Nhờ chị
@Trần Tuyết Khả cho em xin tham khảo một số bài hay về đề bài này ạ
Kể lại 1 trận chiến lịch sử mà em được học, được nghe
Chị sẽ giúp em dàn ý kể về cuộc đại phá quân Thanh năm 1789 của Quang Trung Nguyễn Huệ. Chúng ta đã học cuộc chiến này trong chương trình ngữ văn 9 rồi mà
MB: Giới thiệu văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí", Quang Trung - Nguyễn Huệ và tình cảnh lúc bấy giờ
TB:
- Bắc Bình Vương nhận được tin về việc quân Thanh xâm lược nước ta, khi ấy Lê Chiêu Thống nhận sắc phong của vua nhà Thanh là Nam Quốc Vương, quân Tây Sơn rút lui về Tam Điệp
- Khi nghe tin dữ, Bắc Bình Vương giận lắm liền định "thân chinh cầm quân đi ngay". Nhưng không, ông không để cảm xúc lấn át lí trí. Trước tiên Quang Trung họp các tướng sĩ, quyết định tế cáo trời đất lên ngôi Vương chính thống danh vị rồi mới đánh giặc
- Ngày 25 tháng chạp, Quang Trung hạ lệnh xuất quân. Cả đoàn quân được chỉ huy bởi chính Quang Trung mà không phải ai khác.
- Đến ngày 29, quân ta đến được Nghệ An. Vua Quang Trung liền cho gọi La sơn phu tử Nguyễn Thiếp để hỏi về mưu kế đánh giặc. Ông nhận được câu trả lời: chuyến này đi không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
- Bởi vậy mà Quang Trung liền mở cuộc duyệt binh lớn, tuyển thêm lính để sẵn sàng nghênh chiến với giặc. Ông chọn lọc bằng cách cứ ba suất đinh thì lấy một người, ai cũng có thân hình vạm vỡ bắp tay cuồn cuộn. Như vậy, chẳng mấy chốc đã được hơn một vạn người, quân tinh nhuệ hàng ngũ thẳng tắp, cờ trống rợp trời, giáo mác sắc nhọn sẵn sàng chiến đấu
- Sau khi tuyển mộ xong binh lính, vua Quang Trung cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn chia làm tiền, hữu, tả, hữu là số quan ở Thuận Hóa, Quảng Nam. Còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì cho làm trung quân
- Để khích lệ tinh thần quân sĩ, Quang Trung tiếp tục tự mình cưỡi ngựa đến doanh trại, động viên và đưa ra kỉ luật thông qua lời phủ dụ đầy thuyết phục
- Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, Quang Trung mở tiệc khao quân hẹn đến ngày mùng 7 tháng giêng ăn mừng tại kinh thành Thăng Long
- Khi gặp được hai tướng Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm. Họ liền xin chịu tội vì không giữ thành nhưng Quang Trung không hề phạt, ông phân tích mặt lợi mặt hại của vấn đề và còn khích lệ họ chiến đấu, ông còn mượn sức của Ngô Thì Nhậm để lo cho tương lai đất nước
- Quân Tây Sơn tiếp tục hành quân. Đó là cuộc hành quân có một không hai trong lịch sử: dùng cáng làm võng, cứ 2 người khiêng 1 người ngủ, luân phiên đi suốt ngày đêm
- Việc tiến quân của ta là hoàn toàn bí mật đến đồi Hà Hồi, Ngọc Hồi.
- Vua lại truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ghép liền ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác dùng binh khí theo sau, dàn thành hàng ngang. Mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng phun khói lửa ra, khói tỏa mù mịt, cách gang tấc không nhìn thấy gì hòng làm quân ta hoảng loạn. Nhưng trời bỗng trở gió, quân Thanh lại "gậy ông đập lưng ông". Quân ta nhân cơ hội ấy thừa thắng xông lên, chiến thắng một cách dễ dàng. Quân giặc chạy tán loạn, thua thảm hại. Tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, tên Tôn Sĩ Nghị không kịp trang bị gì liền chạy về nước và hội ngộ cùng đám vua tôi Lê Chiêu Thống....
KB: Khẳng định lại chiến công to lớn của người anh hùng Nguyễn Huệ, sự biết ơn của nhân dân ta với ông
Cuộc đại phá quân Thanh năm 1789 là một trong những chiến công lẫy lừng nhất của dân tộc ta. Mỗi khi nhắc đến trận chiến này chúng ta đều dâng trào cảm xúc tự hào. Đồng thời cũng càng thêm yêu mến, cảm phục đối với vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