[ Làm văn 8] Phân tích thơ

L

l0v3_sweet_381

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…​
Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhỏ nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

Bài thơ quê hương của Tế Hanh là một khúc ca quê hương da diết qua hình ảnh của cánh buồm, của con thuyền miền biển. Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm hiện lên thật lạ thật đẹp qua câu thơ:
Cánh buồm .......bao la thâu góp gió.
Mảnh hồn làng-hình ảnh ẩn dụ bởi hồn làng là một hình ảnh vô hình ta không nhìn thấy được song nó lại hữu hình trong cánh buồm nâu. Cánh buồm trong cái gió mằn mặn của biển giương to căng phồng làm con thuyền lướt đi nhè nhẹ trên mặt nước như hy vọng của người dân nghèo nơi đây. Mảnh hồn làng cũng chính là khát khao, là hy vọng và cũng là niềm mong ước của con người. Sự tinh tế trong câu văn của nahf thơ được thể hiện sâu sắc trong hình ảnh '' rướn thân trắng ''. Đó là sự vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn của con người và sự nỗ lực đạt tới ước mơ kháy vọng về cuộc sống mới. Dâu chấm lửng cũng góp phần mở ra một chân trời mới của tác giả.
 
L

lynhatmaivip

Phân tích cái hay cái đẹp trong hai câu thơ sau đây:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
-Nghệ thuật tả (giương to)+nhân hóa bằng hành động(rướn),miêu tả buồm rộng,kì vĩ,đẹp đẽ từ đó so sánh chính là linh hồn bao la,vĩ đại của làng( cũng như tâm hồn những người dân ở đó).
-Cánh buồm có vẻ đẹp bay bồng mang ý nghĩa lớn lao
-So sánh cánh buồm với mảnh hồn làng tức là so sánh vật cụ thể hữu hình,quen thuộc với cái trừu tượng vô cùng có ý nghĩa thiêng liêng.Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên sinh động mà còn có vẻ đẹp và một ý nghĩa trang trọng,lớn lao bất ngờ.Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài.
~>Tượng trưng cho mảnh hồn làng ra khơi với dáng vẻ khỏe khoắn,mang khát vọng chinh phục biển cả
 
Top Bottom