tiếp chứ không nhất thiết là phải thay từ
Dó là lời khuyên của mình thôi :p, nếu có thiếu sót hay sai thì mong bạn thông cảm
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chào mọi người. Thỉnh thoảng mình sẽ đăng bài làm các đề văn của mình lên đây để được nhận xét và góp ý thêm. Nếu mọi người không rảnh thì có thể bỏ qua chủ đề này ạ. Cho mình gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn có ý định giúp đỡ mình nhé.

Đề bài: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, trong hoàn cảnh sống khó khăn và khắc nghiệt của nhân vật anh thanh niên, điều gì đã giúp anh ấy cảm thấy yêu đời và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình?


Nhân vật có ý thức đúng đắn, rõ ràng về vai trò của công việc và những đóng góp của mình có tầm quan trọng như nào. Đây là nguồn động lực to lớn nhất để anh giữ vững tinh thần trách nhiệm. Anh coi công việc là đôi, là tri kỉ; thiếu đi công việc bản thân sẽ còn cảm thấy buồn chán hơn. Anh cũng không hề ngại ngần, thậm chí tự coi nhẹ những yêu cầu khó nhằn của công việc đối với mình1. Thực ra thì anh đã tình nguyện chọn đi công tác mà không phải để ai ép buộc. Kết hợp những điều trên cùng với lối làm việc khoa học của mình, hoàn cảnh sống khắc nghiệt sẽ không là gì đối với người thanh niên này.

Một vài câu hỏi mình muốn được trả lời trước khi mọi người bắt đầu góp ý

1. Có cần nêu ví dụ cụ thể, trích dẫn, v.v không?
2. Thay từ 'anh' bằng những từ gì để tránh lặp từ?
mình góp ý chút ha.
1. Vô cùng cần thiết, khi viết gì cũng chớ viết suông, viết bằng lí lẽ khô khan, bạn có thể mang một vài dẫn chứng về lí tưởng cao đẹp của anh thanh niên: chăm sóc hoa, nuôi gà, đọc sách, lấy cây chặn đường "thèm người", sống cởi mở, vui vẻ để chiến thắng sự yếu đuối, cô đơn hay tinh thần trách nhiệm: một giờ sáng thức dậy, không một lần sai giờ ốp,...
2. Bạn có thể chọn lọc thay đổi: "tạo hình nhân vật của Nguyễn Thành Long", "người con trai làm công tác khí tượng", "tâm hồn của thế hệ trẻ tương lai",...

Đọc qua thì mình thấy lời văn hơi giống văn liệt kê. Ví dụ như là thay vì viết "Thực ra thì anh đã tình nguyện chọn đi công tác mà không phải để ai ép buộc" có thể sửa lại đôi chút "Không một chút gượng ép, anh quan niệm rằng bước chân ta đang đi là một con đường đúng đắn, là lẽ phải. Tâm niệm ấy không chỉ là tia lửa sưởi ấm tâm hồn mình mà đó là thứ vũ khí mạnh mẽ để nhân vật vượt qua những khó khăn thường trực".
- Đôi chỗ bạn cũng viết về phía tác giả bằng những câu đơn giản như là "Ngôn ngữ văn chương điêu đuyện cùng lòng nhiệt thành của một người nghệ sĩ, tình yêu cuộc sống đã lan toả trên từng câu chữ khiến hình tượng anh thanh niên càng trở nên rực rỡ..."

Hì, còn lại mình thấy ổn rồi ^^
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
mình góp ý chút ha.
1. Vô cùng cần thiết, khi viết gì cũng chớ viết suông, viết bằng lí lẽ khô khan, bạn có thể mang một vài dẫn chứng về lí tưởng cao đẹp của anh thanh niên: chăm sóc hoa, nuôi gà, đọc sách, lấy cây chặn đường "thèm người", sống cởi mở, vui vẻ để chiến thắng sự yếu đuối, cô đơn hay tinh thần trách nhiệm: một giờ sáng thức dậy, không một lần sai giờ ốp,...
2. Bạn có thể chọn lọc thay đổi: "tạo hình nhân vật của Nguyễn Thành Long", "người con trai làm công tác khí tượng", "tâm hồn của thế hệ trẻ tương lai",...

Đọc qua thì mình thấy lời văn hơi giống văn liệt kê. Ví dụ như là thay vì viết "Thực ra thì anh đã tình nguyện chọn đi công tác mà không phải để ai ép buộc" có thể sửa lại đôi chút "Không một chút gượng ép, anh quan niệm rằng bước chân ta đang đi là một con đường đúng đắn, là lẽ phải. Tâm niệm ấy không chỉ là tia lửa sưởi ấm tâm hồn mình mà đó là thứ vũ khí mạnh mẽ để nhân vật vượt qua những khó khăn thường trực".
- Đôi chỗ bạn cũng viết về phía tác giả bằng những câu đơn giản như là "Ngôn ngữ văn chương điêu đuyện cùng lòng nhiệt thành của một người nghệ sĩ, tình yêu cuộc sống đã lan toả trên từng câu chữ khiến hình tượng anh thanh niên càng trở nên rực rỡ..."

Hì, còn lại mình thấy ổn rồi ^^
Mình trả lời ở đây là một ý nhỏ trong đề bài, giới hạn thời gian ngắn nên có nhất thiết phải viết thêm về tác giả không ạ?
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Mình trả lời ở đây là một ý nhỏ trong đề bài, giới hạn thời gian ngắn nên có nhất thiết phải viết thêm về tác giả không ạ?
Không nhất thiết, thường là một đoạn hay một bài yêu cầu phân tích một điều gì đó thì ta bắt buộc viết, còn là một câu hỏi đọc hiểu, một ý cần diễn đạt thì không cần ha.
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Không nhất thiết, thường là một đoạn hay một bài yêu cầu phân tích một điều gì đó thì ta bắt buộc viết, còn là một câu hỏi đọc hiểu, một ý cần diễn đạt thì không cần ha.
Mình thấy cái bạn chỉnh sửa nó hơi dài chút, mình viết giọng 'liệt kê' cũng vì lý do như vậy. Có cách nào cải thiện khác không nhỉ?
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Mình thấy cái bạn chỉnh sửa nó hơi dài chút, mình viết giọng 'liệt kê' cũng vì lý do như vậy. Có cách nào cải thiện khác không nhỉ?
Ừm, mình thì không nghĩ được cái gì mới mẻ ngay lập tức, cái gì cũng từ từ, chầm chậm :^ nhưng mà được một ông thầy dạy max gắt nên kiểu cũng gấp gáp hơn chút. Mình đơn giản chỉ đọc cái phần ghi nhớ ngắn gọn trong sgk, đọc sách tham khảo nhiều nhiều mà sách cũng đơn giản, súc tích thôi, lâu lâu đọc phê bình văn học để chép lại câu kéo vì mình biết đọc mà như khúc củi khô, chán chết :^. Cậu cứ siêng siêng chép lại câu tham khảo, học thuộc mấy cái lí luận văn học (một chút thôi) để vận dụng mà đổi ý, đổi tứ, viết câu văn có hình ảnh, vận dụng cả biện pháp tu từ,... Bla...bla....
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Ừm, mình thì không nghĩ được cái gì mới mẻ ngay lập tức, cái gì cũng từ từ, chầm chậm :^ nhưng mà được một ông thầy dạy max gắt nên kiểu cũng gấp gáp hơn chút. Mình đơn giản chỉ đọc cái phần ghi nhớ ngắn gọn trong sgk, đọc sách tham khảo nhiều nhiều mà sách cũng đơn giản, súc tích thôi, lâu lâu đọc phê bình văn học để chép lại câu kéo vì mình biết đọc mà như khúc củi khô, chán chết :^. Cậu cứ siêng siêng chép lại câu tham khảo, học thuộc mấy cái lí luận văn học (một chút thôi) để vận dụng mà đổi ý, đổi tứ, viết câu văn có hình ảnh, vận dụng cả biện pháp tu từ,... Bla...bla....
Đào mộ bài này lên chút để hỏi thêm :))
- Bạn đọc sách tham khảo kiểu sách tổng hợp kiến thức cơ bản hay sách 10000 đề văn mẫu ạ?
- Tìm phê bình văn học với lí luận văn học thông qua những từ khóa nào vậy? Mình toàn tìm thấy văn mẫu thôi.
 

