C
cattrang2601
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bạn đã bao giờ bị bố mẹ phủ nhận :"Loại mày thì làm được cái gì''? Bạn đã bao giờ từng bị đổ tội:" Tất cả là tại mày, mọi chuyện đều do mày, biết thế không đẻ mày cho xong"?
Bạn đã bao giờ bị từ chối:" Mày không phải con tao. Họ nhà tao không sản sinh ra loại như mày"?
Bạn đã bao giờ bị áp đặt:" Trẻ con không được cãi, người lớn nói sai cũng là đúng, ****** mà nghe".
Có bao giờ không? Và bạn còn đau không?
Những lời nói sát thương hơn dao chém
Nhiều bạn đang sống trong những ngôi nhà khang trang, nhìn ngoài tưởng rất ấm êm, nhưng đã từng trầm cảm, cắt cổ tay, uống thuốc ngủ và bỏ nhà đi bụi. Nhiều bạn thú nhận mình cực kì đau đớn, là luôn cảm thấy sự tồn tại của mình là thừa thãi...
Hoàng H, một bạn gái học giỏi luôn nằm trong tốp 5 của lớp kể:"Tối qua mẹ tớ vừa chửi tớ. Rằng mày chết đâu thì chết. Tao nói cho mày biết , tao nhục vì có đứa con như mày chứ chẳng hãnh diện gì đâu". H. nói giọng nghẹn lại: " Ước gì mình có phép thần thông, có thể xóa sạch kí ức. Lẽ ra mẹ tớ đừng sinh ra tớ còn hơn".
Sợ hãi hơn là những trận mắng mỏ trước mặt bạn bè. Có lần tụi bạn tới rủ Hoàng Lan đi prom cuối năm ở trường. Bà ngoại bạn ấy mắng xa xả trong nhà :" Chả chịu làm gì, chỉ cần nghe đi chơi với giai là tót đi ngay" . Một lát sau:" Đi thì cứ đi, nhưng đừng mang cái bụng ễnh về nhà nhé" !!! . Ra tới cổng, thấy tụi tớ đứng ngay đó, biết đã nghe thấy, Hoàng Lan òa khóc, bỏ về luôn.
Cách đây vài năm, cùng hẻm nhà tớ cũng có bà mẹ nghiêm khắc. Mỗi tối bác ấy dạy con học là cả khu nghe chửi bới, chì chiết. Một năm nay, bạn ấy như bị thần kinh, toàn phải nhốt trong phòng, thi thoảng đêm đêm lại nghe gào thét rất to và đập phá đồ . Tớ cũng đã gặp một bạn gái bị trầm cảm, mỗi lần bố mẹ chửi là vào phòng đập phá, xé thú bông, sách vở... Bác sĩ tâm lý phải khuyên sống tách bố mẹ một thời gian thì may ra mới ổn được, và cuối cùng bạn ấy phải chọn một trường nội trú xa nhà gần 400 km.
Những so sánh chỉ mang lại tổn thương mất mát
Những sự so sánh đã trở thành ám ảnh:" Mày không học giỏi bằng cái abc, không lanh lẹ như cái xyz". Rồi :'' Phải chi tao đẻ được đứa con như bé..." . Tủi kinh khủng.
Với quá nhiều khát khao kì vọng vào tương lai con, nên bố mẹ không bao giờ thấy thỏa mãn với sự trưởng thành của con mình. Bố mẹ luôn muốn hơn nữa, hơn nữa và hơn thế nữa.
Nhưng giá mà bố mẹ biết rằng: So sánh không bao giờ làm chúng mình giỏi giang hơn , cố gắng hơn. Nó chỉ làm chúng mình tổn thương, sụt giảm tự tin.
Thương Huyền tâm sự: " Rồi đâm ra mình ghét người mà bố mẹ thường đem ra so sánh. Tại vì người đó mà bố mẹ chửi mình, có lúc mình chỉ mong người ta xấu đi, *** đi, để mình khỏi bị nói."
Những cách dạy bằng cách đánh đập và lăng nhục
Hẳn nhiều bạn còn nhớ bức ảnh chụp hai cậu bạn bị bố bắt bò lết trên đường phố từ tiệm game về nhà ở Đắc Nông cách đây không lâu. Tấm ảnh thu hút hàng ngàn bình luận tranh cãi, và sợ hãi thay, khá nhiều comment đồng tình!
