Làm hộ em các đề bài tập làm văn này với ( đề ôn tập thi hkii 2012-2013 )

D

drag0nfire001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Không nên học tủ học vẹt
2.Cách làm một món đồ chơi
3.Suy nghĩ của em về vấn đề ''chơi'' và ''học'' trong những ngày hè.
4.Khuyên các bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn
5.Bàn về việc hiện tượng ăn mặc không lành mạnh và thói đua đòi của 1 số học sinh ngày nay.
Mọi người làm giúp em nha. Em thanks mọi người trước
MOD duyệt bài sớm dùm em, em sắp thi rùi. Thanks MOD
 
L

lynhatmaivip

Đề 1:
MB:
"Học" là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là "học vẹt" và "học tủ".
TB:
"Học vẹt" là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì "bó tay".

"Học tủ" hơi khác so với "học vẹt". "Học tủ" là chọn một phần kiến thức trong vô vàn kiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.

Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều cùng một nguyên nhân. Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp "học vẹt", "học tủ" là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn. Họ học chỉ là để đối phó, kiếm cái bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ không biết rằng họ dễ dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi. Một nguyên nhân nữa đó là họ lười học, lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là những kiểu ăn mặc thời trang, trò chơi không lành mạnh... cứ bám trong đầu óc họ như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ.

"Học vẹt", "học tủ" mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. "Học trước quên sau", kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, "học tủ"còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị "lệch tủ" thì "xôi hỏng bỏng không".

Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyền nhiễm nghiêm trọng. Từ một cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có "sức đề kháng" cao sẽ dễ dàng bị truyền nhiễm. Họ dễ học theo, làm theo miễn là những gì mà họ học theo, làm theo đó có lợi trước mắt cho họ.

Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn "trứng nước" thì "học vẹt", "học tủ" sẽ mang lại hậu quả rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm quan trọng của học vấn. Bởi có thế chúng ta mới chọn lựa, định hướng được cho tương lai của mình, chọn cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính mình.Có hiểu và xác định được sự quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có động lực học tập và chọn lựa phương pháp học đúng đắn. Nhiệm vụ cần thiết thứ hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo, dạy dỗ cho học sinh ngày nay khi còn nhỏ. Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan trọng của học vấn để mỗi người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để dành thời gian, tâm trí cho việc học tập.
KB:
Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh "học vẹt", "học tủ" nữa. Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
 
