làm giúp mình 3 đề này với!!!

Q

quycua9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ôn Nghị luận về một vấn đề kết hợp với yếu tố Biểu cảm,Tự sự và Miêu tả.
Đề 1 : Tình yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù cách mạng trẻ tuổi trong "Khi con tu hú " -Tố Hữu
Đề 2:Dựa vòa bài "Bàn về phép học" - Nguyễn Thiếp ,hãy bàn luận về phép hoc đúng đắn?
Đề 3: Hãy chứng minh: "Quyết định dời đô của Lí Công Uẩn là một quyết định sáng suốt, anh minh vì sự tồn vong muôn đời của xã tắc " thể hiện qua "Chiếu dời đô"

MÌnh chỉ cần lập dàn ý chi tiết thôi.Mai la minh phai nộp rồi.Mong mọi người giúp đỡ :D
 
M

meoprovip1999

đề 2

Đề 2: Văn học và tình thương
Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương và lòng nhân ái. Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Văn học là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương, là phương tiện truyền tải tình yêu thương đến con người một cách gần gũi, đơn thuần mà sâu sắc nhất. Vậy nên, văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
Văn học luôn ca ngợi những ai biết “ thương người như thể thương thân”. Trước hết, văn học đề cập tới tình cảm gia đình, bởi gia đình là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và là nơi khởi nguồn của lòng nhân ái và tình yêu thương con người. Trong đó, tình cảm mẹ con là cao quí nhất. Đọc “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, ta có thể nhận thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương mẹ tha thiết. Từ bé, cậu đã phải chịu cảnh mồ côi cha, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng bị hắt hủi, ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Khổ vậy nhưng cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu thương mẹ hơn. Và chính người mẹ cũng đã vượt qua những sự mặc cảm để trở về bên Hồng. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, chị là người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng, con mình. Bên cạnh những tình cảm trên, tình anh em ruột thịt cũng thật đáng quý. Truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”, chúng ta đã chứng kiến cảnh hai anh em Thành và Thuỷ chia tay nhau. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia tay nhau. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình. Con người ta khác con vật ở chỗ biết suy nghĩ và biết yêu thương nhau. Dù có khác biệt về màu da, chủng tộc hay ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Như nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, ông là một con người biết cảm thông, chia sẻ, là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi của lão Hạc. Ngoài ra, trong các tác phẩm còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật cũng như những con người đáng được thương cảm.
Văn học dân tộc không chỉ ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” mà còn nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Ví dụ như trong truyện “ Thạnh Sanh”, chúng ta lên án gay gắt hai mẹ con Lí Thông- những người đã lừa người khác để đoạt lấy công danh và cuối cùng, họ đã bị trừng phạt. Không chỉ trong văn học dân tộc mà trong cả những tác phẩm văn học nước ngoài cũng phê phán lối sống vô lương tâm của con người. “Cô bé bán diêm” của Andecxen là một trong những tác phẩm đó. Vào đêm giao thừa, một em bé mồ côi mẹ ,đầu trần chân đất ,bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, cô đã chết trong một xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Không những thế, đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”. Bà cô lẽ ra phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu, nhưng bà cô không những đối xử tệ bạc với bé mà còn nói xấu, sỉ nhục, gieo rắc ý sấu vào đầu Hồng để đứa cháu ruột của mình khinh miệt, ruồng rẫy mẹ. Hay ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài.
Qua đó, ta có thể thấy được : văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.
 
M

meoprovip1999

đề 3

Đề 3: Hãy nói “ không “ với các tệ nạn.
Hiện nay, đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng, một thực trạng đáng buồn là nhiều loại tệ nạn xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng như: ma tuý, cờ bạc, mại dâm,... trong số đó, ma tuý là tệ nạn nguy hiểm nhất. Những tệ nạn này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đất nước, làm suy sụp nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta cần phải kiên quyết bài trừ, đứng lên nói “không” với ma tuý nói riêng và nói “không” với các tệ nạn xã hội nói chung.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất nhiều tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma tuý, mại dâm; nhưng trong số đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới. Hầu hết mọi người trong chúng ta đều biết ma túy là thứ nguy hiểm nhưng chưa chắc rằng chúng ta thực sự biết được mức độ nguy hiểm của nó. