Làm sao để chuẩn bị bài thuyết trình tốt

T

tinhlachi_2010

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngoài những tiết học với tài liệu thông thường, thỉnh thoảng sinh viên trường tớ ( SaigonTech - phân hiệu chính thức và duy nhất tại Việt Nam của Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas, Hoa Kì ) vẫn được các giảng viên “đổi gió” bằng những tiết học bằng máy chiếu rất thú vị phải không nào? Ngoài những bài giáo án của giảng viên thì chúng tớ đôi lúc cũng phải tự làm bài thuyết trình trên powerpoint, thế nhưng các bạn đã biết cách giúp cho bài thuyết trình của mình thật thu hút và hấp dẫn chưa nhỉ?

Một bài thuyết trình hay hội tụ rất nhiều yếu tố và điều quan trọng là các bạn có biết cách phối hợp các yếu tố đó đúng cách và đúng thời điểm hay không thôi. Một bài Powerpoint thông thường chỉ là những slides show đơn giản. Nay mình sẽ giúp các bạn có được một bài Powerpoint mix thật ấn tượng nha.

1.Thông tin

Một bài thuyết trình thì lúc nào cũng cần phải có thông tin thật chính xác và đầy đủ vì vậy việc tìm kiếm thông tin rất quan trọng và thường được các bạn triển khai đầu tiên.Vậy phải tìm kiếm như thế nào để bài viết của mình thật có ích? Các bạn hãy chú ý vào đề tài của mình và lập ra một dàn ý cho bài thuyết trình, từ đó các bạn có thể phân công cho bạn bè mình cùng tìm dễ dàng theo dàn ý có sẵn đó. Khi tìm kiếm thông tin các bạn nên thay đổi từ khóa nhiều lần để có thể tìm kiếm được nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên thông tin nên sát với bài học hoặc chủ đề, các bạn đừng nên mở rộng quá nhiều sẽ khiến cho bài thuyết trình trở nên dài dòng và nhàm chán. Sau khi tìm đủ thông tin các bạn còn nên biên tập lại những đoạn thông tin vụn vặt đó thành những đoạn mạch lạc và có tính thống nhất với nhau.

2. Hình ảnh

Một bài thuyết trình mà từ trên xuống dưới chỉ toàn là chữ thì khô khan quá các bạn nhỉ? Vì vậy chúng ta cần phải chen vào đó là những hình ảnh hay những đoạn clip làm bài trình diễn của chúng ta trở nên hấp dẫn hơn và thu hút sự tập trung từ mọi người.Với những bài phóng sự về các buổi học tập ngoại khóa, những buổi đi thực tế,…thì hình ảnh tự chụp và clip tự quay luôn làm mọi người cảm thấy hứng thú nên nếu có điều kiện thì các bạn cũng nên thử cách này đi nhé. Để xử lý hình ảnh thì chúng ta đã có photoshop còn để chỉnh sửa biên tập phim thì windows movie maker và như vậy việc chèn hình ảnh và clip đã không còn quá khó khăn các bạn nhỉ? Nếu được mấy bạn có thể chèn thêm nhạc phù hợp sẽ gây hiệu ứng tốt hơn nữa áh.

3. Theme và hiệu ứng cho bài trình diễn powerpoint

Một màn hình tối thui chỉ có chữ và hình trên đó thì thật chán ngắt vì thế chúng ta sử dụng theme như một phụ tá đắc lực giúp cho bài thuyết trình của bọn mình bắt mắt hơn. Nếu như những theme trên máy không làm thỏa mãn con mắt của bạn thì bạn có thể down theme từ trên mạng xuống. Cũng như theme, dùng hình động cũng là một cách để khiến bài của chúng ta trông đỡ “ngán” hơn. Nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng hình động và theme mà phải biết sử dụng chúng một cách hợp lý. Nếu bạn biết về photoshop thì đó cũng là một lợi thế để tạo ra những theme đẹp, độc đáo. Các bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều hiệu ứng trong một slide vì điều đó sẽ khiến cho người xem rất mỏi mắt khi cứ phải chăm chú theo dõi những dòng chữ chạy hay hình ảnh đổi kiểu hiệu ứng xoành xoạch.

4. Người thuyết trình

Một yếu tố cuối cùng nhưng rất quan trọng chính là người thuyết trình. Khi làm việc trong một tập thể chúng ta nên lựa người nói là người hiểu bài thuyết trình nhất hoặc là người có khả năng nói trước đám đông tốt, nếu hội tụ được cả hai yếu tố đó thì không còn gì bằng. Nhưng cho dù đã hiểu bài thuyết trình kỹ lưỡng hay tự tin khi nói trước cả một tập thể lớn thì các bạn cũng nên đọc lại bài thuyết trình nhiều lần thậm chí là tập diễn thuyết một mình trên máy tính để có thể nói khớp với bài powerpoint và không bị lúng túng khi mắc phải tình huống “chữ chạy đằng chữ, người nói mặc người”. Và nhớ là phải nhớ ghi nguồn rõ ràng. Ngoài ra trong lúc thuyết trình để không trở thành “tiến sĩ gây mê”, các bạn nên thay đổi giọng điệu, tạo những điểm nhấn bằng cách lên giọng hoặc nhấn giọng ,tránh cách nói đều đều từ đầu đến cuối bài hoặc cách nói "à…ừ" khiến bài nói bị đứt đoạn, không mạch lạc. Khi có người đặt câu hỏi điều đó chứng tỏ bài thuyết trình của bạn đã khiến cho người nghe chú ý và suy nghĩ rồi đấy vì vậy các bạn hãy tôn trọng những câu hỏi và trả lời thật ngắn gọn nhưng đầy đủ ý vào nhé. Còn nếu không trả lời được thì các bạn hãy ghi câu hỏi lại và giải đáp khi tìm đủ thông tin. Điều đó còn thể hiện một tác phong diễn thuyết chuyên nghiệp, một điều mà các bạn sẽ rất cần cho nghề nghiệp trong tương lai đấy.
 
Top Bottom