Làm ơn giúp mình làm lập dàn bài chi tiết Nghị luận văn học.......Thanks nhìu.......

N

nhoc_chanh_kiwi9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Suy nghĩ của em về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
2. Suy nghĩ về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
3. Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
4. Những đặc sắc của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
5. Những đặc sắc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
6. Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ Nói với con của y Phương.
7.Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
8. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Giúp mình với. Mình đang phải bù đầu với mấy cái đề tập làm văn nghị luận văn học
cần lập dàn ý chi tiết và một bài văn hoàn chỉnh.Phiền mọi người chút nha...Thanks nhìu......
 
Last edited by a moderator:
2

251192

đây là lớp 9 ak` e?
chị có thể làm giúp e 1 số đề thôi vì nhiều đề chị không nhớ rõ nội dung
3. Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.(chị
chỉ nhớ 2 khổ thơ đầu ) Lập dàn ý:
MB:giới thiệu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sang thu
nêu vấn đề,giới thiệu,cảm nhận tinh tế về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu của miền bắc bắc bộ
TB:nội dung:sự chuyển biến không gian lúc sang thu được HUU THINH cảm nhận qua nhiều yếu tố, = nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế
-hương ổi lan vào không gian,phả vào gió se
-sương thu giăng mắt nhẹ nhàng,chuyển động chầm chậm nơi cùn thôn ngõ xóm:sương "chùng chình" qua ngõ
-dòng sông trôi 1 cách thanh thản gợi nên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên.Những cánh chim bắt đầu vội vã trong buổi chiều hoàng hôn
-cảm giác giao mùa đc diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ::vắt nửa mình sang thu"
-nắng cuối hạ vẫn còn nồng nàn,còn sáng,nắng nhạt dần
-những ngày giao mùa,đã ít đi những cơn mưa mùa hạ
-nghệ thuật:các biện pháp tu từ,biện pháp nhân hoá:sương chùng chình,mây vắt nửa mình cùng với những động từ mạnh,góp phần diễn tả sự ngỡ ngàng khi trời đất chuyển mùa.
-thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng,lắng sâu
-giọng thơ đằm thắm diễn tả nhiêu cug bậc tinh tế của tâm hồn
KB:đánh giá,nhấn mạnh nội dung của bài thơ
-cảm xúc và tâm trạng của mình
 
C

congchualolem_b

Để phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện trước tiên em giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm,trong đó có nhân vật anh than niên là tiêu biểu nhất ,nhân vật này có 1 số nét đáng lưu ý như sau:
-ng thanh niên k xuất hiện ngay từ đầu mà xuất hiện khi chiếc xe chở ông họa sĩ dừng lại nghỉ.Cuộc gặp gỡ giữa ng thanh niên và các nhân vật khác diễn ra nhanh chóng nhưng đủ để mọi ng kịp khắc sâu 1 ấn tượng về anh
-ng thanh niên là ng anh hùng thầm lặng:1 mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m công việc đòi hỏi lòng kiên trì ,tinh thần trách nhiệm,sự tỉ mỉ,chính xác.
-Sống trong nỗi cô đơn thường trực,1 mình trên đỉnh núi đến nỗi lúc nào cũng “thèm ng quá”.
-Nhưng ng thanh niên ấy luôn biết vượt lên hòan cảnh và giữ đc lòng yêu đời(ham đọc sách ,hái hoa,luôn vui vẻ khi gặp ng khác…)vì anh luôn ý thức đc tinh thần trách nhiệm,muốn cống hiến nhiều hơn cho quê hương,đất nước.
Sau khi đi phân tích và khai triển các ý đó em nêu tóm lược nội dung và nghệ thuật đc sử dụng trong truyện để làm kết bài nhớ là có đề cập tới anh thanh niên lần nữa nha ,chúc em làm bài tốt
 
C

congchualolem_b

Bài thơ “sang thu” của Hữu Thỉnh:


1. Sự biến đổi của trời đất lúc sang thu được HT cảm nhận bắt đầu từ ngọn gió se – ngọn gió heo may riêng biệt của mùa thu – mang theo hương ổi; và sau đó được tiếp tục gợi tả qua hình ảnh sương thu bảng lảng ngoài ngõ, nước sông có vẻ như không buồn chảy, những cánh chim vội vã bay đi, mây trời dường đã nhuốm sắc thu, nắng hạ còn đó nhưng đã bớt dần những cơn giông mùa hạ kèm theo tiếng sấm, hàng cây có vẻ lặng lẽ trầm tư.

2. Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển không gian lúc sang thu rất tinh tế. Nhà thơ nghe được “hương ổi” “phả vào trong gió se”. Từ “phả” thật có hồn, không phải vì nó mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín “phả” hương thơm vào trong gió, làm cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho.

Nhà thơ thấy được “sương chùng chình qua ngõ”. Trong TV, “chùng chình” nghĩa là cố ý chậm chạp để kéo dài thời gian. Với chữ “chùng chình” mùa thu bỗng hiện lên với tư thế như một con người đang bước những bước chân chậm chạp đến giữa đất trời.

Con sông thì “được lúc dềnh dàng”. Chữ “dềnh dàng” gần giống như chữ “chùng chình” chỉ tác phong chậm chạp, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết hoặc những việc phụ. Từ láy có sức gợi tả sắc thái riêng của dòng sông bắt đầu vào thu. Nhà thơ mượn những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự biến chuyển nhẹ nhàng của trời đất phút giao mùa.

3. Hình ảnh “đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu” là một hình ảnh độc đáo mà cái hay của nó khó có thể cắt nghĩa rõ ràng. Có lẽ đó là hình ảnh đẹp nhất, đặc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.

Hai dòng cuối bài cũng rất đẹp: “sấm cũng bớt bất ngờ - trên hàng cây đứng tuổi”. Sấm – âm thanh của những cơn giông thường có vào mùa hạ - không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây, nhìn giống như hàng cây đã “đứng tuổi”. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn: con người đã đứng tuổi, đã từng trải thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời.
 
C

congchualolem_b

Bài thơ “nói với con”

1. Cội nguồn sinh dưỡng của con:

a. Tình yêu thương của cha mẹ:

Bốn câu thơ đầu gợi lên không khí gia đình ấm áp, quấn quýt của gia đình với hình ảnh đứa con, cha, mẹ, tiếng nói, tiếng cười: “chân phải bước tới cha…hai bước tới tiếng cười”. Từng bước đi, từng tiếng nói, từng tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận. Và cứ thế, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.

b. Sự đùm bọc của quê hương: Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động và trong thiên nhiên mơ mộng, nghĩa tình.

- Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm sắc màu dân tộc: “đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”
- Những từ “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể các động tác lao động vừa nói lên tình gắn bó, quấn quýt.
- Rừng núi quê hương thật thơ mộng, nghĩa tình: “rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”. Địêp từ “cho” mang nặng nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con cả về tâm hồn lẫn lối sống.

2. Lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của cha:

Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” – con người của quê hương, nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
- “người đồng mình” sống vất vả và mạnh mẽ. khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo: “sống trên đá…không lo cực nhọc”
- Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không ai “nhỏ bé” về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Những con người ấy bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”. Từ đó, ngừoi cha mong muốn con tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời: “con ơi tuy thô sơ da thịt…nghe con”. Những lời của người cha vừa toát lên tình cảm yêu thương trìu mến và niềm tin tưởng đối với con, vừa truyền cho con niềm tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
 
C

congchualolem_b

Phân tích bài thơ “Viếng Lăng Bác”:

1. Khổ 1: hai câu thơ đầu như một lời tự sự nhưng đã chứa bao nhiêu cảm xúc: con ở miền Nam….bát ngát
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”. Bác đã vĩnnh viễn ra đi khi nước nhà còn chia cắt. Câu thơ của VP đã mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi, thân thương vừa trân trọng, thành kính.

Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về quan cảnh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương việt: “ôi hàng tre…thẳng hàng”. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ đã liên tưởng đến cây tre VN, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ của con người VN.

2. Khổ 2: được bắt đầu bằng hình ảnh Mặt Trời: “ngày ngày…rất đỏ”. Có hai mặt trời: mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực ở câu thứ hai là ẩn dụ. Lấy mặt trời để ví với Bác, thể hiện sự tôn kính của mình cũng như của tòan thể nhân dân với vị lãnh tụ vĩ đại. Còn được biểu hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác: “ngày ngày dòng…chín mùa xuân”. Người vào thăm mang hoa viếng Bác, đó là hình ảnh thực. Nhưng nhà thơ lại muốn nói đến “tràng hoa” khác. Nhìn dòng người nối tiếp nhau nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa dâng Bác. Lại là sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính của nhân dân với Bác Hồ.

3. Khổ 3:diễn tả cảm xúc khi vào trong lăng: “bác nằm trong…ở trong tim!”. Khổ thơ gồm 4 câu 7 chữ cân đối, trang nghiêm, phù hợp với không khí trong lăng. Không gian và thời gian như đang ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận Bác chỉ đang như chìm vào “giấc ngủ bình yên”, đó cũng là ấn tượng thực của mọi người khi vào thăm lăng Bác. Hình ảnh “vầng trăng” là hình ảnh liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ. Có thể liên tưởng ấy bắt đầu từ ánh sáng rất dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Khi đã xuất hiện hình ảnh thơ, “ vầng trăng dịu hiền” gợi lên tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ đầy trăng của người. Từ hình ảnh “vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh “trời xanh”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”, Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”, biểu hiện trực tiếp và cụ thể nỗi đau xót trong hình thức một câu hỏi tu từ không có lời đáp.

4. Khổ cuối: bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải về miền Nam: “Mai về miền Nam…chốn này”. “mai về miền Nam”, nhớ thương Bác đến “trào nước mắt”. Câu thơ có cách diễn đạt mộc mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Ba câu thơ cuối bắt đầu bằng điệp ngữ “muốn làm” bày tỏ niềm mong ước. Tấm lòng lưu luyến của nhà thơ gửi vào trong niềm mong ước thiết tha muốn hóa thân vào những cảnh vật bên Bác. Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.

5. Nghệ thuật:

+ Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
+ Thể thơ 8 chữ, xen lẫn 7 chữ và 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với niềm mong ước.
+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng như “mặt trời trong lăng”, “trăng hoa”, “vầng trăng”, “trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
 
C

congchualolem_b

mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)​

1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên hiện lên trong khổ thơ đầu:

- được miêu tả bằng hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, với vài nét phác họa đã vẽ ra được cả k gian cao rộng với dòng sông và bầu trời bao la, cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc – màu đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời”

- hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bộc lộ cảm xúc tươi vui, hồn nhiên, trong trẻo của tác giả trước mùa xuân: “từng giọt…tôi hứng”. Có thể “từng giọt” mưa long lanh rơi trong ánh sáng của trời xuân, ngoài ra còn có thể hiểu theo cách khác: nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Theo hướng này, câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác rất kì diệu: từ thính giác chuyển sang thị giác và xúc giác. Âm thanh tiếng chim tạo ra hình khối, ánh sáng, màu sắc cụ thể đến mức hứng được. Hình thơ đẹp một cách bất ngờ, diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời.

2. Hai khổ thơ tiếp: mùa xuân của đất nước

- Hình ảnh “mùa xuân…ra đồng” nói về mùa xuân của đất nước với 2 nhiệm vụ chính là chiến đấu và lao động, là ý thơ quen thuộc. Hay ở chỗ gắn hình ảnh ng lính, ng nông dân với màu xanh của lá non. “lộc giắt đầy”, “lộc trải dài”, hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân của đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa xuân theo “người cầm súng” và “người ra đồng” đến với mọi miền đất nước. Hoặc chính họ mang đến mùa xuân. Trong màu xanh non ẩn hịên một sức sống tràn trề, nhà thơ nghe trong màu xanh ấy “tất cả như hối hả - tất cả như xôn xao”.

