Sử làm thế nào để nhớ chính xác các dữ kiện lịch sử

M

maly95

H

hoan1793

5 lời khuyên cho những thí sinh không muốn... trượt đại học
Khâm phục cô học trò xứ Nghệ với niềm đam mê môn Sử
Học sinh giỏi quốc gia bật mí bí quyết đạt điểm cao môn Sử
Học sinh giỏi quốc gia bật mí bí quyết đạt điểm cao môn Sử
'Đừng học Lịch sử một mình'
1. Lập bảng niên biểu gắn với các sự kiện

Để dễ dàng cho việc hệ thống hóa kiến thức nội dung bài học, chúng ta có thể lập bảng niên biểu ngắn gọn, trong đó chia thành các cột thời gian, cột sự kiện và cột nội dung hoặc diễn biến vắn tắt trong một bài học lịch sử. Việc lập bảng này sẽ giúp các thí sinh hệ thống hóa được khối lượng kiến thức bài học nhanh và ngắn gọn nhất, đồng thời sẽ nhìn nhận trực quan và dễ nhớ các mốc thời gian cùng với các sự kiện, nội dung xảy ra tương ứng với mốc thời gian đó. Từ đó, thí sinh nắm được nội dung bài học và thuộc bài lâu hơn.


2. Vẽ sơ đồ tia

Đây là thao tác cụ thể hóa nội dung kiến thức trong một bài học Lịch sử. Muốn vẽ sơ đồ tia trước hết, thí sinh phải nắm được nội dung kiến thức của bài học, sau đó ta cụ thể hóa nó bằng cách phân ra các ý theo hình tia. Chẳng hạn, với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, thí sinh có thể phân ra các nhánh tia chính là: nguyên nhân, hoàn cảnh của ta và của địch, diễn biến, kết quả và ý nghĩa thắng lợi. Trên cơ sở các nhánh tia chính đó, chúng ta có thể phân ra các nhánh tia phụ để cụ thể hóa các ý của bài học. Từ đó, ta sẽ ghi nhớ kiến thức dựa vào kỹ năng phân chia bằng sơ đồ tia. Việc học thuộc các sự kiện và nội dung bài học môn Lịch sử bằng sơ đồ tia mang lại hiệu quả hơn hẳn so với cách học truyền thống trước đây rất nhiều.

3. Dùng các thao tác ghi nhớ linh hoạt



5 lời khuyên cho những thí sinh không muốn... trượt đại học



Khâm phục cô học trò xứ Nghệ với niềm đam mê môn Sử

Việc ghi nhớ các mốc thời gian và các sự kiện ở môn Lịch sử lâu nay được coi là một trong những vấn đề khó khăn của nhiều thí sinh khi tham gia thi tốt nghiệp cũng như thi đại học. Hơn nữa, việc ghi nhớ các yếu tố này phải có trật tự, logic và phải chính xác nữa. Vì vậy, trong quá trình ôn và học thi, mỗi thí sinh cần tùy vào khả năng và hoàn cảnh để ghi nhớ sao cho hiệu quả. Chẳng hạn, để nhớ được lâu các sự kiện và các mốc thời gian trong một bài học, có thể ghi ra một tờ giấy hoặc sổ tay để khi cần thiết có thể tranh thủ học.

Khi học ôn, thí sinh cần sử dụng kỹ năng tái hiện và xác lập mối quan hệ giữa bài đang học với kiến thức của các bài đã học để không rơi vào việc quên kiến thức cũ, chẳng hạn khi học lịch sử giai đoạn từ 1961- 1975, ta nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập để khắc sâu kiến thức. Trong học ôn môn Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó, mỗi thí sinh nên tập cho mình cách ghi nhớ mang tính “tương đối”. Tức là trong sự kiện hoặc một chiến dịch nào đó, ta không nhất thiết phải nhớ cự thể ngày, giờ mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ: đầu năm 1945, cuối năm 1945, thu-đông năm 1947... Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930), ngày Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lâp (02-9-1945) hoặc ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30- 4-1975)…
4. Hệ thống hóa lại kiến thức

Sau khi học bài xong, thí sinh cần kiểm tra và hệ thống hóa lại kiến thức bài học một lần nữa, nếu cảm thấy chưa đạt thì phải có biện pháp khắp phục ngay. Đây là khâu quan trong đối với các môn khoa học xã hội, bởi nếu ta học xong mà không hệ thống hóa kến thức sẽ dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.... Thao tác này cũng giúp cho thí sinh có cách nhìn tổng thể, khách quan về các chặng đường, giai đoạn lịch sử và rút ra những kỹ năng nắm bắt, so sánh, lý giải. Từ đó, sẽ giải quyết được những yêu cầu của nội dung bài học và làm bài thi hiệu quả hơn. em hỏi đúng người rùi đó . :D
 
H

hoan1793

Click "Send Request - Gửi Yêu Cầu" để xem kết quả

Kinh nghiệm ôn thi đại học môn Lịch sử

Để học và ôn tập hiệu quả môn Lịch sử trước các kỳ thi quan trọng cần có phương pháp hợp lý và tạo tâm lý thoải mái.

Bất kỳ môn học nào, để học tốt cũng có thể là dễ nhưng cũng thật là khó nếu chúng ta không tìm hiểu kinh nghiệm và phương pháp để học và thi.

Nếu với ban A là sự tư duy lôgic của những con số thì khối C lại là sự tư duy lô gic của những dòng chữ, lời văn.

Riêng trong khối C, mỗi môn lại có những cách học khác nhau, với môn lịch sử cũng vậy, lịch sử là dòng chảy của những sự kiện những cột mốc thời gian khác nhau. Ở đó bạn phải có sự ghi nhớ, không phải là ghi nhớ một cách mơ hồ mà lịch sử đòi hỏi tính chính xác.

Chính vì vậy để học tốt bộ môn lich sử cần phải có những phương pháp và kinh nghiệm học hợp lý về tâm lý và thời gian. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm để học và thi môn lịch sử.

Về tâm lý

Trong khi học đừng nên tạo cho mình quá nhiều áp lực, thường thì khi thấy quá nhiều sự kiện và thời gian thì các bạn cảm thấy nản và không muốn học, càng như vậy bạn sẽ học không tốt bộ môn này.

Hãy tạo cho mình tâm lý thoải mái khi học, học không chỉ để thi mà còn để biết, để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lịch sử xã hội. Vì những kiến thức lịch sử cũng là điều rất đáng để khám phá đấy.

Về kiến thức

Cần phải đọc kỹ đọc nhiều lần để ghi nhớ, người ta bảo văn ôn võ luyện. Nếu những gì đập vào mắt nhiều lần thì ta sẽ càng nhớ sâu. Trong quá trình học cần phải biết phân tích tổng hợp, nhìn nhận một vấn đề, các sự kiện lịch sử trong một chỉnh thể, học sự kiện này thì ta cần phải liên tưởng đến sự kiện trước và sau nó.

Tuy nhiên không nên chỉ học theo kiểu ghi nhớ mà không có sự tư duy. Nếu bạn cho rằng học khối C nói chung, lịch sử nói riêng chỉ cần nhớ là đủ thì suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.

Trong các kỳ thi tốt nghiệp, đại học luôn cần các thí sinh có khả năng phân tích tổng hợp đánh giá dựa trên sự ghi nhớ một cách chính xác về lịch sử, đối với mỗi dạng bài bạn cần chuẩn bị cách làm bài phù hợp ở các thể loại khác nhau, như chứng minh hay so sánh. Khi nhìn nhận một vấn đề phải dựa vào bối cảnh lịch sử chung, có thể là trong nước hoặc thế giới.

Hiện nay các tài liệu tham khảo cho môn lịch sử cũng khá nhiều nhưng bạn cần phải đọc và tiếp cận với những nguồn tin chính thống, có thể đọc qua sách vở với các nhà xuất bản uy tín hoặc cũng có thể học bằng cách xem các phương tiện thông tin đại chúng để biết thêm.

Về thời gian học

Cần phải có thời gian học hợp lý, lúc cảm thấy mệt không thể tập trung thì bạn hãy giành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, đừng ép bản thân học trong khi tâm lý bị gò bó áp lực, tuy nhiên sau khi giải lao ban phải vào guồng và học một cách nghiêm túc.

Về phương pháp học

Ngoài niềm đam mê yêu thích thì để học tốt lịch sử bạn cần có cho mình những phương pháp học phù hợp, với mỗi bạn có thể có những phương pháp khác nhau miễn sao là có hiệu quả.

Vì vậy, bạn có thể tự sáng tạo cho mình các cách học riêng, khi làm bài cần đọc kỹ câu hỏi, xác định đề yêu cầu những gì và mình sẽ triển khai ý trong đề ra như thế nào, tránh dài dòng lan man. Sau đây là 1 số gợi ý phương pháp học để các bạn tham khảo.

1. "Phân tán lực lượng địch": chia các bài học thành các giai đoạn, liệt kê các vấn đề chính của từng giai đoạn rồi bắt đầu "chiến đấu" từng chút một. Mỗi ngày 1 phần hoặc nhiều hơn cũng được.

2. "Đánh chắc thắng chắc": học bài nào dù cho có khó đến mấy cũng phải học cho xong, không được bỏ cuộc, xong bài nào là dứt điểm bài đó.

3. "Có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do”: học tập kiên trì và không để các ứng dụng của cuộc sống hiện đại quấy nhiễu như mạng xã hội, game...Những khi mệt mỏi, hãy nấu một bữa ăn, đọc 1 cuốn truyện, hoặc là đi long nhong trong xóm chơi... khuây khỏa rồi học tiếp.

4. Học các diễn biến thì nên vẽ sơ đồ ra, rồi đọc lại như tự kể chuyện cho người khác nghe, không cần vẽ đẹp, chỉ cần giúp cho bản thân hình dung được nó đánh nhau ở đâu, tấn công đường nào, rồi rút đường nào.

5. Học các con số ngày tháng thì chỉ cần nhớ những ngày tháng năm quan trọng, còn các thời điểm khác thì nhớ "tương đối", tối thiểu là cuối hoặc giữa hoặc đầu tháng là được rồi.

6. Dùng sơ đồ tự vẽ để học diễn biến, dùng sơ đồ nhánh để học chi tiết các hoạt động, âm mưu, ý nghĩa, ... Học từ khóa trước rồi học cả nội dung của đoạn đó....Học từng bài xong, nắm chắc các sự kiện thì mới "bon chen" làm các câu đối chiếu, so sánh, phân tích, …

7. Hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức lịch sử của mình đến đâu bằng cách làm những đề năm trước hoặc cũng có thể là những câu hỏi ngẫu nhiên do mình đặt ra, cũng có thể kiểm tra với bạn của mình. Từ đó bổ sung những kiến thức lịch sử còn hổng .

Lưu ý:

- Học thật kỹ các phần về âm mưu của 2 bên, chiến lược chiến thuật và nhất là ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi. Vì khi làm bài thi đại học môn Sử, đây là phần "ghi điểm".

- Khi gặp câu hỏi "trình bày diễn biến...." thì nên có vài dòng mở đầu để giới thiệu (có thể nói sơ lược qua âm mưu...) rồi trình bày diễn biến. Kết thúc bằng 4 hoặc 5 dòng về ý nghĩa lịch sử, ca ngợi chiến thắng và phân tích nêu ra bài học của sự kiện đó. Làm bài như vậy sẽ thể hiện được "đẳng cấp" của mình và gây ấn tượng với giáo viên chấm bài.

