Làm thế nào để làm giàu vốn từ ..của mình

B

bmi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tớ đã đọc nhìu sách báo nhưng lại chẳng thể nhớ đuoc những tư ngwux hay ở đó và cũng chẳng nạp cho mình thêm kiến thức hay lối văn hay nào củat họ cả...

ah tớ cũng muốn hỏi là làm sao để nhớ và học thuộc đuuoc các dẫn chứng và các bài thơ ??//
 
F

faustvn01

Chà, làm thế nào để làm giàu vốn từ của mình à? Một vấn đề thật thú vị. Đã bao giờ bạn thử (thậm chí chỉ có ý tưởng thôi) là tự thống kê (liệt kê ra và ngồi đếm ý mà) xem trong vốn từ của mình có cả thảy bao nhiêu từ chưa nhỉ? :) . Có lẽ là chưa (mình cũng vậy). Nhưng hình như mình có đọc được ở đâu đó về một thống kê khoa học cho thấy vốn từ của người bình thường thì có khoảng 4 - 8 nghìn từ, còn với các nhà văn (vốn là những nghệ sĩ ngôn từ) thì nhiều hơn (khoảng trên 10 nghìn) (lâu roài cũng không nhớ chính xác nữa). Việc bổ sung vốn từ theo mình cũng không khác nhiều công việc của một người nông dân : Phải gieo hạt giống tốt (nghĩa là phải chọn lựa những sách báo bổ ích, thiết thực, có chất lượng), cần cù chăm chỉ, cày xới (trên cánh đồng ngôn từ), phải trông nhiều bề (chú ý quan sát, góp nhặt, ghi chép) và phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm vào sản xuất (tức là áp dụng những từ ngữ, những cách diễn đạt mà mình đã học được vào thực tế giao tiếp hàng ngày, trong học tập...). Và tất nhiên yếu tố quan trọng nữa là phải kiên nhẫn. Rồi một ngày bạn sẽ thấy ngạc nhiên về thành quả mà mình thu hái được, về cái cách mà mình gọi tên mọi thứ xung quanh (kề cả các cảm xúc), về cách mà mình diễn đạt những suy nghĩ tình cảm của mình.... hay cụ thể hơn, chất lượng những bài viết văn của bạn.
Khi bạn đã nhận ra và có ý thức rõ ràng về việc phải nâng cao vốn từ của mình nghĩa là bạn đã có những bước tiến rất quan trọng để đạt được mục đích của mình đấy. Đừng chỉ dừng lại ở việc đọc sách báo (mà khi đọc bạn nên chú ý ghi chép lại những từ ngữ mới, những cách dùng từ lạ rồi tìm hiểu xem nghĩa của những từ đó là gì), bạn có thể tăng thêm vốn từ của mình mọi lúc, mọi nơi: trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô, bạn bè, cha mẹ... và cả khi đối diện với bản thân để diễn tả những suy nghĩ cảm xúc của mình nữa. Điều quan trọng hơn hết là bạn phải thường xuyên sử dụng những từ ngữ đó (nói hoặc viết).
Đó là vài suy nghĩ của mình, rất mong mọi người cùng đóng góp.
 
  • Like
Reactions: Lê Tự Đông
B

bmi

cảm ơn bạn nhìu..
mình nghĩ chắc là phải có 1 cuốn sổ nhỏ trong tay hằng ngày chứ nhỉ?^_^
 
T

tranquang

Theo kinh nghiệm của anh thì đọc nhiều và tập thói quen ghi chép.
1. Đọc là đọc các tác phẩm văn học (phần lớn), và trước khi đọc thì tập cho mình thói quen thích đọc và muốn đọc.
2. Ghi chép: Là ghi chép những câu văn, đoạn văn mà em cảm thấy thú vị, hay, có ý nghĩa; hoặc giả là những từ, cụm từ mà mình thấy lần đầu tiên, hay thấy nó ngộ nghĩnh...
3. Ghi chú: Nên đọc các tác phẩm văn học nước ngoài nhiều!
Hi vọng vốn từ của em sẽ ngày càng phong phú và đa dạng.
Chào thân ái và quyết thắng!
 
