Làm hộ mình nhé , mình k đc jỏi văn !

T

thuha_148

*MB: Giới thiệu chung về Tố Hữu , bài thơ Việt Bắc và đoạn thơ mang màu sắc dân tộc đậm đà của việt Bắc.(cái này mình ko nói nhiều, mỗi người cóa cách vào bài riêng)
*TB:
- Vị trí đoạn thơ: bài thơ có 150 dòng thơ, có thể chia làm 3 phần. Phần 1 tái hiện giai đoạn gian khổ mà vẻ vang của cách mạng và kháng chiến. Phần 2 diễn tả sự gắn bó giữa miền xuôi vs miền ngược trong viễn cảnh tươi sáng. Phần kết ca ngợi công ơn của Đảng, của Bác Hồ đv dân tộc. Đoạn thơ nằm ở phần mở đầu của Viiẹt Bắc. Sau những dòng thơ tái hiện khung cảnh , tâm trạng chia tay lưu luyến xúc động "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" là 12 dòng thơ diễn tả nỗi lòng kẻ ở- nỗi lòng của đồng bào các dt Viẹt Bắc.
-Nêu khái quát những biểu hiện sơ lược của màu sắc dân tộc trong đoạn thơ: thể hiện qua tiếng nói trữ tình của kẻ ở nhắc nhở người đi về những ân nghĩa, ân tình cách mạng đã có trong quá khứ. ND trữ tình ấy biểu đạt = thể thơ lục bát , ngôn ngữ thơ dung dị, gần gũi vs ca dao, giàu hình ảnh, giọng thơ tâm tình...
- Phân tích:
Bạn chú ý vừa phân tích nôi dung xen lẫn nghệ thuật.
Về nghệ thuật, ở đoạn thơ này, bạn nên làm rõ 2 ý:
a) Màu sắc dân tộc trong hình thức:
+ Vận dụng sáng tạo lối đối đáp trong ca dao
+ Thơ lục bát truyền thống
+Ngôn ngữ thơ giàu tính dân tộc. Đại từ "mình" - "ta" đóng vai trò như 1 thủ pháp nghệ thuật độc đáo thể hiện sự phân thân của chủ thể. Cuộc chia tay lịch sử của những con người cách mạng đc diễn tả như cuộc chia tay của 1 đôi bạn tình. Lưu ý đại từ "mình" đc sử dụng linh hoạt, biến hóa...
+Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết dc tạo ra từ những hình thức điệp đa dạng. Việc sử dụng stạo "mình" cũng góp phần làm cho giọng diệu thơ càng trở nên đằm thắm nghĩa tình và trìu mến yêu thương.
b) Màu sắc dân tộc đậm đà trong nội dung
+Đề tài mang đậm màu săc dân tộc: chia tay, tiễn biệt
+Chủ đề: tái hiện bức tranh chân thực , sống động, gợi cảm về thiên nhiên và cuộc sống con người Việt Bắc...


-Đoạn thơ đã thể hiện tập trung tính dân tộc trong thơ TH ở cả nghệ thuật và nội dung tư tưởng.
- Qua đoạn thơ, có thể nhận thấy 1 đặc sắc nổi bật nhất trong phong cách nghệ thuật thơ tH là tính dân tộc
-Từ những trang thơ ấy, người đọc có thể hiểu rõ hơ đống góp đầy ý nghĩa của thơ TH đv sự nghiệp CM chung của dân tộc . Nếu Đỗ Phủ đc mệnh danh là "thi sử" của XH Trung Quốc thời Đường thì thơ TH xứng đáng coi là "thi sử" cảu CM VN
*KB:
Nêu cảm nghĩ của bạn về đoạn thơ và bài thơ hoặc thơ TH nói chung
 
T

thuha_148

Bạn tham khảo thêm:
Giới thiệu về Việt Bắc:

Việt Bắc không chỉ là cái nôi của Cách mạng Việt Nam trong những năm tiền khởi nghĩa, mà còn là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đồng bào Việt Bắc đã cưu mang che chở cho Đảng, cho Chính phủ, cho bộ đội từ những ngày gian khổ cho đến ngày toàn thắng vẻ vang.
Hoàn cảnh sáng tác
Tháng 10 năm 1954 những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, TW Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc
Sắc thái tâm trạng và lời đối đáp của nhân vật trữ tình
*Nỗi niềm người ở lại
- Đoạn thơ đầu là 2 câu hỏi của người ở lại.
Kiểu xưng hô “mình ta” ngọt ngào đầy yêu thương.
Điệp ngữ “Mình về, mình có nhớ…” : âm điệu ray rứt băn khoăn .
+ “Mười lăm năm ấy – thiết tha mặn nồng”: 1941 – 1954 là chặng đường dài với bao kỉ niệm gắn bó.
+ Núi, nguồn: hình ảnh tiêu biểu của núi rừng Việt Bắc  cội nguồn cách mạng.
Đoạn thơ thứ 3 với nhiều câu hỏi liên tiếp là cảm xúc dâng tràn của người ở lại.

 Tình cảm chân thành sâu sắc của đồng bào Việt Bắc.

*Tình cảm người ra đi
- Đoạn thứ 2 là lời đáp lại của người ra đi.
Các từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn  gợi tả rất chính xác không khí và tâm trạng lúc chia tay.
Hình ảnh “áo chàm”: nghệ thuật hoán dụ chỉ con người Việt Bắc giản dị chân tình.
“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” dấu chấm lửng cuối câu, nhịp cách quãng ngập ngừng tạo ra khoảng lặng lắng đọng đầy cảm xúc vấn vương.
Khẳng định tình yêu thủy chung

 Người ra đi bịn rịn luyến lưu với bao nỗi niềm thương nhớ .
Cấu tứ đoạn thơ
Hình thức đối đáp: cả lời hỏi và lời đáp đều triền miên trong nỗi nhớ.
Sử dụng từ ngữ Mình – Ta quen thuộc của ca dao.
Đối đáp – đối thoại cũng là độc thoại để bày tỏ tâm tư tính cảm.
 Ân tình cách mạng của người Việt Bắc và người cán bộ về xuôi được thể hiện như tâm trạng của tình yêu đôi lứa.

 
Top Bottom