- Không được bỏ sót bài nào. Bài nào không quan trọng cũng phải nắm được ý chính, đảm bảo nếu đề có ra thì mình cũng làm được.

thiểu là 2 tiếng cho quen nhé! Ít nhất là phải tự luyện viết 1 lần. Vì đọc và nhớ là 1 chuyện nhưng lúc ngồi viết ra lại là một chuyện khác.

Cuối cùng, ngoài sự chuẩn bi về tâm lý khi học, khi vào phòng thi, kiến thức để thi thì các bạn cùng cần phải đảm bảo có một sức khỏe tốt, một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong khi ôn thi.

Chúc tất cả các bạn sẽ thành công với việc học và thi môn lịch sử!
 
H

hoan1793

Thí sinh nên giành 10 phút đọc đề thi, cầm đề thi nên đọc từ đầu đến cuối, sau đó mới làm bài, đọc kỹ từ đầu đến cuối xem câu nào chắc chắn thì làm trước, quá trình làm bài phải đi theo trật tự từ đầu đến cuối.

Với một chiến dịch, cuộc khởi nghĩa nào các em nên học theo tiến trình chung. Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là định nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn. Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài ngoằng. Và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình viết bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in.

Học Lịch sử bằng cách so sánh các sự kiện với nhau cũng là cách để nhanh nhớ, nhớ lâu. Ví dụ khi học về giai đoạn lịch sử từ 1961- 1975, nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập chung trên.

Khi học Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó các em nên tập cho mình cách “nhớ tương đối”. Tức là, trong sự kiện không nhất thiết phải nhớ ngày mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là vào nhớ năm và khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ cuối năm 1925, Thu- Đông năm 1947. Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như các mốc thời gian mùng 2 tháng 9 năm 1945 hoặc 30 tháng 4 năm 1975,…

Khi làm bài thi các thí sinh nên sử dụng giấy nháp, cân đối thời gian làm bài hợp lý, viết bài theo công thức. Đồng thời phải biết cách vận dụng kiến thức tổng hợp. Biết phân bố thời gian khi làm bài thi cũng là một bí quyết để có thể đạt điểm cao, nên làm các câu dễ trước, câu khó sau. Điều này sẽ giúp cho thí sinh tránh được những căng thẳng không đáng có trong quá trình làm bài thi.

Về đề thi, cần lưu ý: Những người ra đề thường theo nguyên tắc chung của Bộ GD&ĐT là nội dung đề phải nằm trong chương trình THPT. Trong đó, thông thường chương trình lớp 12 chiếm 80 - 90% trong đề thi. Nhưng với lịch sử không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau.

Kiến thức lịch sử có hai bộ phân: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Thí sinh thường hay nhớ nhầm, nhớ không đủ sự kiện, nhầm sự kiện này với sự kiện khác, không phân biệt được kiến thức cơ bản.

Đối với lịch sử thế giới thường ra đề trong phạm vi từ năm 1945 trở lại đây. Các thí sinh cũng nên chú ý tới lịch sử thế giới vì đây là phần câu hỏi dễ “ăn” điểm nhất vì không phải phân tích nhiều. Đặc biệt, học sinh nên chú ý học sách giáo khoa lịch sử xuất bản năm 1991.

Các câu hỏi trong đề thi thường hỏi vào thẳng vấn đề nên các em cũng đừng trả lời lan man mà hãy đi thẳng vào câu hỏi. Mỗi đề thì thường có một câu hỏi khó là câu bổ dọc (không theo trình tự trong sách mà bản thân thí sinh phải tự tư duy để tổng hợp lại). Hãy bình tĩnh và đọc thật kỹ câu hỏi ghi chi tiết các sự kiện em cho là cần thiết ra nháp để tránh thiếu khi làm bài, sau đó tìm các câu nối, câu lý giải hợp lý để liên kết các sự kiện lại với nhau là được. Đừng quên phải có câu tổng kết khẳng định lại câu trả lời của mình.