- Từ đó say sưa ngắm về tổ quốc: “đất nước…phía trước”. Hai câu đầu bình thường, nhưng hai câu cuối là hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa: đất nước đẹp, tỏa sáng như vì sao, đang thẳng tiến bằng sức mạnh “bốn nghìn năm vất vả và gian lao”. Bộc lộ niềm cảm phục, niềm tin vào một dân tộc anh hùng. Nhịp thơ nhanh, phấn chấn

3. Tâm niệm của nhà thơ:

- khổ 5 và 6 mạch thơ chuyển sang bày tỏ suy nghĩ, tâm niệm trước mùa xuân của đất nước: “ta làm…khi tóc bạc”
- Phép trùng điệp “ta làm”, “ta nhập vào” diễn tả tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cho sự nghiệp chung.
- Thể hiện qua những hình ảnh thơ đẹp tự nhiên, giản dị
+ Con chim hót, một cành hoa:khổ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân bắt đầu từ bông hoa tím biếc , âm thanh của tiếng chim chiền chiện vang trời. Còn khổ này, tác giả mượn những hình ảnh ấy để nói lên nguyện vọng của mình, đem cuộc đời hiến dâng cho đất nước.
+ Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả chỉ xin làm một “con chim hót”, “một nhành hoa”. Giữa bản “hòa ca” tươi vui đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ chỉ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ 1 diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé. Những hình ảnh con chim, nhành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một “mùa xuân nho nhỏ - lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả đều mang hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.

- Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguỵên của TH đã đi vào lòng ng đọc, lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: mỗi ng mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, cống hiến sức mình dù là nhỏ bé cho đất nước, phải k ngừng cống hiến “dù là tuổi hai mươi – dù là khi tóc bạc”, đó mới là ý nghĩa của kiếp làm người.

4. nghệ thuật:

- thể thơ 5 chữ gần với làn điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Âm hưởng ấy xuyên suốt toàn bài, thể hiện rõ ở khổ cuối. Gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch trong cảm xúc. Giọng thơ biến đổi, phù hợp với nội dung cảm xúc từng đoạn

- kết hợp hình ảnh cụ thể, tự nhiên với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.

- Cấu tứ chặt chẽ dựa trên sự phát tiển của hình ảnh mùa xuân.
 
C

congchualolem_b

- Là con gái HN vào chiến trường. PĐ có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên ng mẹ, 1 căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh ở HN trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống trong cô trong những ngày ở chiến trường. Đoạn hồi tưởng về tuổi học trò bộc lộ rõ nét tính cách hồn nhiên, vô tư, một chút tinh nghịch, mơ mộng của một thiếu nữ. Trên cao điểm, chỉ một trận mưa đá đi ngang qua cũng đánh thức những kỉ niệm ấu thơ và nỗi nhớ về thành phố thân thương, về gia đình. Nó vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường.

- Những thử thách và nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí cả cái chết, k thể làm mất đi ở cô cũng như những ng đồng đội sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai. PĐ vẫn là ng con gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. Cũng như các cô gái mới lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức bên ngoài của mình. Cô biết mình đẹp và đc nhiều ng để ý. Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng t/c cho 1 ai. Rất nhạy cảm nhưng cô lại kín đáo, k hay biểu lộ t/c của mình trước đám đông.

- PĐ yêu mến những ng đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành t/y và lòng cảm phục cho tất cả những ng chiến sĩ mà cô gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường ra trận.

