Làm hộ em đề cương học kì II với

Q

quycua9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:Dựa vào bài "Bàn về phép học"-Nguyễn Thiếp,hãy bàn luận về phép học đúng đắn
Đề 2:Hãy chứng minh: "Quyết định rời đô của Lí Công Uẩnlaf 1 quyết định sáng suốt,anh minh vi sự tồn vong muôn đời của xã tắc" thể hiện qua "Chiếu dời đô"
Làm nhanh hộ em nka.Thứ 5 nay em thi rồi
 
M

meoprovip1999

học và hành

Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.
Học là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua bạn bè, các lĩnh vực trong đời sống diễn ra xung quanh ta. Nhưng, dù học theo cách nào, ở đâu hay khi nào thì mục đích của việc học là giúp chúng ta phong phú thêm sự hiểu biết của mình, từ đó ta sẽ có hành trang vững chắc để đem kiến thức vận dụng vào cuộc sống thực tế. Ông cha ta cũng có câu: “ Nhân bất học bất trí lí” có nghĩa là người không học thì không biết cũng như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học thì không hiểu rõ đạo”...
Hành là quá trình đưa những lí thuyết ta đã được học, được dạy và được tiếp xúc trên sách vở vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể trong hiện thực cuộc sống, công việc. Tục ngữ cũng có câu: “ Trăm hay không bằng tay quen”; tức hành là để quen tay, có kĩ năng thành thạo. Việc thực hành giúp chúng ta nắm chắc được kiến thức, nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu hơn và cụ thể hơn những điều được học. Thực hành còn giúp ta ta kiểm chứng được sự thực tế cũng như độ đúng sai của chúng để từ đó rút ra được kinh nghiêm quý báu cho bản thân mình.
Như vậy, ta có thể thấy được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa học và hành. Nếu chỉ chú trọng về học mà không hành thì những kiến thức ta học được là vô nghĩa, là lí thuyết suông, khi phải thực hành sẽ lúng túng. Ví dụ như tình trạng nhiều học sinh, sinh viên nước ta hiện nay, có những học sinh kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa vẫn chưa biết việc chọn trường chọn ngành của mình. Hơn nữa, thiếu kinh nghiệm thực tế nên hạn chế khả năng sáng tạo, từ đó nhiều tài tài năng dần bị hao mòn. Ngược lại, hành mà không học thì những gì ta làm chỉ theo cảm tính của riêng mình vì ta không có một tí chút kiến thức, hiểu biết gì về việc mình sẽ thực hiện. Phương pháp học tập như vậy là hoàn toàn sai lệch với thực tế. Thực hành sẽ không có kết quả cao, nhất là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển. Khi đó, ta sẽ trở thành con người đi sau thời đại, khó có thể tìm một con đường đi cho riêng mình. Ta có thể ví dụ như làm một bài văn thuyết minh, nếu ta không nắm rõ được phương pháp, cách làm bài cũng như điều phải chứng minh thì ta rất dễ lạc đề. Lúc đó dù ta có thực hành nhiều đến mấy cũng không có kết quả như mong muốn.
Vì vậy, học phải đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng nhất vì kiến thức là cơ sở lí thuyết, có tác động chỉ đạo việc thực hành, giúp ta đạt kết quả cao. Hơn nữa, biết kết hợp giữa học với hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện; vừa có lí thuyết, vừa có kĩ năng thực hành. Từ đó, kho tàng kiến thức của ta lại càng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Không những thế, đó cũng là cơ sở để phát triển khả năng bản thân. Thực tế đã chứng minh, Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba, học tập kinh nghiệm khắp nơi. Tới khi Người trở về Việt Nam, Người đã vận dụng những kiến thức mình học được từ các nước bạn để về lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Hiện nay tỉ lệ học sinh giỏi, đậu đại học, tốt nghiệp đại học loại giỏi, được cấp bằng thạc sĩ ngày ngày càng nhiều, không thua kém gì các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đó cũng là do cái lối học vẹt, cái lối học hình thức, lối học cầu danh vọng mà La Sơn Phu Tử đã đề cập tới ở bài:”bàn luận về phép học”.Học phải đúng cách thì mới có thể đạt hiệu quả. Những điểm số, những thành tích trong nhà trường chỉ là phương tiện để động viên, để khích lệ tinh thần học tập chăm chỉ thôi, còn ý thức học của mỗi chúng ta vẫn cần trước tiên là sự nghiêm túc.
Tuy đã cách chúng ta hơn 3 thế kỉ nhưng phương pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn đúng.Chính vì vậy, là những người học sinh, chúng ta cần phải noi theo lời dạy của ông để trở thành những con người có ích cho đất nước.
 
Top Bottom