S

sweetnightmare

Mình thì không có ý kiến gì đặc biệt khác với những điều đã được đề cập trên chỉ là "góp chút gió" thôi :D tức là mình ủng hộ ý kiến là bên cạnh đọc thì ta còn phải viết nữa ( nhưng không phải nhìn mà viết - đó là chép) viết bằng chính những suy nghĩ và kiến thức của mình, trong khi viết bất chợt nảy ra một ý tưởng nào đó mà thấy người ta viết cũng hay hay, thế là lại "học hỏi" (ấy không phải photcopy à nha).... À gì nữa nhỉ... à viết nhật kí (hơi nhảm tí) nhưng mà cũng là một điều (theo mình) hay.
...
Thôi, stop :D
 
B

bmi

aaaaaaaaaaaa
mình ủng hộ ý kiến mà Đọc các tác phẩm văn học ^^mình đang đọc Ko Gia Đình rất hay ko biết tác phẩm đó mình chọn có đựoc ko nhỉ?^_^
 
A

arxenlupin

bmi said:
aaaaaaaaaaaa
mình ủng hộ ý kiến mà Đọc các tác phẩm văn học ^^mình đang đọc Ko Gia Đình rất hay ko biết tác phẩm đó mình chọn có đựoc ko nhỉ?^_^
ko gia đình của hecto malot rất hay bạn ạ
ý kiến đọc tác phẩm văn học là rất tốt
mình cho như thế là rất hay vì mình đã từng thử và đang làm theo nè
 
L

linhthitran

từ hồi vào làm bài thi lên bây giờ vốn từ viết văn cũng tăng kha khá nên chắc đọc và làm nhiều văn thì vốn từ sẽ tăng ^^
 
T

tranquang

linhthitran said:
từ hồi vào làm bài thi lên bây giờ vốn từ viết văn cũng tăng kha khá nên chắc đọc và làm nhiều văn thì vốn từ sẽ tăng ^^

Để tăng vốn từ thì cần đọc nhiều.
Còn để trau dồi khả năng viết và văn phong của mình thì chỉ có 1 cách duy nhất là viết và để khách quan đọc và cho nhận xét!
 
C

conu

Về vấn đề vốn từ, tôi có 1 vài kinh nghiệm muốn chia sẻ với mọi người.
Khi đọc sách, bất cứ lúc nào gặp được từ hay, tôi đều chớp lấy và ghi vào quyển sổ tay và dùng có ý thức trong những bài văn của mình, mình luôn ghi nhớ những từ ấy và ngày nào cũng lôi ra nhìn chúng. Đến đây sẽ có người bảo tôi hám dùng từ lạ, nhưng bạn ơi, có bao giờ bạn nghĩ khi ta học văn hay viết văn chúng ta luôn có ý thức về nguồn gốc của từ ta dùng, tôi muốn nói đến từ điển, sâu hơn từ điển, ta ko chỉ hiểu nghĩa trực tiếp, mà ta còn vận dụng sáng tạo những từ dựa trên cơ sở chúng ta hiểu. Còn ko, ko hiểu từ đừng dùng từ mà đau lòng từ, mỗi 1 từ mang trong nó cả 1 nền văn hóa dân tộc mà cha ông đã dày công vun đắp từ bao đời nay, hãy biết dùng từ đúng cách.
Một kinh nghiệm nữa ko phải của tôi mà do tôi học được từ 1 quyển sách: ta hãy chịu khó học thuộc nhiều câu thơ câu văn hay, tự khắc vốn từ ta sẽ dày lên và cao hơn, ta còn biết sử dụng vốn ấy sao cho hợp lý và thông minh. Ta ko thể nhồi 1 lúc mà được, nhưng hãy tích lũy dần, nước chảy đá tất sẽ phải mòn.
 