Cách viết một bài thi là phải có mở bài, thân bài và kết bài cho mỗi câu. Song ở phần thân bài, khi trình bày các ý phải rõ ràng và mạch lạc. Tốt nhất, nên xuống dòng khi hết mỗi ý. Bài thi trình bày sáng sủa cũng đã chiếm được nhiều cảm tình của các giáo viên chấm thi rồi.

Trong các bài làm, nếu như chỉ đơn thuần lại tái hiện các mốc thời gian và các sự kiện xảy ra thì bài làm đó sẽ không được đánh giá cao. Để có bài làm tốt, chất lượng, các em cần có những nhận định, so sánh và đánh giá, nếu như bản thân các em cảm thấy việc đánh giá, so sánh này khó hoặc là chưa tự tin thì có thể tham khảo các thầy cô khi dạy trên lớp và khi ôn tập.
 
H

hoan1793

Click "Send Request - Gửi Yêu Cầu" để xem kết quả

Bí quyết làm bài tốt khi thi Đại học các môn xã hội
Chủ nhật - 01/07/2012 23:55
Kỳ thi tuyển sinh ĐH có sự sàng lọc khá lớn nên bên cạnh năng lực, kinh nghiệm làm bài thi cũng góp phần quan trọng để thí sinh (TS) đạt kết quả cao.

Không nên học dẫn chứng quá dài

Để ôn tập hiệu quả, ngoài việc bám sát cấu trúc đề thi do Bộ GD-ĐT ban hành, nắm chắc kiến thức cơ bản, TS cần chủ động trang bị tốt kỹ năng làm bài... Với cách ra đề kết hợp cao giữa yêu cầu tái hiện và vận dụng kiến thức như hiện nay, TS không nên chỉ tập trung học các bài văn học sử (khái quát giai đoạn văn học, tác giả văn học) mà cần chú ý vào những kiến thức thuộc tác phẩm văn học cụ thể. Một cách học hiệu quả là tập phân loại các dạng câu hỏi rồi hình dung cách trình bày sao cho ngắn gọn, đầy đủ và thuyết phục (ví dụ các dạng câu hỏi về nội dung tác phẩm, nghệ thuật tác phẩm như tình huống, chi tiết...). Khi trả lời câu hỏi tái hiện kiến thức, các em cần trình bày rõ ràng, ngắn gọn, không nhất thiết phải viết thành bài văn hay đoạn văn.


Chỉ còn 1 ngày nữa, các sĩ tử chính thức bước vào kỳ thi đại học (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Ở câu nghị luận xã hội, để có lập luận chặt chẽ, cần đáp ứng được các yêu cầu chính: giải thích, bàn luận, rút ra bài học nhận thức - hành động (bàn về tư tưởng đạo lý); miêu tả hiện tượng, bàn luận về hiện tượng, rút ra nhận thức - hành động (bàn về hiện tượng đời sống). Khi làm bài nghị luận xã hội, TS có thể sử dụng dẫn chứng văn học nhưng nên ưu tiên sử dụng dẫn chứng thực tế đời sống.

Với câu nghị luận văn học, cần chủ động rèn các dạng đề khác nhau. Thực tế cho thấy, nhiều TS còn chưa nắm chắc kỹ năng làm bài đối với các dạng đề khai thác nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Với dạng đề này, không thể trình bày bài viết chung chung theo kiểu phân tích tác phẩm mà cần triển khai vấn đề theo một hệ thống ý phù hợp.

Nhiều TS băn khoăn về việc làm thế nào để nhớ chính xác dẫn chứng trong tác phẩm văn xuôi. Cách giải quyết tốt nhất, hợp lý nhất là không nên học dẫn chứng quá dài, kết hợp cả hai cách đưa dẫn chứng (trực tiếp và gián tiếp) khi làm bài.

