“Ánh trăng” gợi nhắc về lẽ sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về thái độ ứng xử đối với quá khứ của thế hệ trẻ ngày nay.
Thanks!
@Phạm Đình Tài
- Đất nước bốn ngàn năm văn hiến, trải qua nhiều cuộc đấu tranh oanh liệt, vận mệnh của Tổ quốc bị đe doạ, sự sống còn của mỗi người dân gắn liền với sự sống của đất nước, không có quyền lợi nào sánh bằng quyền lợi của Tổ quốc
- Trong thời điểm ấy, con người và thiên nhiên đã trở thành bạn bè, tri kỉ.
- Người lính được hình thành bởi nhiều phẩm chất quý giá: yêu nưỡc, dũng cảm, biết chấp nhận và vượt qua khó khăn, sống đầy lạc quan, yêu thiên nhiên, sống có ước mơ, có lí tưởng cao đẹp về ngày tháng độc lập, tự do, đất nước hoà bình.
- Trong xã hội hiện đại, thời gian như con nước lẳng lặng chảy xuôi dòng một cách vô tình, những giá trị truyền thống dần bị mai một, lãng quên (hình ảnh Ánh đèn điện, hình ảnh "Ông đồ" của V.Đình Liên...).
- Đó là thực trạng đáng buồn và đáng xấu hổ, chúng ta cần nhớ rằng ngày độc lập vẻ vang, ngày hoà bình mà chúng ta đang được đứng ở đây phải đánh đổi bởi biết bao xương máu của thế hệ cha anh
- Sống để khắc vào tâm cốt mình những điều cao cả ấy, sống không phải để xa rời quá khứ, chỉ biết đến hiện tại, ảo mộng về tương lai. Thế hệ trẻ hôm nay cần tiếp nối, gìn giữ những giá trị cổ truyền, phát huy những nếp nghĩ, nếp sống, hành động của người nắm tương lai của đất nước, không ngừng trau dồi tri thức, lĩnh hội các kĩ năng xã hội, giao tiếp,... lí thuyết đi đôi với thực hành.
- Phê phán người chỉ quan tâm đến bản thân, tuổi trẻ nhưng hèn nhát, yếu đuối, kẻ sống tham lam và đặc biệt là tâm can đánh mất lịch sử dân tộc, làm những việc trái với đạo lí, kể cả phạm pháp,...
- "Ngửa mặt lên nhìn mặt" con người đang đối diện với vầng trăng hay mặt người đang đối diện với mặt mình của ngày hôm qua? Liệu có còn một ánh trăng "vành vạnh" độ lượng nữa không? Con người hay thế hệ trẻ chỉ sống khi họ gìn giữ, cho đi và cống hiến.