Làm sao để có thể cảm nhận đến độ tinh của một bài thơ đây?

R

raininheart_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người có thể giúp mình cảm nhan cai hay,cai dẹp bài thơ "XUÂN HIỂU" của TRẦN NHÂN TÔNG ko?Khó wa đi mất!:)
Bài thơ như thế này nè: Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay
 
T

thuyduong1986

Mọi người có thể giúp mình cảm nhan cai hay,cai dẹp bài thơ "XUÂN HIỂU" của TRẦN NHÂN TÔNG ko?Khó wa đi mất!:)
Bài thơ như thế này nè: Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay

Chào em.

Muốn cảm nhận cái hay cái đẹp trong ý tứ và ngôn ngữ của một thi phẩm chữ Hán em cần bám sát vào nguyên tác, đồng thời có ý thức so sánh bản dịch và nguyên tác.

Phiên âm Hán Việt
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi

"Xuân hiểu" (Buổi sớm mùa xuân) là một thi đề quen thuộc trong thơ Đường. Mỗi nhà thơ, bằng tài năng và cảm nhận tinh tế của mình lại phối sắc thêm hương cho biết bao nhiêu thi phẩm như thế.

Tình xuân quyện trong cảnh xuân trong trẻo non tơ là vẻ đẹp nổi bật của "Buổi sớm mùa xuân"

Em có thể chú ý một số tín hiệu nghệ thuật như sau:
+ Tâm thế đón nhận: "bất tri" (không biết) > con người chìm trong giấc ngủ bình yên, mở củă sổ ra, không biết xuân đã ghé bên song cửa.
+ Sứ giả của mùa xuân không phải là "hai cái oanh vàng", cũng không phải "cành lê trắng điểm" đã cất tiếng và khoe sắc trong mấy thế kỉ Đường thi mà là cánh bướm trắng (bạch hồ điệp) có phần gần gũi hơn với tâm thức người Việt. Ở khía cạnh này, thơ Trần Nhân Tông phảng phất hơi hướng đồng quê, cái vị dân gian đã lan thấm biết bao trang viết cảu người nghệ sĩ tài hoa.
(- “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc,
Một hàng cò trắng vút trời xanh”. (Thơ Đỗ Phủ - Tàn Đà dịch)

- “Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du))


+ Màu sắc: "bạch hồ điệp" > tinh khôi, trong trẻo, bắt đầu (liên hệ "cành lê trắng điểm" của Nguyễn Du)
+ Nhãn tự: " phách phách" + động từ "sấn"> nhịp vỗ của cánh bướm > rối rít, xôn xao, rộn ràng, hăm hở > sự hoà quyện của vạn vật. Nó gọi nhịp náo nức của lòng người.
 
Top Bottom