Thạc sĩ Triệu Thị Huệ
(Tổ trưởng bộ môn vănTrường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

Đọc kỹ câu đầu tiên và cuối cùng của đoạn văn

Để làm tốt đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh, TS cần phân phối thời gian làm bài hợp lý. Điều cấm kỵ là tuyệt đối không dừng lại quá lâu ở một câu hỏi mà TS cho là khó. TS cần loại trừ nhanh chóng 2 chọn lựa sai, còn lại một chọn lựa đúng và một chọn lựa gần đúng; cẩn thận để rút ra đáp án từ 2 chọn lựa này.

Với phần ngữ âm, để có đáp án đúng và nhanh, TS không nên đọc thầm (silent reading) mà nên phát âm (pronounce) từ được yêu cầu với mức độ khẽ đủ để tai nhận được trọng âm của từ đặt ở âm tiết nào hoặc để phân biệt giữa các nguyên âm hay phụ âm với nhau.

Phần từ vựng và cấu trúc, khoảng 70% số câu trong đề thi đều ở mức cơ bản nên TS bình tĩnh vận dụng kiến thức đã học để làm bài.

Phần tìm một lỗi sai trong 4 phần được gạch chân, TS chú ý có 3 cách nhận biết: sai do thiếu (thiếu một từ hoặc một cụm từ để câu hoàn chỉnh), sai do dư (dư một từ hoặc một cụm từ làm cho câu không gọn) và sai. Trong 3 cách đó, TS thường bỏ qua 2 cách đầu tiên.

Phần nối kết câu bao gồm nối các câu đơn (simple sentence) thành một câu phức (complex sentence) hoặc các câu đơn thành câu kép (compound sentence). Phần này đòi hỏi TS phải hiểu rõ ý tưởng diễn đạt trong 2 câu cho sẵn và cách sử dụng các liên từ (conjunctions) hay các mệnh đề phụ thuộc (subordinate clause) thì mới có chọn lựa đúng. Nếu TS chỉ dựa vào việc đọc dịch từng chọn lựa một thì e rằng không đủ thời gian làm bài.

Đọc hiểu là phần khó đối với TS. Trước hết, TS nên đọc nhanh cả bài văn, kể cả đọc lướt qua các câu hỏi phía dưới để nắm ý chính của bài văn và những vấn đề liên quan được hỏi. Sau đó, đọc chậm hơn, dựa vào từ và cấu trúc trong câu để đoán ý nghĩa của từ khó, gạch chân các chi tiết cần lưu ý (các con số biểu thị thời gian, số lượng...). Sau cùng có quyết định chọn câu trả lời đúng nhất. Để trả lời loại câu hỏi tìm ý chính của đoạn văn, thông thường TS hãy đọc kỹ câu đầu tiên và câu cuối cùng của đoạn văn.

Với loại bài đọc điền từ vào chỗ trống (cloze test), TS đôi khi phải đọc đến cuối bài văn thì mới tìm đúng đáp án.

Lê Thị Thanh Xuân
(Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn, TP.HCM)

