[làm văn] thuyết trình về lồng đèn

K

kienduc_2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHUẨN BỊ TỚI TRUNG THU RỒI, TRƯỜNG MÌNH TỔ CHỨC THI LỒNG ĐÈN!
mọi người giúp mình bài thuyết trình về lồng đèn angry bird này được ko! :Mloa_loa:
@#1: bài vừa thôi , đừng dài quá, làm sao để mình đọc trong khoảng 3 phút là được. nhưng mà phải hay nha!


images


:khi (162)::khi (70)::khi (48)::Mloa_loa:
THANKS YOU VERY MUCH!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
H

huuthuyenrop2

Đêm nay rằm tháng tám
Mẹ thắp đền kéo quân
Khi đèn vừ cháy sáng
Bao bóng người chạy quanh
Đây là chiếc đèn kéo quân của Liên đội trường THCS Hoà Phong. Đèn kéo quân còn gọi là đèn cù, chia làm hai phần. Phần ngoài gồm 6 mặt tượng trưng cho các đức tính của con người:Ghét, thương, hờn, giận, vui, buồn. Các mặt được dán căng bằng những tấm vải màu mĩ miều có thêu ren, hoa văn cách điệu. Những chiếc nan tre được chuốt kỹ và được những “ người thợ” tí hon của trường lắp ghép cẩn thận. Ở giữa là một dóng trụ đèn được quấn bằng các loại giấy màu, giấy kim vàng óng ánh trổ những họa tiết để dán vào phần đầu và chân các trụ đèn khiến cho đèn thêm lộng lẫy. Phần trong đèn có một trục tre tròn, nhỉnh hơn chiếc đầu đũa, phía trên gắn một chiếc chong chóng bằng giấy có nhiều mũi để hứng gió. Các hình tướng sĩ, binh mã, xe pháo… được gắn vào những vòng tre đặt dưới cánh chong chóng. Một cây nến màu đỏ được thắp lên, gắn trên đĩa sứ bên trong, Theo nguyên tắc đối lưu, không khí bị đốt nóng sẽ nhẹ bốc hơi lên tạo thành luồng gió luân chuyển làm quay chong chóng khiến các “quân đèn” bị quay theo. Bóng của chúng hiện lên trên các mặt giấy bên ngoài. Điều kỳ thú khi xem đèn kéo quân là ở chỗ mặc dù tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã… đều là hình tĩnh nhưng khi chạy vòng quanh lại gây cho ta ảo giác như chúng biết cử động, ta như đang được xem một trận chiến dồn dập rất hứng thú. Cả chiếc đèn như một quầng lửa đầy màu sắc lung linh huyền ảo như vẫy tay đón chào ngày hội trăng rằm đầy kỉ niệm của tuổi thơ.
Không những là một trò chơi tuổi trẻ, đèn kéo quân cũng chính là một dụng cụ trực quan của những nhà sử học nhỏ tuổi. Trên trục quay tròn có tô điểm các hình ảnh liên quan đến lịch sử nước nhà: Đám cưới chuột, hứng dừa, kéo pháo trong chiến dịch Điên Biên Phủ, trận địa pháo của anh hùng Nguyễn Viết Xuân trong những ngày chống Mỹ cứu nước.…. Thật thú vị phải không các bạn?
Ngoài ra đèn kéo quân là một biểu tượng của nét đep văn hoá dân tộc, một nét đẹp đã được ông cha ta sáng tạo và tồn tại hàng đời nay. Chúng mình cần phải cùng nhau giữ gìn bản sắc dân tộc này các bạn nhé. Cuối cùng, thay mặt Liên đội trường THCS Hoà Phong em xin gửi tới BGK, các quí vị đại biểu và các bạn lời chúc sức khoẻ, thành đạt. Chúc hội thi thành công tôt đẹp.

Chiếc đèn cá chép
Đây là chiếc đèn lồng đón tết Trung Thu mang hình dáng con cá chép vàng của trường THCS Hoà Phong chúng em
Người ta kể rằng vào đời Tống ở bên Trung Quốc có con cá chép biến thành tinh, đến Tết Trung Thu lại biến thành người, hãm hại dân chúng. Thấy vậy, Bao Thanh Thiên liền tâu với vua chỉ dụ cho dân chúng làm đèn cá chép treo trên cửa nhà để yêu tinh thấy cùng giống mình, sợ sẽ bỏ đi.
Còn có sự tích lại kể: Đèn cá chép bắt nguồn từ cá chép vượt Vũ môn quan trên sông Dương Tử ở Trung Hoa để hóa thành Rồng. Trên sông có một ghềnh nước lớn tên là Vũ Môn (hoặc Long Môn). Hàng năm họ hàng nhà cá chép về đấy thi nhau nhảy qua ghềnh. Con nào vượt qua được sẽ hóa thành Rồng.
Với người dân Việt Nam dù gia đình khá giả hay nhà nông cơ hàn thì trên mâm cỗ cúng ngày Tết Trung Thu không thể thiếu nồi cá chép kho, rán, thậm chí làm gỏi để thắp hương. Và một lí giải cho việc người dân chọn cá chép làm nguyên liệu cho các món ăn chứa đựng nhiều ý nghĩa như vậy mà tất cả các món cá khác đều không có được bởi vì theo tiếng Hán, tên chữ của cá chép là "Lý Ngư", sau đó bị đọc lệch ra là "Lý Dư". "Lý" là đương nhiên, lẽ phải; "Dư" là đầy đủ, dư thừa. Chính vì lẽ đó mà thông qua món ăn được chế biến từ cá chép, người nông dân xưa vốn quanh năm ruộng vườn đã gửi gắm niềm tin vào tương lai sẽ no đủ hơn, may mắn hơn.
Nguyên liêu làm ra lồng đèn cá chép vàng này thật là đơn giản. Một ít thép tận dụng, mấy tờ giấy màu đơn sơ thêm vào đó là ít riềm Đăng- Ten, chú cá chép hiện lên như thật và đang muôn tung tăng bơi lội trên khoảng nước vô tận, mênh mông tràn ngập ánh trăng vàng.
Trong không khí của ngày Tết Trung Thu , chúng ta không còn xa lạ hay bất ngờ khi bắt gặp trên khắp thôn quê, đặc biệt là Thị trấn
Taihttp://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-134244.html
Không cần dẫn cả link ra đâu anh
 
Last edited by a moderator:
K

kienduc_2000

[làm văn] cứ xóa bài của người ta-nội dung khác mà. Thuyết trình về lồng đèn cá vàng

AI GIÚP MÌNH THUYẾT TRÌNH VỀ LỒNG ĐÈN CÁ VÀNG NÀY KO?
VỪA NGẮN VỪA HAY NHA!
longdencachep.jpg
 
Top Bottom