Làm sao để con bạn học giỏi môn Văn?

L

...love...love

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hiện nay nhiều trẻ em không thích môn Văn bởi cho rằng chúng quá trừu tượng. Thay vì mất thời gian suy nghĩ làm văn, trẻ thích những cái gì có ngay trước mắt như đọc truyện tranh, xem tivi, truy cập Internet... Muốn khắc phục nhược điểm này của con, các bậc cha mẹ cần chú ý.

Thứ nhất, cần tập diễn đạt ý nghĩ bằng lời nói. Ngay từ hồi bé, các em thường nghe mẹ hát ru: "Con tôi buồn ngủ buồn nghê, còn tằm chín đỏ, con dê mọc sừng. Có mọc thì mọc giữa lưng, đừng mọc con mắt nó sưng tù mù...". Những lời ru mượt mà, giàu hình ảnh là bước đầu tiên tập cho trẻ làm quen với văn học. Lời ru mở mang óc tưởng tượng, đưa trẻ đến với màu đỏ vàng ươm của những nong tằm, đến với chú dê con mới nhú cặp sừng tơ... Lớn hơn, hằng đêm trẻ nghe mẹ kể chuyện Thạch Sanh chém trăn tinh, chuyện Cây khế... Nghe mãi, các em trở nên thuộc lòng, có thể kể lại rành rọt không thiếu một chi tiết nào. Từ chỗ biết nói đúng, mạch lạc, giàu hình ảnh, màu sắc thì các em sẽ biết viết đúng, viết hay.

Thứ hai là tập cho trẻ thói quen quan sát. Bất kể đi đâu, làm gì, bố mẹ nên hướng cho con cách nhìn nhận những sự vật xung quanh. Đừng ngại khi trẻ đặt câu hỏi: Mẹ ơi sao cây bàng có lá xanh, lá đỏ? Sao mùa thu có nhiều lá rụng?...

Thứ ba là hướng cho trẻ đọc sách và học thuộc những đoạn văn hay. Cha mẹ cần chọn lọc sách hay cho con đọc, hạn chế truyện tranh vì chúng làm hạn chế trí tưởng tượng của trẻ. Mỗi khi đọc xong một quyển truyện, hãy yêu cầu con viết tóm tắt, nêu ý nghĩa... Tập luyện nhiều, dần dần trẻ sẽ mài sắc ngòi bút, viết văn trơn tru, thoát ý hơn.
 
L

...love...love

Đây là cách khác nè :Văn là một môn học tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu bạn không am tường, không nắm vững câu cú ngữ pháp, thì rõ ràng bạn cần xem lại nguyên nhân khác nữa khiến bạn học chưa tốt môn này?

Hoặc tại bạn xem thường môn học hay vì ỷ lại nó là môn học không mấy động não? Hay tại bạn chủ quan coi nó như các bài học khác, chỉ lúc nào cần là mở sách ra đọc? Một quan niệm khác: Văn thì có gì mà tìm hiểu đâu, chỉ chịu khó học thuộc bài là được rồi v.v...



Chắc chắn có lần bạn nghe thầy cô giáo hay ai đó nhắc câu này:

"Nếu cần luyện cho một học sinh giỏi toán người ta chỉ dùng thời gian năm năm. Nhưng muốn luyện một học sinh trở thành giỏi văn, người ta phải bỏ công ra mười năm". Thì đó bạn thấy không? Bạn đừng nên coi thường môn học này, ngoại trừ bạn có sẵn năng khiếu về văn chương. Vậy nếu bạn chỉ là một học sinh với một bộ óc bình thường mà muốn học văn cho giỏi bạn phải làm sao?

Ở đây xin gợi ý thêm về học bài. Muốn học bài đỡ nhọc sức, bạn nên nghe giảng ở lớp cho tốt. Nghe và ghi nhận những câu, những lời giảng hay của thầy cô thậm chí của cả bạn bè nữa, rồi tập:

- Chia bài thành dàn bài, bố cục. Tham khảo sách đọc, có liên quan đến bài dạy học. Học văn thì không "khó nhọc" lắm như các môn khác. Bạn có thể mơ màng, tưởng tượng một chút, tản bộ trong vườn, trên lan can hay sân thượng hoặc là công viên. Nhưng là học chứ chẳng phải "nhàn du". Môn văn thì phần ngữ pháp là quan trọng, chính phần này giúp bạn ăn, nói, ghi chép thành câu, thành lời gãy gọn, trôi chảy. Cũng tùy thuộc vào ngữ pháp, tuy nhiên phần ngữ pháp cũng chưa đủ, nó cần kết hợp với văn chương. Vậy bạn nên học văn của các nhà học giả để bạn tích lũy được cái vốn văn chương mà nhất là đừng nên coi thường môn học nào cả mà chính nó cũng là ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. "Người Việt nhất định là phải giỏi tiếng Việt". Ðó là điều bạn nên tâm niệm và phải xem là mục đích của mình.