L

linhthitran

galaxy186 said:
Đọc tiểu thuyết dài hay truyện ngắn í ^^
hiệu quả cực kì
chắc chị đọc nhiều lắm có thể giới thiệu cho em một số truyện được không. Em có đọc nhưng toàn truyện hoặc tiểu thuyết tặng thui vì ra ngoài hiệu sách thì chịu chẳng biết chon quyển nào
 
B

boytocdep

tranquang said:
Theo kinh nghiệm của anh thì đọc nhiều và tập thói quen ghi chép.
1. Đọc là đọc các tác phẩm văn học (phần lớn), và trước khi đọc thì tập cho mình thói quen thích đọc và muốn đọc.
2. Ghi chép: Là ghi chép những câu văn, đoạn văn mà em cảm thấy thú vị, hay, có ý nghĩa; hoặc giả là những từ, cụm từ mà mình thấy lần đầu tiên, hay thấy nó ngộ nghĩnh...
3. Ghi chú: Nên đọc các tác phẩm văn học nước ngoài nhiều!
Hi vọng vốn từ của em sẽ ngày càng phong phú và đa dạng.
Chào thân ái và quyết thắng!
ghi chép là trí nhớ thứ hai của kon người! :D
 
C

conu

boytocdep said:
tranquang said:
Theo kinh nghiệm của anh thì đọc nhiều và tập thói quen ghi chép.
1. Đọc là đọc các tác phẩm văn học (phần lớn), và trước khi đọc thì tập cho mình thói quen thích đọc và muốn đọc.
2. Ghi chép: Là ghi chép những câu văn, đoạn văn mà em cảm thấy thú vị, hay, có ý nghĩa; hoặc giả là những từ, cụm từ mà mình thấy lần đầu tiên, hay thấy nó ngộ nghĩnh...
3. Ghi chú: Nên đọc các tác phẩm văn học nước ngoài nhiều!
Hi vọng vốn từ của em sẽ ngày càng phong phú và đa dạng.
Chào thân ái và quyết thắng!
ghi chép là trí nhớ thứ hai của kon người! :D
he he, đúng, nhưng ngoài ghi chép, hãy luôn biết vận dụng vào những trường hợp cụ thể, đừng nên chôn chân, khi đó kĩ năng dùng từ sẽ trở thành sản phẩm từ 1 mỏ quặng thô.
 
V

vuonglinhbee

conu said:
boytocdep said:
tranquang said:
Theo kinh nghiệm của anh thì đọc nhiều và tập thói quen ghi chép.
1. Đọc là đọc các tác phẩm văn học (phần lớn), và trước khi đọc thì tập cho mình thói quen thích đọc và muốn đọc.
2. Ghi chép: Là ghi chép những câu văn, đoạn văn mà em cảm thấy thú vị, hay, có ý nghĩa; hoặc giả là những từ, cụm từ mà mình thấy lần đầu tiên, hay thấy nó ngộ nghĩnh...
3. Ghi chú: Nên đọc các tác phẩm văn học nước ngoài nhiều!
Hi vọng vốn từ của em sẽ ngày càng phong phú và đa dạng.
Chào thân ái và quyết thắng!
ghi chép là trí nhớ thứ hai của kon người! :D
he he, đúng, nhưng ngoài ghi chép, hãy luôn biết vận dụng vào những trường hợp cụ thể, đừng nên chôn chân, khi đó kĩ năng dùng từ sẽ trở thành sản phẩm từ 1 mỏ quặng thô.
tất nhiên, nếu đã nhớ ắt sẽ có lúc vận dụng
ko thì nhớ để làm gì, nhỉ?
( xin lỗi " hôm nay" tôi nói hơi nhiều) :D
 
Top Bottom