Văn 9 Làm thế nào để viết NLXH tốt hơn?

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm thế nào để viết NLXH tốt hơn?

Thứ nhất, phải xác định được đúng bản chất đề và có một hệ thống ý cụ thể. Nhớ lập dàn ý trước khi viết bài nhé. Khi xác định được trọng tâm đề rồi thì mọi ý tưởng của bạn triển khai mới hiệu quả, không thì nó chỉ là “vẽ hoa vẽ lá” cho dài giấy mà thôi. Không chỉ riêng với bài văn nghị luận xã hội mà trong tất cả các dạng bài tập làm văn nói chung các bạn cần lưu ý về vai trò quan trọng của bước lập dàn ý khi làm văn. Việc lập dàn ý sẽ giúp bài văn được đảm bảo về bố cục, đi đúng chủ đề và trình bày được đầy đủ các luận điểm cần nêu. Muốn làm tốt phần này thì nhớ đặt ra câu hỏi: đây là kiểu câu gì ? ( giả định, khẳng định, phủ định… ) tác giả đề cập đến cái gì? tại sao tác giả lại nói như vậy, so sánh như vậy ? Có thể sẽ giúp mọi người tìm ý tốt

Thứ hai, NLXH cần bản sắc cá nhân, cần tiếng nói thành thực của bạn. Nên đừng ai hỏi là có được xưng tôi hay không nhé. Quan điểm của mình là “cái tôi” phải được hiện diện trực tiếp và rõ ràng. Thử so sánh trong một nội dung viết nhé ( một bên là xưng ta chung, một bên là cái tôi cụ thể ). Mình ví dụ một đề về khát vọng sống nhé.
Mỗi chúng ta cần trân trọng thời gian và từng khoảnh khắc mình có mặt trong cuộc đời vì mỗi giây phút đều thực sự quý giá. Chúng ta cứ đón nhận cuộc sống với năng lượng tích cực vì “những ngày tươi đẹp sẽ lại tới” nếu ta còn sống.
Tuổi 18, tôi chọn yêu cuộc đời từ điều bé nhỏ, tôi chọn trân trọng từng khoảnh khắc mình có mặt trong cuộc đời bởi như cách nói trong tác phẩm “Mùa thu của cây dương” Kazumi Yumoto :“ Chắc chắn, những ngày tươi đẹp sẽ lại tới. Bởi vì : tôi còn sống”.
Nếu ở tư thế là những người đọc NLXH, bạn muốn nhìn thấy một cá nhân “dõng dạc đường hoàng”, hay lúc nào cũng nép vào cái ta chung để lên tiếng. Đồng ý rằng linh hoạt khi xưng tôi và ta, nhưng rõ ràng đề bài thường hỏi: “Anh chị nghĩ gì” hoặc “bằng trải nghiệm”... chứ đâu hỏi chúng ta nghĩ gì ?

Thứ ba, dẫn chứng phải phù hợp và mới mẻ. Khi phân tích dẫn chứng phải ghi nhớ rằng “đề bài là thứ có tồn tại”. Mọi phân tích đánh giá liệt kê dẫn chứng…tất cả đều phải hướng đến đề bài chung. Khi dùng dẫn chứng thì mọi người có thể dùng người thật việc thật, dẫn chứng về các hiện tượng tâm lí xã hội, về những cách “gọi tên” mới lạ độc đáo. Mình ví dụ thử nhé:
Thuật ngữ “Ikigai” của người Nhật là khái niệm với ý nghĩa “tìm kiếm mục đích sống của đời bạn” hoặc “tìm ra lý do để bạn thức dậy mỗi sáng”. Trong mỗi chúng ta đều có một Ikigai được ẩn giấu. Chỉ khi khám phá ra thì chúng ta mới thực sự hạnh phúc. Ikigai là chiếc chìa khóa giúp mỗi chúng ta làm việc không mệt mỏi và tìm ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Ở đây thì mọi người có thể tiếp tục trình bày với những đề liên quan đến việc sống có lí tưởng, giá trị thời gian, tuổi trẻ, đam mê…
Không nhất thiết phải đưa thật nhiều dẫn chứng vào bài thi nhé. Cùng một dẫn chứng có thể khai thác cho nhiều luận điểm khác nhau. Tức ở phần luận điểm trước ta đã nêu ra dẫn chứng đó, ở luận điểm sau vẫn có thể dùng lại được. Nhưng điều quan trọng là ở chỗ phải hiểu được mục đích đưa dẫn chứng đó để làm gì, muốn chứng minh làm sáng tỏ cho lí lẽ nào đã giảng giải ở phía trước, để phát huy tối đa hiệu quả của dẫn chứng.

Thứ tư, mỗi người viết đều có thể sáng tạo thêm cho bài viết của mình ở những câu chuyện cổ chí kim, những trải nghiệm cá nhân độc đáo… nhưng nhớ rằng tất cả phải đúng và trúng với yêu cầu của đề bài. Ví dụ đề bài cho về thứ tiếng dân tộc, mọi người có thể nhớ đến những câu chuyện, nhân vật từ xưa để làm cho bài viết tăng thêm chiều sâu. Thường thì với những đề kiểu vậy mình thấy mọi người khá lung túng trong khâu chọn cái gì để viết.
Ví dụ: Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Ông tự nhận “ Tôi đây chính là một người nhiệt thành thương tiếng nước nhà, lâu nay đã tự nguyện cúc cung tận tụy một đời để gây dựng cho tiếng ấy thành văn chương, cho nước ta có một nền quốc văn đứng riêng được một cõi, cho người mình khỏi phải cái cực chung thân cùng kiếp đi học mướn viết thuê.”

Và muốn viết NLXH tốt hơn thì nhất định phải dành thời gian và tâm sức để viết và đọc sách báo nhé. Đương nhiên là không thể có sự thay đổi một cách nhanh chóng ngay được đâu nhưng mình tin rằng có sự chăm chỉ thì nhất định sẽ tốt thôi.
----
Nguồn: vanonvoluyenthanhloan
 
Top Bottom