Tôi không dám có cao vọng muốn các bạn đều trở thành "văn sĩ" của tương lai - hay hiện tại. Nếu được thế tôi vui mừng lắm. Nhưng ngụ ý của tôi là thiết tha mong bạn đừng coi thường văn học vì ngày còn dạy ở một trường trung học có em học sinh lớp 10 mà viết một bài luận văn tôi không biết em viết gì?!. Tôi không nỡ cho em điểm 01 - dù chỉ còn có điểm đó mới xứng đáng với bài luận văn đó mà thôi?

Nhưng em vẫn không xem việc học dở văn chương là phần thiệt thòi. Ðâu phải môn văn là môn học phụ. Mãi mãi nó là môn chính của nhà trường chúng ta. Vậy mà gần hết học kỳ một chính em học sinh "kém cỏi văn chương" nhất lớp đó đã vượt lên ngoài sức tưởng tượng của cả lớp. Sao vậy Tất nhiên trong đó có phần công sức của tôi. Và chính em học sinh đó tâm sự như vậy: "Trước khi em chưa học được văn, em ngán nó lắm và em xem thường nó nữa. Em ghét nhất giờ văn. Sau khi được cô dạy, bước đầu em cũng chán, sau dần em thử áp dụng. Và em thấy em có tiến bộ, thế là em có đà để tiến luôn".

Bạn thấy không, môn gì cũng vậy, đừng xem thường. Học tập cần phải có phương pháp thì sẽ tiến bộ và tạo ra níềm vui.
 
L

...love...love

Đây là cách thứ ba nè :Không ai trong chúng ta học giỏi môn văn cả! Chúng ta chỉ học kha khá văn mà thôi! Không phải điểm số Văn cao là giỏi văn! (thiếu gì người chép văn mẫu điểm cao mà có biết gì về văn đâu!) Văn học rất rộng lớn và có rất nhiều mảng, làm sao có thể giỏi văn? Chúng ta chỉ có thể giỏi 1 trong các mảng đó!!!

Đây là các phương pháp mà tôi cho là chính yếu nhất:
1/Mục tiêu: Không yêu thích cũng được! Không ai ép phải yêu môn Văn cả! Vì yêu và ghét là hai thái cực của tình cảm, không thể gượng ép! Càng ép buộc càng không thể yêu! Chỉ cần cố gắng học văn và khi học được môn văn thì tự nhiên sẽ thấy yêu văn! Thế thôi!
2/ Quyết tâm: Điều này cực kì quan trọng!!! Để học được văn thì phải mất 1 thời gian khá dài! Nếu bài văn mình bỏ tất cả tâm huyết vào mà không được điểm cao thì đừng vội nản! Vì bạn mới bước một chặng rất nhỏ! Nhỏ đến nỗi không thấy chứ không phải là không có! Beter late than never!!!(Có còn hơn không)! Nếu không có quyết tâm để thực hiện thì đừng mơ nghĩ đến chuyện học được văn!
3/ Đọc: Đọc thật nhiều!!! Nhất thiết phải là đọc! Càng nhiều càng tốt!!! Nhất là đọc các loại sách như sau:
-Tác phẩm nổi tiếng
-Phân tích, bình luận… tác phẩm
-Lý luận văn học
-Tiểu sử, sự nghiệp, hoàn cảnh, lịch sử của tác giả và tác phẩm
-Những sách liên quan đến văn học...
4/Suy nghĩ: Đọc và phải hiểu! Hiểu thì mới nhớ lâu! Khi gặp một ý hay, hay đoạn văn hay trong sách phê bình hay phân tích, đặc biệt là lí luận văn học, hãy đọc nhiều lần để nhớ ý! Chứ đừng học! Nhớ để diễn đạt ý theo cách của mình! Không được sao chép và bắt chước! Đó là điều tối kị trong làm văn! Làm người thì cần loại bỏ cái tôi nhưng làm văn thì nhất thiết phải có cái tôi!!!
5/Chép: Khi nghe giảng, chép thật nhanh ý hay của thầy cô bằng ý của mình! Chép theo cách hiểu của mình, bằng ký tự của mình (không cần ai thấy mình thấy là được rồi!)...Đọc một bài phân tích tác phẩm, tìm các luận điểm bài đó và ghi lại những cái mới mà mình chưa biết...
6/Học thuộc: Học càng nhiều càng tốt!!! Học từ thơ đến văn xuôi, học từ tác phẩm trong nước đến nước ngoài...Học thật nằm lòng! Và phải học cả tác giả nữa và tên tác phẩm! Làm bài dẫn chứng càng phogn phú thì càng được điểm cao!
7/Làm văn: Làm thật nhiều với nhiều loại đề khác nhau! Làm càng nhiều càng luyện ta viết rất nhanh và rèn kỹ năng viết bài! Đến một mức nào đó bạn sẽ viết chắc tay, văn phong rành mạch, dẫn chứng phong phú, ý tứ tuôn trào, ngòi bút bạn tự động viết! Lúc ấy thì xin chúc mừng! Bạn học được văn rồi đấy!!!