Nhà văn tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong mà đặc biệt là nhân vật phương định

Đó là những nét chính của nhân vật PĐ, còn khi đi phân tích em đi theo thứ tự lần lượt như sau:

- Tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của PĐ thời học sinh.
- Tính nhạy cảm, mơ mộng, yêu ca hát từ thưở còn đi học đến khi vào chiến trường.
- Nét xinh xắn và hơi điệu khiến cánh pháo thủ và lái xe quan tâm.
- Chất anh hùng trong công việc thường ngày của cô.
- Tinh thần dũng cảm trong 1 cuộc phá bom đầy nguy hiểm.
Hầu hết những nét chính và dàn ý đều ăn với nhau, có hai ý cuối em có thể tự đi sâu vì chủ yếu cần đưa dẫn chứng để làm rõ nét anh hùng của PĐ
 
2

251192

4. Những đặc sắc của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Lập dàn ý:
MB:trình bày cảm nhận của mình về tác giả,về bài thơ
TB:luận điểm1:khổ thơ 1
-h/a nhà thơ ra viếng lăng bác _xưng hô:c0n=>tạo sự gần gũi,thân mật như lời con nói với người cha dag kinh. _thể thơ 8 chữ diễn ta đc cảm xúc dâng trào của người con miền nam ra thăm lăng Bác
-từ xa trong làn sương mơ` trước lăng Bác thì Viễn Phương đã thấy 1 "hàng tre" bát ngát
b)luận điểm2
-nhà thơ ca ngợi hình ảnh cao đẹp của BAC HỒ(trích 4 câu thơ đầu)
-ly' lẽ 1:cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ là khá độc đáo.vì sao?
-nhịp điệu bài thơ:chầm chậm theo bước chân dòng người đi trong thương nhớ
-hình ảnh "ngày ngày..":liên tục vào lăng viếng Bác la1 minh chứng hùng hồn cho tấm lòng thương nhớ,mến yêu của toàn thể dân tộc
-nghệ thuật hoán dụ cũng đc vận dụng 1 cách khéo léo trong từ:"mùa xuân".nó vừa nói lên Bác đã sống 79 năm thật đẹp đẽ thật vinh quang.Bác sẽ sống mãi,sẽ bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam
c)luận điểm 3:
-những lời thơ tiếp theo vẫn là những dòng tâm tình mang nặng thương nhớ (trích khổ3)
- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Suốt cuộc đời của Bác là 1 chuỗi ngày hoạt động sôi nổi liên tục không ngưng,lo cho dân,cho nước
-"bình yên" thư giãn nghỉ ngơi là 1 giấc ngủ vĩnh cửu
-vẫn biết quy luật của tạo hoá là có sinh có tử nhưng nhà thơ lại nghe nhói ở trong tim=>đó chính là sự diễn tả nỗi đau xót to lớn khi Bác vĩnh viễn đi xa.Bác mất chính là 1 tổn thất không gì bù đắp nổi
d)luận điểm 4:
-là niêm cảm xúc dâng trào và những lời ước nguyện chân thành của nhà thơ.
-trước nhưng khổ cực nhân dân miền nam không rơi lệ(...)nhưng trước vị cha già kính yêu thì không cầm đc nước mắt.
-tác giả muốn hoá thân(ước nguyện)
KB:đưa ra nhận xét.nhận định về tác phẩm.
 
Last edited by a moderator:
T

thobiha

Phân tích nhân vật Phương Định nè

Là cô gái hồn nhiên, vô tư, một chút tinh nghịch, mơ mộng của một thiếu nữ. Trên cao điểm, chỉ một trận mưa đá đi ngang qua cũng đánh thức những kỉ niệm ấu thơ và nỗi nhớ về thành phố thân thương, về gia đình. Nó vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường.

- Những thử thách và nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí cả cái chết, k thể làm mất đi ở cô cũng như những ng đồng đội sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai. PĐ vẫn là ng con gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. Cũng như các cô gái mới lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức bên ngoài của mình. Cô biết mình đẹp và đc nhiều ng để ý. Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng t/c cho 1 ai. Rất nhạy cảm nhưng cô lại kín đáo, k hay biểu lộ t/c của mình trước đám đông.

- PĐ yêu mến những ng đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành t/y và lòng cảm phục cho tất cả những ng chiến sĩ mà cô gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường ra trận.
 
Top Bottom