Các bước làm bài thi môn lịch sử
- Đọc kỹ đề, gạch dưới các ý chính, xác định yêu cầu đề, khung thời gian và sự kiện trọng tâm.
- Lập dàn ý cơ bản hoặc sơ đồ tư duy đơn giản, nêu các ý chính cần trình bày theo yêu cầu của đề thi. Thao tác này giúp TS không bị thiếu sót ý trong quá trình làm bài, mạch bài sẽ lô gíc, rõ ràng, mạch lạc. Lưu ý các sự kiện quan trọng không được phép trình bày mơ hồ, chung chung mà phải rõ ràng, chính xác về không gian, thời gian, sự kiện...
- Cần phân phối thời gian làm bài cho hợp lý: Lấy thời gian làm bài chia cho thang điểm là 10. Ví dụ: thời gian làm bài là 180 phút, lấy 150 phút (dành 20 phút để đọc đề và viết đề cương sơ lược, 10 phút đọc lại bài sau khi làm xong) chia cho 10, như vậy mỗi điểm tương ứng với 15 phút.
- Đối với loại câu hỏi đơn giản như yêu cầu trình bày sự kiện, vấn đề... lịch sử, phải trình bày theo thứ tự: hoàn cảnh, chủ trương, diễn biễn, kết quả, ý nghĩa sự kiện. Đối với câu hỏi nâng cao (phân tích, chứng minh, so sánh...), phải trình bày tóm tắt sự kiện trước khi giải thích, phân tích, chứng minh...
Thạc sĩ Nguyễn Kim Tường Vy
(Giáo viên Trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM)
Chú ý phần thực hành trong môn địa lý
Đọc kỹ câu biểu đồ, tìm đơn vị của đề bài, đọc câu hỏi xem biểu đồ thể hiện gì, đúng đơn vị của đề bài chưa, có đổi đơn vị không? (Biểu đồ thể hiện cơ cấu, tỷ trọng, tốc độ thì đơn vị phải là %, nếu đề bài cho đơn vị thường thì phải đổi đơn vị thường ra %). Xác định dạng biểu đồ cần vẽ, vẽ cẩn thận chính xác, chú ý tên biểu đồ, ghi chú ký hiệu..., nhận xét biểu đồ, dẫn chứng cụ thể .
Nếu bài có yêu cầu vẽ lược đồ, chú ý vẽ theo lưới ô vuông, phải xác định và vẽ được cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào lược đồ.
TS không được mang Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi nên phải vẽ được các dạng biểu đồ cơ bản (cột, đường, kết hợp, tròn, miền). Có thể đề bài sẽ không xác định trước dạng biểu đồ vì vậy TS phải đọc kỹ đề để xác định chính xác dạng biểu đồ; đồng thời phải nắm được một số công thức tính toán (mật độ dân số, bình quân lương thực, năng suất cây trồng, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ suất tăng dân số tự nhiên, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, độ che phủ rừng...).
 
B

bapgia98

minh cung khong muon hoc khoi C ti nao het --> nhung bme lai bat minh hoc---> chan --> hoc Van Su Dia kho khan lam @-)
 
L

linhphoebe

minh cung khong muon hoc khoi C ti nao het --> nhung bme lai bat minh hoc---> chan --> hoc Van Su Dia kho khan lam @-)


.Lời khuyên cho bạn là : Nên đấu tranh vs ba mẹ để giành lại sở thích cho riêng mình,bạn học chứ ba mẹ ko học......:D .... CHứ học KC mà ko thích thì ko thể nào học nổi !!!! ..... Thân !!


p/s: Để nhớ mãi những sự kiện lịch sử : Cứ hiểu đơn giản như thế này : Trong cuộc sống,cái gì gần gũi vs mình nhất,thân thuộc vs mình nhất thì mình nhớ mãi... Vậy thì Hãy biến lịch sử , mà cả văn hay địa nói chung ..thành những thứ thân thuộc nhất vs mình nhất ... Nếu làm được điều đó thì muốn quên cũng khó !!!
 
M

meongocxi

minh cung khong muon hoc khoi C ti nao het --> nhung bme lai bat minh hoc---> chan --> hoc Van Su Dia kho khan lam @-)


@ may..: mình đã từng đọc khá nhiều phương pháp học tập, có những phương pháp rất hay nhưng với t lại không có hiệu quả, mình tin là bạn sẽ tự tìm cho mình một phương pháp học tập tốt nhất.

@ bapgia98 : bạn cho mình thấy được hiện nay vẫn còn có những ông bố bà mẹ coi trọng khối C ( dù là vì lí do nào đi nữa) , khối C cũng có nhiều ngành hay , nhưng mình mong bạn hãy mạnh dạn đi trên con đường của chính mình, chúc bạn thành công!
 
Top Bottom