Văn Làm văn lớp 8

Lưu Bảo Long

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng năm 2017
4
2
6
23
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mn ai rảnh cho em dàn ý bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, trao duyên vs chí khí anh hùng vs
em cảm ơn nhiều lắm lắm ạ :(

Chú ý: Bạn không đăng nội dung câu hỏi gây loãng, quá dài ở tiêu đề nhé! Tiêu đề câu hỏi gồm: Tiền tố+ Nội dung chính của câu hỏi. Ví dụ: [ Văn ] Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương
 
Last edited by a moderator:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Dàn ý tình cảnh lẻ loi người chinh phụ:
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điềm
- Giới thiệu tác phẩm Chinh phụ ngâm.
- Giới thiệu trích đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" và khái quát tâm trạng của người chinh phụ trong trích đoạn trên.
II. THÂN BÀI
a. Tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, khát khao hạnh phúc lứa đôi:
- Một mình ở nhà, lẻ loi ngoài hiên, đi đi lại lại;
- Quanh quẩn, quẩn quanh;
- Buông rèm., cuốn rèm bao nhiêu lần,…
=> Những động tác, hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa, người chinh phụ cho ta thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nàng. Nỗi lòng nàng không biết san sẻ cho ai!
- Điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng - đèn có biết” đã và sẽ là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong đoạn trích và trong toàn khúc ngâm. (Có thể nói thêm hình ảnh của đoạn dưới non Yên, bằng trời- trời thăm thẳm..) diễn tả tâm trạng buồn lê thê trong thời gian và không gian dường như không bao giờ dứt.
+“Đèn biết chăng - đèn có biết” còn là sự kết hợp việc sử dụng câu hỏi tu từ như lời than thở, nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Từ lời kể chuyển thành lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt, rất thương, rất ngậm ngùi.
- Hình ảnh “ngọn đèn, hoa đèn” cùng với hình ảnh cái bóng trên tường của chính mình gợi cho người đọc nhớ đên hình ảnh ngọn đèn không tắt trong bài ca dao: “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt?...”
=> Không gian quanh người chinh phụ mênh mông, khiến sự cô đơn càng đáng sợ.
b. Bút pháp tả cảnh ngụ tình:
- Dùng cảnh vật thiên nhiên, để miêu tả tâm trạng con người, dùng khách quan để tả chủ quan:
+ Tiếng gà “eo óc” báo hiệu canh năm, chứng tỏ người vợ trẻ xa chồng, đã thao thức suốt cả đêm.
+ Bóng cây hoè ngoài sân, trong vườn ngắn rồi dài, dài rồi lại ngắn: bước đi chậm chạp của thời gian, một khắc, một giờ dài như một năm.
+ Cụ thể hoá mối sầu như niên: đằng đẵng, dằng dặc
+ Hành động: gảy, soi, đốt,... gắn liền với các đồ vật như đàn, hương, gương - những thú vui tao nhã, những thói quen trang điểm của người chinh phụ giờ đây thành miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường.
(+) Đốt hương để tìm sự thanh thản mà hồn lại mê man, bấn loạn;
(+) Soi gương mà không cầm được nước mắt;
(+) Dây đàn, phín đàn chỉ nhắc cảnh chia li và nỗi chia lìa ám ảnh dây đứt, phím chùng…
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng mang tính ước lệ của thi pháp trữ tình trung đại bóng bảy, sang trọng và cổ kính nhưng người đọc tâm trạng thật của người phụ nữ bồn, cô đơn, lẻ loi, nhớ thương, dằn vặt khi chồng đi chinh chiến phương xa.
c. Nỗi nhớ chồng đi chinh chiến xa trường:
- Gió đông: gió xuân tươi mát làm dịu đi cảnh vật và lòng người - người chinh phu vẫn xa xôi.
- Non Yên: địa danh người chồng chinh chiến.
=> Không gian xa cách muôn trùng giữa người chinh phu và người chinh phụ
- Tâm trạng người chinh phụ được miêu tả trực tiếp:
+ Nỗi nhớ triền miên trong thời gian ''đằng đẵng'' được cụ thể hoá bằng độ dài không gian ''đường lên...''
+ Đất trời dường như bao la đến vô hạn: ''xa thẳm" không có đích, ''đau đáu'' trăn trở không sao gỡ ra được.
=> Tâm trạng của ngừơi chinh phụ được miêu tả ngày càng sầu thảm, làm cho khung cảnh thêm hoang vắng, quạnh hiu. Hình ảnh người chinh phụ chìm sâu trong cô đơn, vò võ, lẻ loi chiếc bóng thao thức suốt 5 canh: nhớ nhung, sầu muộn, lo lắng, day dứt. Khao khát âm thanh mãnh liệt được hưởng hạnh phúc ái ân đôi lứa, đoàn tụ gia đình của người chinh phụ.
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định lại tình cảnh và nỗi khát khao hạnh phúc của người chinh phụ.
- Với nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc cộng với một tấm lòng nhân đạo cao cả, Đặng Trần Côn đã xây dựng lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến tiêu biểu cho bi kịch về hạnh phúc lứa đôi
 