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2
Đào mộ bài này lên chút để hỏi thêm :))
- Bạn đọc sách tham khảo kiểu sách tổng hợp kiến thức cơ bản hay sách 10000 đề văn mẫu ạ?
- Tìm phê bình văn học với lí luận văn học thông qua những từ khóa nào vậy? Mình toàn tìm thấy văn mẫu thôi.
Có vẻ câu hỏi của bạn bị trôi rồi nên mình mong giúp được bạn phần nào nhé.
1. Phê bình văn học
- Bạn có thể tìm theo "tên tác giả + tác phẩm và lời bình"
Ví dụ muốn tìm lời bình cho "Lão Hạc" của Nam Cao thì bạn tìm "Nam Cao, tác phẩm và lời bình" rồi tìm tiếp đến mục lời bình tác phẩm "Lão Hạc".
- Tuy nhiên cách trên chỉ có thể áp dụng đối với các tác giả tiêu biểu trong một thời kì, trào lưu nào đó thôi. Như Nguyễn Thành Long thì không, vì ông có ít đóng góp mà, nên nếu bạn dùng Facebook, có thể tìm kiếm bài viết CỦA HỌC SINH được đăng trên các trang (Blog Chuyên Văn, Học Văn - Văn học...)
- Sách bài tập Ngữ văn cũng có thể giúp ích, phần gợi ý làm bài có dẫn nhiều lời bình của những tác giả/nhà phê bình vh đáng tin cậy.
2. Lí luận văn học
Sách về llvh thì cực nhiều và khó nhằn, nếu muốn mua sách chất lượng lại phải đi xa nữa ;-; Trong khi thi điều kiện chỉ cần nhớ một số ll phổ biến để áp dụng linh hoạt thôi. Theo mình có một cách là xem các bài đăng fb trên trang lớn như của "Thưởng thức sách" ấy (xin lỗi bạn mình không dẫn link bài đăng đấy được)
Cũng có thể xem video bài giảng về lí luận văn học để hiểu hơn về nó, tại đâu có ai áp dụng được một thứ mà bản thân còn không hiểu bản chất đâu đúng k? Mình gợi ý các video của một thầy có kênh Youtube là Duy Trần nhé, cách diễn đạt của thầy theo mình là dễ hiểu.
Một số nguồn bạn có thể tham khảo:
FB: trang "Blog Chuyên Văn" (cũng k nặng chuyên lắm đâu), "Học Văn - Văn học"; nhóm "HSHK Ôn thi vào 10: Văn học", "HSHK Ôn thi vào 10: Văn điều kiện", đây là 2 nhóm do anh chị các trường chuyên ở Hà Nội lập ra, các bài viết đều được chia ra theo chủ đề nên cũng dễ theo dõi.
Website: "Blog Chuyên Văn", "Revelogue" - mục "Văn học"
3. Mình xin có góp ý nhỏ về đoạn văn của bạn: Ở câu thứ ba, bạn dùng lại từ "đôi" trong lời thoại của anh thanh niên, nên cần cho nó vào ngoặc kép nhé.
Anh coi công việc là "đôi", là tri kỉ; thiếu đi công việc bản thân sẽ còn cảm thấy buồn chán hơn.
 
Top Bottom