Văn học liệu có phải là một môn học năng khiếu hay không ?
Chính xác văn là một môn học năng khiếu! Nhưng trong tất cả chúng ta, ai cũng có năng khiếu cả! Chỉ có điều có biết quan tâm đến năng khiếu của mình hay không? Có biết củng cố và phát huy nó hay không! Là còn tùy vào các bạn nữa!!!
Bạn nghĩ gì về vị trí của văn học Việt Nam trên trường quốc tế....
Kho tàng khổng lồ của văn học Việt Nam khiến tôi rất tự hào! Làm sao không tự hào cho được khi có biết bao nhà văn nhà thơ lỗi lạc đến thế với những tác phẩm bất hủ như vậy!!! Chẳng phải Nguyễn Du đã viết ra một tác phẩm vô giá mang tên "Truyện Kiều" được cả thế giới biết đến, được dịch ra nhiều thứ tiếng là gì? Chẳng phải Lý Thường Kiệt đã làm thơ đánh đuổi bọn cướp nước bằng bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta còn gì? Chẳng phải các nước ngoại xâm đã rất e sợ những ngòi bút còn mạnh hơn vũ khí sắc bén nên đã cấm văn thơ còn gì? Chẳng phải Pháp đã mua chuộc Nguyễn Đình Chiểu nhưng ông nhất quyết không chịu mà còn khảng khái:
Chở bao nhiêu gạo thuyền không khảm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà... còn gì?
Tôi chỉ nêu một số ví dụ để khẳng định văn học Việt Nam rất tuyệt vời, đứng vị trí cao trong thương trường quốc tế! Nhưng văn học Việt Nam còn phụ thuộc vào lớp trẻ! Vì vậy ta phải phát huy nhiều hơn những gì mà cha ông đã khiến ta rất tự hào!!!
Và bạn có thích văn học không ?
Tùy lúc! Lúc thì thích lúc thì chán lắm! Thấy thích toán hơn! Nhưng dù sao cũng biết là mình thích văn! Nhưng có lẽ sẽ không theo nghiệp văn! Hì!
 
T

thienthan74

rất hay......nhưng có một điều........đọc truyện ahy xem sách báo đó cũng là một cách để học văn đó bạn...........vấn đề ta cần làm sao để cho trẻ bik tận dụng cơ hội đó phát triển khả năng ngôn ngữ , cách hành avwn , ứng sử của mik thôi:)
 
L

...love...love

ừ bạn thienthan74 nói đúng đó....nhưng giới trẻ bây giờ hông thích đọc báo đâu..toàn đọc truyện tranh thui........
 
A

angel_97

pic hay:D
môn văn đối vs nhiều học sjnh hiện tại rất nhàm chán, nhiều bạn vẫn thường nói là buồn ngủ và rất khó vào !
Nhưng thật ra nếu như chúng ta bjk cách học môn văn thì tất sẽ đạt hiệu quả cao;)
 
M

mixu170

đúng đó
mình cảm thấy môn văn rất dễ
bạn cứ đặt cảm xúc của mình và viết,lời lẽ sẽ tuôn trào ngay thôi
nếu bí từ hãy đọc nhìu sách báo tham khảo nhưng nên có chọn lọc
nếu bạn dựa dẫm quá nhìu vào văn mẫu sẽ mất đi cái riêng mình
là nô lệ để nó thống trị, ko có nó bạn sẽ chẳng làm đc gì
 
T

thuy_078

cũng phải thôi.hiện giờ đâu nhiều người chịu bỏ nhiều thời gian để đọc một cuốn sách dài và ngẫm nghĩ nó đâu.học văn giỏi cũng là nhờ sự cảm nhận,và có 1 chút kiên nhẫn nữa,xã hội ngày nay sống gấp gáp quá mà.................
 
C

congchuatuyet_lc

Mình thấy đến với VĂN HỌC phải bằng chính tình yêu của mình chứ ko phải do áp lực gia đình hay là sức ép phải học phải làm cho bằng hết
chỉ bằng TÌNH YÊU và thêm chút KIÊN NHẪN CHĂM CHỈ thì ok rồi........
 
Y

yasakachikizio

Chỉ 1 số ng` thui .... chớ mình 9x non choẹt đấy ...
Nhưng mỗi ngày hok có cái j` để đọc là mình phát khùng luôn ...
Rảnh za là đọc báo và tác phẩm văn học của Nam Cao , Tố Hữu ... v ...v
Nói chung rất hay .., các bạn za thư viện đọc các sách vở , tác phẩm văn học hoặc đọc báo thiếu niên tiền phong , HHT ý , rất nhìu bài hay
 
K

khatvong_thanhcong

em cũng học đc văn. hiện tại em sắp thị hsg huyện rùi, mà ko ai dạy bồi dưỡng cả. các anh chị có thể giúp em tìm đề thi học sinh giỏi được ko ạ?
 
A

angel_97

em cũng học đc văn. hiện tại em sắp thị hsg huyện rùi, mà ko ai dạy bồi dưỡng cả. các anh chị có thể giúp em tìm đề thi học sinh giỏi được ko ạ?

có 1 đề thế này:D :


Câu 1 : Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau (7 đ) :
" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

Câu 2: Chứng minh rằng : truyện ngắn" Sống chết mặc bay" của nhà văn Phạm Duy Tốn là 1 tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. (13 đ)
 
Top Bottom