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Dàn ý bài Trao Duyên:
Mở bài :giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Du (năm sinh , cuộc đời , sự nghiệp sáng tác có những tác phẩm nào ) sau đó dãn vào truyện kiều có đoạn tích trao duyên
+vị trí đoan trích , nôi dung khái quát
Thân bài :
+Những từ ngữ đặc sắc được dùng đoạn trích (cậy, chịu,lạy ...)
+Thái độ bất ngờ của kiều
+Sự khôn khéo của kiều trong viêc giãy bày lí do để thuyết phục thúy vân nhận lời (tình cảm sâu đâm của kiề đối với kim trọng , tình máu mủ chị em )( có thơ dẫn chứng )
+Nghệ thuật tác giả dùng trong các câu thơ đó
+tâm trạng của kiều trong câu thơ đó
+Tâm trạng của kiều khi trao duyên trao vật cho thúy vân
+kiều rơi vào tuyệt vọng sau khi trao duyên như thế nào ?
+Diễn biến tâm trang của kiều qua từng cách đối thoại (nói với thúy vân , nói với bản thân , cuối cùng là nói với kim trọng )
+ Sự buộc tội chính bản thân mình của kiều đã khẳng ddịnh nhân cách cao đẹp của nàng
+biện pháp nghệ thật mà nguyễn du sử dung
+tấm lòng thương xót cho số phận bạc mệnh của kiều , nguyễn du hiểu thầu nỗi đau khi phải tự mình vứt bỏ tình yêu duy nhất ,đẹp đẽ của mình
+Chỉ trích xã hội phong kiến như thế nào ?
Kết bài: tỏ thái độ chỉ trích xã hội phong kiến mục nát
+Đòng tình về tấm lonng thương người của nguyễn du
+ Ca ngợi những nhân phẩm tốt đẹp của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Dàn ý bài Chí Khí Anh Hùng:

I.Mở bài

Cuộc sống con người luôn bị đưa đẩy bởi những oan trái của xã hội phong kiến thối nát. Họ bị chà đạp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng cũng chính vì vậy mà những số phận đó đã gặp được nhau. Thuý Kiều và Từ Hải cũng vậy ,họ thuộc những tầng lớp thấp trong xã hội - một kĩ nữ ,một tướng cướp -nhưng Từ Hải và Thuý Kều đã đến với nhau, đã gắn kết với nhau bởi tình cảm của tri kỉ, tri âm.

Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận thấy ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải oan cho nàng. Nhưng dù có yêu thương Từ Hải, Kiều cũng không thể giữchân bậc anh hùng. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.

II. Thân bài

1.Bố cục được phân thành 3 đoạn:

-Đoạn 1 (4 câu đầu): hoàn cảnh TH
-Đoạn 2 (10 câu tiếp): lời từ biệt của Thuý Kiều và TH
-Đoạn 3 (còn lại) : hình ảnh TH ra đi

2. Phân tích

* Đoạn 1:
(Những từ ngữ tiêu biểu: trượng phu, động lòng 4 phương, động từ "thoắt")
Tác giả sử dụng từ "trượng phu" để chỉ đây là người đàn ông có chi khí lớn. Mặt khác có thể thấy cụm từ "động lòng 4 phương" cho thấy TH là người anh hùng, là người của đất trời, 4 phương
"trượng phu thoắt đã động lòng 4 phương" : TH là bậc trượng phu anh hùng, chính vì thế dù đang hạnh phúc bên TK nhưng TH vẫn "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình và đã sẵn sàng "lên đường thẳng rong"

(Đoạn văn tham khảo về phân tích 4 đoạn đầu

TH xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu độitrời, chân đạp đất. Khi cứu K ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng K như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng K, TH thực sự là người đa tình. Song dẫu đa tình, TH không quên mình là 1 tráng sĩ, 1 người có chí khí mạnh mẽ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vùng vẫy giữa đất trời cao rộng. TH quả là 1 bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, trong khi đang sống với K những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng TH không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc,chợt "động lòng 4 phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mông, với "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Đây là đoạn văn trích từ sách, chỉ tham khảo )

* Đoạn 2,3

(Tham khảo đoạn 2)
Chữ"tòng" trong đoạn trích ko chỉ có nghĩa "xuất giá tòng phu" mà nó còn hàm ý K muốn chia sẽ những khó khăn thử thách cùng TH, đồng lòng tiếp sức cho TH.

"Từ rằng.... nữ nhi thường tình"

TH nói rằng sao K chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình ko có ý than phiền K là gánh nặng mà chỉ là mong K cứng rắn hơn. Chàng vừa mong K hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẽ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng K sẽ vượt qua bịn rịn của 1 nữ nhi thường tình để làm vợ 1 người anh hùng

"bao giờ 10 vạn tinh bình... sẽ rước nàng nghi gia"

quả là lời bi liệt của 1 người anh hùng có chí lớn, ko bịn rịn 1 cách yêú đuối như khi "K chia tay Thúc Sinh". Sự nghiệp anh hùng đối với TH là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có thể làm như vật mới đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của TK

(TK đoạn 3)

2chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc li biệt

"gió mây = đã đến kì dặm khơi": là 1 hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví TH như chim cỡi gió bay ngoài biển khơi . Ko chỉ thế , trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi thoả chí tung hoành

III. Kết bài

Cảm nghĩ về đoạn trích
 
Top Bottom