Bạn K.Hằng cũng nổi tiếng vì một bà mẹ dữ đòn . Hằng có đầy sẹo . Vết ở gối là do mẹ lấy dao chém, sau đó còn lấy muối và ớt tươi xát vào. Có lần Hằng làm đổ mực ra sàn nhà, lau không được, sợ mẹ đánh nên bỏ nhà đi, viết thư nói con không về nhà nữa. Mẹ Hằng hớt hải đi tìm được, đánh một trận thừa sống thiếu chết rồi cho Hằng hai lựa chọn " một là mày lột hết quần áo, toàn tao bỏ tiền ra mua, trần truồng đi khỏi nhà tao, hai là lên tầng thượng nhảy xuống cho tao. Hằng đã chọn lên tầng thượng, định nhảy xuống...."
Giờ Hằng ám ảnh đến mức, đi qua những nắp cống sắt cũng sợ, sợ nó rời ra là mình rớt xuống. Có lần một bạn chỉ đập nhẹ vào vai Hằng một cái để hù ú òa, không ngờ Hằng nổi giận rất dữ tợn . Hồi báo chí đưa tin vì em Bình giúp việc bị vợ chồng chủ tra tấn, Hằng nổi da gà, không dám đọc :" đã từng bị đánh đập tàn nhẫn, chỉ cần nhìn vết thương của Bình thôi, cũng biết đau ơi là đau. biết ngay là khi có cái vết ấy thì kinh khủng lắm, chỉ muốn mình chết ngay để khỏi bị hành hạ".
Đau xót thay, chuyện bạo hành trẻ em có rất nhiều cấp độ kinh khủng. Nhiều trẻ em bị đẩy đến chỗ hư hỏng, phạm tội. Một số trẻ em, bị tổn thương vô cùng nặng nề đến nỗi đến mức sẵn sàng từ bỏ cả nhân phẩm và đạo đức của mình.
Là con cái, chúng ta luôn cần tình thương nhiều hơn vật chất, " con không chê cha mẹ khó, giá mà cha mẹ bớt công việc một chút, để bớt mệt nhọc rồi bớt giận cá chém thớt, để không có những hành động bạo hành với con"
Bạn đã bao giờ bị từ chối:" Mày không phải con tao. Họ nhà tao không sản sinh ra loại như mày"?
Bạn đã bao giờ bị áp đặt:" Trẻ con không được cãi, người lớn nói sai cũng là đúng, ****** mà nghe".
Có bao giờ không? Và bạn còn đau không?
Những lời nói sát thương hơn dao chém
Nhiều bạn đang sống trong những ngôi nhà khang trang, nhìn ngoài tưởng rất ấm êm, nhưng đã từng trầm cảm, cắt cổ tay, uống thuốc ngủ và bỏ nhà đi bụi. Nhiều bạn thú nhận mình cực kì đau đớn, là luôn cảm thấy sự tồn tại của mình là thừa thãi...
Hoàng H, một bạn gái học giỏi luôn nằm trong tốp 5 của lớp kể:"Tối qua mẹ tớ vừa chửi tớ. Rằng mày chết đâu thì chết. Tao nói cho mày biết , tao nhục vì có đứa con như mày chứ chẳng hãnh diện gì đâu". H. nói giọng nghẹn lại: " Ước gì mình có phép thần thông, có thể xóa sạch kí ức. Lẽ ra mẹ tớ đừng sinh ra tớ còn hơn".
Sợ hãi hơn là những trận mắng mỏ trước mặt bạn bè. Có lần tụi bạn tới rủ Hoàng Lan đi prom cuối năm ở trường. Bà ngoại bạn ấy mắng xa xả trong nhà :" Chả chịu làm gì, chỉ cần nghe đi chơi với giai là tót đi ngay" . Một lát sau:" Đi thì cứ đi, nhưng đừng mang cái bụng ễnh về nhà nhé" !!! . Ra tới cổng, thấy tụi tớ đứng ngay đó, biết đã nghe thấy, Hoàng Lan òa khóc, bỏ về luôn.