H

hongngam_29

Học vẹt và học tủ
Trong thực thế xã hội ngày hôm nay , tuy đã giảm thiểu nhưng thực chất lối học
thụ động vẫn còn , đang tồn tại và dường như là đang ngày càng đang phát
triển . Lối học thụ động là j' ? Đơn giản là mỗi học sinh dường như quên hẳn
việc tự nghiên cứu tìm tòi , quen với việc gạch chân trọng điểm rồi học thuộc
lòng , đến kiểm tra thì ôn bài tủ không cần biết và nghĩ xem mình đã hiểu hay
chưa ? Lối học ấy có thực sự hiệu quả hay không khi mà đã thuộc như cháo
nhuyễn rồi quên ngay , cam đoan đấy không quá một Xã hôi phát triển đất
nước phát triển không ai đồi hỏi chúng ta trở thành những con vẹt biết nói mà
đòi hòi ở mỗi người phải có đầu óc để suy nghĩ .
Đầu tiên là việc học vẹt-học thuộc lòng một cách đóng khung một cách lập
khuôn , thậm chí nhiều người sau khi thực sự nhuyễn rôig mà cũng chẳng hiểu
trong đó nói j' , vấn đề là ở đâu , việc đó thực sự nguy hiểm nó biến ban jtrở
thành một cây sáo rỗng chỉ biết kêu và chấm hết . Thậm chí hãy suy nghĩ kĩ mà
xem , khi bạn cứ học thuộc học thuộc và học thuộc , không suy nghĩ, bạn có khả
năng sáng tạo không ? Ai nói đến bạn sẽ nói j' chắc hẳn sẽ là : tôi phải làm thế
ở lớp .... tô biết đó cũng là một phần vấn đề đó cũng là áp lực học tập chương
trihf SGK nhàm chán , nhưng bạn ơi tất cả chỉ là nguỵ biện . Bạn có hiểu chính
mình đang tự nhốt mình trong một căn phòng và bạn đang khoá nó bàng một
chiếc hcìa khoá vạn năng tự kìm hãm tự làm mình khổ cực ( không ai học thuộc
mà sướng cả ) . Nhưng tôi đã nói đó là một chiếc hcìa khoá vạn năng bạn hoàn
toàn có thể mở cánh của do chínhm ình đóng và bước ra khỏi căn phòng tối do
chính bạn xây dựng . có j' là không thể ?
============================================================
===========
Chúng ta không nên học vẹt,học tủ .Vì đây không phải là lối học đúng đắn .Nó
mang lại hiệu quả kém cho người đọc.Học vẹt là học làu làu không suy
nghĩ.Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công.Học vẹt,học
tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức ,sự nghèo nàn trong học
vấn . Người hay học vẹt ,học tủ luôn thua sút các ban.Sau này khi ra đời ,họ sẽ
không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hôi.Vì vậy ngay từ bây
giờ người hoc sinh phải tránh học vẹt và học tủ
============================================================
==============
Chắc ai cũng đã từng nghe học vẹt và học tủ.Vây học vẹt học tủ là j??Học vẹt là
học thuộc lòng nhưng ko hỉu, nó sẽ dẫn đến tình trạng "họic tr' quên sau". Còn
học tủ là học những điều mình thích , nó sẽ ko giúp ta hiêủ biết về toàn diện.
Học vẹt và học tủ đều làm cho chúng ta ko hỉu bài. Do đó chúng ta ko nen học
vẹt học tủ.


Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi

Hè là thời gian để vui chơi hay tranh thủ học tập? Làm thế nào để cân bằng hai việc này? Làm thế nào để trẻ vui vẻ học tập mà không có cảm giác bị ép buộc, áp lực, chiếm hết thời gian nghỉ ngơi quý báu của mình.

Nhà trường cho trẻ nghỉ, là cha mẹ, ai cũng muốn điều tốt nhất cho con mình. Trong hai thập kỉ qua, sự cạnh tranh để được chấp nhận vào các trường điểm, chuẩn quốc gia, trường chuyên lớp chọn đã tăng tốc và ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều phụ huynh đã bắt đầu tiếp cận, sử dụng kì nghỉ Hè của trẻ theo ý mình. Thay vì cho trẻ được vui chơi, giải trí, một số gia đình đã “tận dụng” khoảng thời gian này để “nhồi nhét”, bắt trẻ học thêm, học trước, chuẩn bị kiến thức cho năm học mới.

Theo các chuyên gia, mùa Hè là khoảng thời gian có lợi và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ học và chơi hợp lý sẽ phát triển tốt hơn hẳn những trẻ chỉ chăm chăm vào việc học hoặc chơi. Có vô số cách để kết hợp hai yếu tố này. Đến với các trung tâm ngoại khóa là một lựa chọn tốt khi bạn không có nhiều thời gian với con. Việc tiếp tục học tập các chương trình bổ trợ và kỹ năng kết hợp với các hoạt động vui chơi cùng bạn bè trong môi trường kích thích sự khám phá sẽ giúp con trẻ tích cực và năng động hơn, tránh được sự trì trệ của thời gian biểu quá buồn tẻ. Duy trì một nếp sống năng động không những giúp con bạn có thêm nhiều cơ hội học hỏi mà còn giúp con không cảm thấy ngại khi năm học mới bắt đầu. Thay vì để con ở nhà với tivi, truyện tranh, phim hoạt hình, hãy cho con tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, vui cùng bạn bè trong các trò chơi, những khám phá và vui cười cùng các bạn khác. Trẻ con học được vô cùng nhiều khi chơi, cả trí não và thể lực đều được tiếp thêm những nguồn sức mạnh mới.



Khi bạn bắt đầu lên kế hoạch cho con trong mùa Hè này, hãy suy nghĩ về những kỉ niệm như một đứa trẻ. Học tập không chỉ diễn ra trong lớp học, mà nó còn diễn ra trong các công việc hàng ngày. Nếu chú ý và chăm chỉ tìm hiểu, bạn có thể tích hợp những bài học có giá trị vào mùa Hè vui vẻ.

Đây là khoảng thời gian lý tưởng để dạy trẻ những kỹ năng thực tế quan trọng trong cuộc sống mà cả bạn và trẻ đều có thời gian hạn chế trong năm học. Bạn có thể dẫn bé vào ngân hàng, dạy bé những điều tối cơ bản về tiền, thẻ tín dụng, sự cân bằng giữa thu và chi hoặc bạn có thể hướng dẫn bé quy trình giặt quần áo bởi quần áo mùa Hè khá mỏng và dễ giặt.

Nhiều bậc cha mẹ muốn con đọc sách, tuy nhiên họ chỉ biết cách cầm quyển sách và dúi vào tay con mình, không quan tâm xem trẻ học được những gì, tất cả họ cần chỉ là nhìn thấy trẻ đọc. Thực tế sách là một dụng cụ học tập rất có ích với trẻ nhỏ, để làm cho việc đọc thú vị hơn, hãy chọn cho bé những sách phù hợp với lứa tuổi, đọc, giải thích và bàn luận với bé. Nếu có điều kiện hãy thành lập một “Câu lạc bộ sách gia đình”. Khi có môi trường trẻ sẽ hào hứng hơn, đọc sách và bàn bạc cũng hăng say hơn, ghi nhớ tốt hơn.

Mùa Hè mở ra một thế giới tươi mới cho trẻ em. Các hoạt động ngoài trời, kiến thức khoa học xuất hiện khá nhiều. Hãy tận dụng những hoạt động này. Ví dụ, bạn có thể dạy bé làm biểu đồ thời tiết bằng cách đo nhiệt độ các ngày trong tuần. Hay nghiên cứu, quan sát thiên nhiên, phân biệt sự khác nhau của các loài hoa, cây cối. Xác định môi trường sống của chúng.

Bạn nên tạo ra cơ hội để áp dụng lý thuyết mà bé được dạy ở trường vào thực tế. Giao cho bé các nhiệm vụ vừa phải, có thể hoàn thành trong khả năng để thúc đẩy sự tự tin của trẻ.

Cố gắng tránh xa các trò chơi tiếp xúc quá nhiều với máy tính, video và internet, hạn chế cho trẻ xem ti vi trong những tháng mùa Hè. Khuyến khích trẻ hoạt động, học mà chơi, chơi mà học. Sử dụng trí tưởng tượng để trẻ có một mùa hè vui tươi và bổ ích.



khuyen cac ban hoc tot hon
Trong lớp ta, từ đầu năm nay đã xảy ra một số tình trạng các bạn ham chơi, lười học nên kết quả học tập học kì một không được tốt. Do hỏng một khoản kiến thức khá lớn nên hầu như các bạn hụt hẫng, mất đi niềm tin không cố gắng được trong những học kì còn lại và những năm học sau này.

Các bạn hãy nhgĩ đến tương lai khoa học sau này, một tương lai công nghệ hoá hiện đại hoá, tất cả mọi thứ đều có sự tiến bộ vượt bậc. Liệu không có kiến thức trong đầu bạn có làm được chuyện gì ra hồn trong tương lai mình không ?Bạn theo đuổ kịp sự hiện đại đó không? Các bạn muốn bây giờ mình vui chơi thoải mái, thả mình với thời gian, hay muốn sau này mình sẽ làm được một điều gì đó cho nhân loại, bạn sẽ hết sức vinh dư, đi đâu cũng được mọi người khen ngợi, ca tụng, tiếng thơm còn lưu lại lịch sử khoa học muôn đời. Nếu bây giờ, bạn học hành không đàng hoàng, không cố gắng, lơ là, chễnh mảng, tương lai bạn sẽ ra sao? Mọi người chê cười, xỉ nhục bạn, vì bạn quá quê mùa so với thời đại, bạn quá ngu ***, bạn đi đâu người ta cũng sẽ chẳng buồn để ý đến sự có mặt của bạn, thậm chí chê bai, có thể đuổi bạn đi nữa, bạn chịu nổi một ngày mai như thế không? Bạn chọn một tương lai thế nào?

Chắc hẳn, bạn sẽ chọn tương lai tốt đẹp kia và bạn không hề muốn tương lai còn lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu bạn muốn thế thì tại sao bạn không học?

Đó chỉ là chuyện tương lai, còn hiện tại, kết quả học tập của các bạn không tốt, làm gia đình, thầy cô buồn phiền.Chắc hẳn, không có ai muốn ngườithân mình, học trò mình có kết quả học tập không tốt. Các bạn có thể vừa học vừa chơi nhưng làm sao bạn “nghiện” học chứ đừng nghiện game. Một khi bạn đã hiểu nghĩa thực sự của từ “học”, lúc đó bạn sẽ say mê học, không ngừng học, học lúc đó đối với bạn là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, một ngày không học đối với bạn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là sự “nghiện tốt đẹp”. Và khi bạn lớn lên với biết bao kiến thức đã trao dồi từ bây giờ, bạn sẽ làm được gì nào? Một nhà bác học, sử học uyên bác, nhà chiêm tinh học tài ba,nhà khoa học, vật lí học vĩ đại của nhân loại hay bác sĩ, nhạc sĩ , nhà văn,... biết bao công việc tốt đang chờ bạn trong tương lai.

Như BÁc hồ đã từng nói ;”trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vậy từ hôm nay, bạn hãy học, học vì xã hội, đất nước Việt Nam, vì tương lai của chính mình các bạn nhe
 
H

hanon_1999

Bàn về hiện tượng ăn mặc không lành mạnh và đua đòi

Việt Nam tổ quốc ta là một đất nước đa dạng phong phú về những di sản văn hóa. Trong số những di sản ấy, chiếc áo dài hay chiếc áo bà ba đều mang đậm nét truyền thống của người phụ nữ Việt. Những tà áo dài thướt tha trong gió luôn được các thiếu nữ Việt ưa chuộng và áo dài đã được đưa đến với thế giới như một tác phẩm nghệ thuật giản dị mà tinh tế của người Việt. Nhưng hiện nay xã hội dần tiến bộ, kéo theo đó là những bộ trang phục xưa cũ dần được thay thế bởi những trang phục mang phong cách phương Tây tươi mới, năng động - một sự thay đổi tốt. Mặt khác, cũng do xã hội tiến bộ mà một số bạn trẻ bắt chước theo những cách ăn mặc quái dị, không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các bạn trẻ đua đòi cha mẹ để mua những trang phục đắt tiền, quái dị, cái mà các bạn cho là hợp "mốt".

(Đây là mở bài của mình, không được tốt lắm nhưng bạn tham khảo tạm. Mình chỉ tạm viết được tới đây thôi)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoxedkjd

Đề 1
Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
 
L

leo345

ĐÂY LÀ ĐỀ 1
ọc tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.
BÀI MẪU 2
Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một con người văn minh. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi mỗi con người cần trang bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do một số yếu tố khách quan và áp lực thi cử, thường xảy ra tình trạng các bạn học sinh học tủ, học lệch, dẫn đến những hệ luỵ cho chính các bạn sau này.

Học lệch là hiện trượng phổ biến hiện nay. Các bạn học sinh thường tập trung học các môn tự nhiên (toán lý hoá) mà thiếu quan tâm đến các môn xã hội, hoặc có quan tâm cũng không đến nơi đến chốn. Tâm lý chung của các bạn đều muốn "đủ sống" trong các kỳ thi, kỳ kiểm tra. Ngoài các bạn luyện thi trong đội tuyển học sinh giỏi thì đa số các bạn học lệch vì áp lực của kỳ thi đại học, cao đẳng. Do sự phân hoá về việc làm và thu nhập trong xã hội, một số nhóm ngành có thu nhập cao như dầu khí, tài chính, ngân hàng...đều được các bậc phụ huynh ngắm đến và hướng cho con em mình quyết tâm giành một suất trong trường đại học. Một số môn như tin học, ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để xin việc nên cũng được các bạn chú trọng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trườn, còn một số môn phụ, ít quan trọng hơn thì các bạn hầu như bỏ qua hoặc ít quan tâm đến.

Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến "thiếu cân bằng" về tư duy.

Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.

Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tư nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán
 
L

leo345

Từ xa xưa , dân tộcViệt Nam ta đã nổitiếng với nhiều tròchơi dân gian. Và bâygiờ , với thời đạitiếngbộ của khoahọc kĩ thuật , ngườingười bị cuốn vàodòng bận rộn củanhịp sống xã hội thìnhững thú vui nàytrở nên có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là tròchơi thả diều.Thả diều là trò chơidân gian được ông cha ta áp dụng vàođời sống từ nghìnđời nay. Đó là mộtthú vui tao nhã , mộtthú tiêu khiển tinh tềđã góp phần hìnhthành nên một bảnsắc văn hóa truyềnthống của tộc ngườiViệt chúng ta.Diều được làm từnhững chất liệu khácnhau (như giấy , vải ,nilon...) nhưng đượcưa chuộng nhất hiệnnay là diều làm bằngvải. Với nhiều kíchthước và màu sắc đadạng , cộng thêmnhững hình ảnh đặctrưng người chơi sẽdễ dàng lựa chọn chomình một con diềuvừa ý.Thả diều là trò chơidựa theo sức nângcủa gió , bởi thế đểthực hiện được mộtthả diều , trướctiên, ta phải lựa chọnđịa điểm. Địa điểm lítưởng để thả diều đócó thể là một bãi cỏhoặc đồng ruộng -nơi có đất bằng rộngrãi ; không vướng câycối ; không vướngđường dây điện; xalối đi lại và đặc biệt ,nơi đó phải có gió
nhẹ.Diều có thể thả đượcdo một hoặc haingười. Khi có haingười thả diều thìmột người cầm diều,một người cầm cuộndây. Khi thả đứngngược chiều gió,hướng mũi diều lêntrời chếch 45 độ. khi có gió thả diều nhẹnhàng cho thật cân ,người cầm dây giậtnhẹ để nâng diều lênvà từ từ thả dây dàira cho diều lên cao.Còn đối với diều mộtngười thả thì cũngthực hiện như quitrình hai ngườinhưng người thảphải đảm nhiệm luônnhiệm vụ cầm cuộndây của người kia.Cách làm diều đơngiản nhất qua cácbước sau:- vuốt hai nan tre dàikhoảng 40-50 cm.cắt một miếng giấyhình vuông khoảng20 x 20 cm hoặc hơn.- cắt hai dải giấy cóđầu nhọn dài khoảng30-30 cm làm cánhhay tai, đầu to chỉkhoảng 2-3 cm.- cắt dãi và làm 2 dảigiấy dài khoảng200-300 cm để làmđuôi. Bề ngangkhoảng 2-3 cm.- đặt miếng giấy hìnhvuông lên bàn; dùngmột nan tre làxương sống đúngbằng cạnh xéo củahình vuông; dùnggiấy nhỏ dán xươngsống đó vào giấy.- hai bên xương sốngcó hai đầu vuông,gấp hai bên lại một ítvà bôi hồ vào.- dùng nan tre còn lạilàm hình cung; bẻ
hình cung cho khéovà hai đầu cung đódán vào hai phần đãgấp ở trên; giữ phầngấp đó cho đến khikhô.- dùng các miếnggiấy nhỏ dán lại nanhình cung vào miếnggiấy vuông.- cột cọng dây phíadưới bụng vào xươngsống và nối vào sợidây dài để neo chiếcdiều khi bay.- dán hai dải hai taivào 2 đầu của nanhình cung.- dán hai dải đuôivào phía đuôi.Thả diều là một tròchơi bổ ích và lí thúđối với mỗi ngườichúng ta.Theo mình thì đó là
những ý bạn nên đưa
vào bài thuyết minh
của mình. Chúc bạn
thành công.

Bài Làm 2 : Trò chơi dân gian của Việt Nam rất nhiều, không thể kể hết được. Em có thể xem qua bài về TòHe nhé!
Trong số các trò chơi dân gian, có lẽ tò he vẫn là một trong những trò chơi còn được hiện hữu đến nay. Mới đây thôi, tò he còn được chọn là một trong những mặt hàng nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam tham gia trong Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Mỹ.

Xưa kia, tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ… Cái tên “tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên - Hà Tây). Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300 năm. Nhưng đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác về cái tò he này có từ bao giờ?

Ban đầu, người ta gọi tò he là đồ chơi chim cò: các con công, gà, lợn, cá, trâu, bò… những con vật gần gũi với đời sống của cư dân nông nghiệp; Nhưng về sau, sản phẩm thường được gắn với một chiếc kèn ống sậy, đầu kèn có dính kẹo mạch nha, nguyên liệu làm bằng bột gạo hấp chín, màu sắc tươi rói và có nhiều chủng loại. Kèn có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng tò… te… tò… te. Có lẽ vì thế người ta gọi là “tò te”, sau nói chệch thành “tò he”. Một loại sản phẩm khác không thuộc loại chim cò mà là các mâm bồng như: nải chuối, đĩa xôi, chân giò, quả cau, quả hồng, quả oản… để phục vụ cho các bà, các cô đi lễ chùa vào các ngày rằm, mồng một có màu sắc đẹp. Sản phẩm tương đối giống đồ thực và pha thêm chút đường có thể ăn được nên trẻ con và người lớn đều thích, thường gọi là bánh vòng hoặc “con bánh”.

Người nặn tò he có một nguyên tắc của dòng họ là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Nặn tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép đã bị cháy nên không tìm ra được ông tổ nghề. Hơn nữa, trong làng có rất nhiều dòng họ: Ðặng, Nguyễn, Vũ, Lê, Chu, Trịnh... mà họ nào cũng biết nặn tò he. Vì thế chức danh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng xứng đáng cả.
Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống nông dân. Ðó là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra: bột gạo, phẩm mầu, que tre.

Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp. Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội bột, và nhuộm màu cho bột.

Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: mầu xanh từ lá cây, màu đỏ của gấc, mầu vàng từ nghệ, mầu đen từ tro bếp, màu tím từ một loại lá của người dân tộc thiểu số... Ðiều đáng nói ở đây là mầu rất bền, không bị loang ra. Màu nào vẫn giữ nguyên màu đó khi ta đem trộn lẫn chúng vào nhau.

Tò he - Lưu giữ nét văn hóa dân gian
Với một hòm hành trang gọn nhẹ, các nghệ nhân nặn tò he thường xa nhà ít nhất là vài ba ngày, lâu là hàng tháng trời. Họ rong ruổi trong các phiên chợ quê, trong các ngõ xóm, phố phường để sống và giữ nghề tổ tiên? Đâu có họ là có đám đông trẻ nhỏ xúm quanh. Chỉ được xem các nghệ nhân thao tác thôi, cũng đủ thấy mê rồi. Cá biệt, có người mời họ về nhà đắp những nhân vật trong hòn non bộ, nặn những bộ tam đa, những nhân vật trong truyền thuyết. Những lần như vậy, họ thường được đón tiếp và trả công khá hậu hĩnh. Theo các nghệ nhân, nếu một ca gạo chuyển thành bột, qua tay người nặn, thành sản phẩm bán thu về có giá trị bằng 3 ca gạo. Xưa thế, nay vẫn thế. Nhiều gia đình làm nghề xây nhà, mua sắm trang thiết bị, dành tiền cho con đi học, tất cả đều trông vào hòm hàng tò he.

Người làm tò he bây giờ cũng năng động rất nhiều trước thị hiếu của khách hàng. Nếu như ngày trước các đối tượng để nặn tò he chủ yếu là các loại cây quả, con giống, hình người là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,.. thì bây giờ tò he phong phú hơn rất nhiều. Với riêng đối tượng thiếu nhi, họ rất để ý đến những phim hoạt hình mới mà các em được xem. Nếu “chẳng may” các em yêu cầu được mua những hình mình thích thì chỉ cần nhìn qua là các nghệ nhân có thể nặn giống được. Và để nắm vững được thời gian cụ thể của những ngày hội, ngày lễ họ có trong tay cả quyển sách ghi lại các ngày lễ tết của tất thảy mọi vùng miền trong cả nước. Họ cũng quan tâm cả đến thời tiết, nhiệt độ… vì đó cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng tò he bán được.
Nghệ nhân cao tuổi nhất trong làng là cụ Ðặng Văn Tố (81 tuổi). Cụ được phong tặng những danh hiệu:“Nghệ nhân dân gian”, “Ngôi sao quê lụa” của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và UBND tỉnh Hà Tây. Cụ đã vinh dự được mang nghề truyền thống của quê hương đại diện cho Việt Nam tham gia "Những ngày văn hóa Việt Nam" tại Nhật Bản. Nghề nặn tò he đã được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến. Đó thực sự là những phần thưởng quý giá dành cho người có nhiều cống hiến trong việc giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống - nghề làm tò he.



Tìm hướng đi mới cho nghề làm tò he
Đã có một thời gian, nghề làm tò he truyền thống này tuởng chừng như bị mai một do không cạnh tranh nổi với nhưng món đồ chơi nước ngoài. Đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc vừa rẻ, bền đẹp lại đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Tuy nhiên, nhờ những chính sách nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng và Chính phủ, làng nghề Xuân La đã và đang gìn giữ được một loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hoá dân gian.

Song, cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác ở nước ta là đều vướng mắc ở “đầu ra”’ cho sản phẩm. Xuân La cũng đang vươn mình tìm đến những thị trường rộng lớn hơn. Người ta thích tò he không giống như sự yêu thích những thứ đồ chơi hiên đại, đắt tiền. Mà thích ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ những đôi tay khéo léo. Sở dĩ tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhược điểm của chất liệu tạo ra chúng. Bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày (tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản). Gia đình nghệ nhân dân gian Đặng Văn Tố từng đón tiếp rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu về nghề nặn tò he. Trong số những vị khách ấy, có không ít người đặt vấn đề đưa tò he ra nước ngoài. Thế nhưng sản phẩm làm ra, đem đóng hộp mang sang đến nước bạn thì bị khô nứt. Kế hoạch đưa tò he ra thị trường thế giới đành phải tạm dừng ...vô thời hạn!
Một mặt, người dân Xuân La vẫn cố gắng duy trì nghề truyền thống của mình. Mặt khác, họ không ngừng thử nghiệm, tìm kiếm những chất liệu mới. Gia đình bà Diền là gia đình đầu tiên và duy nhất ở Xuân La thử nặn tò he bằng bột đao. Tò he làm bằng bột đao có thể để được rất lâu (khoảng 1năm) mà không sợ nứt, mốc. Nhưng nhược điểm là rất khó nặn và không đẹp bằng tò he làm từ chất liệu bột gạo. Hơn nữa, khi nặn xong phải đem luộc lại - mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, thợ nặn phải làm trước ở nhà rồi mới đem bán. Chính điều này làm mất đi cái hay của tò he - người mua được chứng kiến tận mắt bàn tay khéo léo của thợ nặn.

Mong muốn lớn nhất của người dân Xuân La là có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc định hướng phát triển cho làng nghề. Đặc biệt là sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tìm ra chất liệu mới để làm tò he không những đẹp mà còn bền hơn rất nhiều lần . Có như thế, làng nghề Xuân La mới phát triển hết nội lực của mình và tò he Việt Nam mới có thể bước chân vào “sân chơi” lớn hơn.

Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Nó có tầm quan trọng trong cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em. Những người tạo tác ra nó mặc dù chưa đủ nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ (vì sản phẩm chỉ sử dụng trong khoảng từ 10 đến 30 ngày) nhưng các sản phẩm ấy đã để lại cho người xem những tình cảm thắm đượm. Ngôn ngữ khối trong tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ. Nó giản dị như ca dao, là tích tụ của trí tuệ nhân dân qua nhiều đời. Tò he thực sự là món ăn tinh thần rất gần gũi với người dân Việt Nam.
 
L

leo345

rong lớp ta, từ đầu năm nay đã xảy ra một số tình trạng các bạn ham chơi, lười học nên kết quả học tập học kì một không được tốt. Do hỏng một khoản kiến thức khá lớn nên hầu như các bạn hụt hẫng, mất đi niềm tin không cố gắng được trong những học kì còn lại và những năm học sau này.

Các bạn hãy nhgĩ đến tương lai khoa học sau này, một tương lai công nghệ hoá hiện đại hoá, tất cả mọi thứ đều có sự tiến bộ vượt bậc. Liệu không có kiến thức trong đầu bạn có làm được chuyện gì ra hồn trong tương lai mình không ?Bạn theo đuổ kịp sự hiện đại đó không? Các bạn muốn bây giờ mình vui chơi thoải mái, thả mình với thời gian, hay muốn sau này mình sẽ làm được một điều gì đó cho nhân loại, bạn sẽ hết sức vinh dư, đi đâu cũng được mọi người khen ngợi, ca tụng, tiếng thơm còn lưu lại lịch sử khoa học muôn đời. Nếu bây giờ, bạn học hành không đàng hoàng, không cố gắng, lơ là, chễnh mảng, tương lai bạn sẽ ra sao? Mọi người chê cười, xỉ nhục bạn, vì bạn quá quê mùa so với thời đại, bạn quá ngu ***, bạn đi đâu người ta cũng sẽ chẳng buồn để ý đến sự có mặt của bạn, thậm chí chê bai, có thể đuổi bạn đi nữa, bạn chịu nổi một ngày mai như thế không? Bạn chọn một tương lai thế nào?

Chắc hẳn, bạn sẽ chọn tương lai tốt đẹp kia và bạn không hề muốn tương lai còn lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu bạn muốn thế thì tại sao bạn không học?

Đó chỉ là chuyện tương lai, còn hiện tại, kết quả học tập của các bạn không tốt, làm gia đình, thầy cô buồn phiền.Chắc hẳn, không có ai muốn ngườithân mình, học trò mình có kết quả học tập không tốt. Các bạn có thể vừa học vừa chơi nhưng làm sao bạn “nghiện” học chứ đừng nghiện game. Một khi bạn đã hiểu nghĩa thực sự của từ “học”, lúc đó bạn sẽ say mê học, không ngừng học, học lúc đó đối với bạn là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, một ngày không học đối với bạn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là sự “nghiện tốt đẹp”. Và khi bạn lớn lên với biết bao kiến thức đã trao dồi từ bây giờ, bạn sẽ làm được gì nào? Một nhà bác học, sử học uyên bác, nhà chiêm tinh học tài ba,nhà khoa học, vật lí học vĩ đại của nhân loại hay bác sĩ, nhạc sĩ , nhà văn,... biết bao công việc tốt đang chờ bạn trong tương lai.

Như BÁc hồ đã từng nói ;”trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vậy từ hôm nay, bạn hãy học, học vì xã hội, đất nước Việt Nam, vì tương lai của chính mình các bạn nhé!
 
Top Bottom