Cách đây vài năm, cùng hẻm nhà tớ cũng có bà mẹ nghiêm khắc. Mỗi tối bác ấy dạy con học là cả khu nghe chửi bới, chì chiết. Một năm nay, bạn ấy như bị thần kinh, toàn phải nhốt trong phòng, thi thoảng đêm đêm lại nghe gào thét rất to và đập phá đồ . Tớ cũng đã gặp một bạn gái bị trầm cảm, mỗi lần bố mẹ chửi là vào phòng đập phá, xé thú bông, sách vở... Bác sĩ tâm lý phải khuyên sống tách bố mẹ một thời gian thì may ra mới ổn được, và cuối cùng bạn ấy phải chọn một trường nội trú xa nhà gần 400 km.
Những so sánh chỉ mang lại tổn thương mất mát
Những sự so sánh đã trở thành ám ảnh:" Mày không học giỏi bằng cái abc, không lanh lẹ như cái xyz". Rồi :'' Phải chi tao đẻ được đứa con như bé..." . Tủi kinh khủng.
Với quá nhiều khát khao kì vọng vào tương lai con, nên bố mẹ không bao giờ thấy thỏa mãn với sự trưởng thành của con mình. Bố mẹ luôn muốn hơn nữa, hơn nữa và hơn thế nữa.
Nhưng giá mà bố mẹ biết rằng: So sánh không bao giờ làm chúng mình giỏi giang hơn , cố gắng hơn. Nó chỉ làm chúng mình tổn thương, sụt giảm tự tin.
Thương Huyền tâm sự: " Rồi đâm ra mình ghét người mà bố mẹ thường đem ra so sánh. Tại vì người đó mà bố mẹ chửi mình, có lúc mình chỉ mong người ta xấu đi, *** đi, để mình khỏi bị nói."
Những cách dạy bằng cách đánh đập và lăng nhục
Hẳn nhiều bạn còn nhớ bức ảnh chụp hai cậu bạn bị bố bắt bò lết trên đường phố từ tiệm game về nhà ở Đắc Nông cách đây không lâu. Tấm ảnh thu hút hàng ngàn bình luận tranh cãi, và sợ hãi thay, khá nhiều comment đồng tình!
Bạn K.Hằng cũng nổi tiếng vì một bà mẹ dữ đòn . Hằng có đầy sẹo . Vết ở gối là do mẹ lấy dao chém, sau đó còn lấy muối và ớt tươi xát vào. Có lần Hằng làm đổ mực ra sàn nhà, lau không được, sợ mẹ đánh nên bỏ nhà đi, viết thư nói con không về nhà nữa. Mẹ Hằng hớt hải đi tìm được, đánh một trận thừa sống thiếu chết rồi cho Hằng hai lựa chọn " một là mày lột hết quần áo, toàn tao bỏ tiền ra mua, trần truồng đi khỏi nhà tao, hai là lên tầng thượng nhảy xuống cho tao. Hằng đã chọn lên tầng thượng, định nhảy xuống...."
Giờ Hằng ám ảnh đến mức, đi qua những nắp cống sắt cũng sợ, sợ nó rời ra là mình rớt xuống. Có lần một bạn chỉ đập nhẹ vào vai Hằng một cái để hù ú òa, không ngờ Hằng nổi giận rất dữ tợn . Hồi báo chí đưa tin vì em Bình giúp việc bị vợ chồng chủ tra tấn, Hằng nổi da gà, không dám đọc :" đã từng bị đánh đập tàn nhẫn, chỉ cần nhìn vết thương của Bình thôi, cũng biết đau ơi là đau. biết ngay là khi có cái vết ấy thì kinh khủng lắm, chỉ muốn mình chết ngay để khỏi bị hành hạ".
Đau xót thay, chuyện bạo hành trẻ em có rất nhiều cấp độ kinh khủng. Nhiều trẻ em bị đẩy đến chỗ hư hỏng, phạm tội. Một số trẻ em, bị tổn thương vô cùng nặng nề đến nỗi đến mức sẵn sàng từ bỏ cả nhân phẩm và đạo đức của mình.
Là con cái, chúng ta luôn cần tình thương nhiều hơn vật chất, " con không chê cha mẹ khó, giá mà cha mẹ bớt công việc một chút, để bớt mệt nhọc rồi bớt giận cá chém thớt, để không có những hành động bạo hành với con"
Last edited by a moderator: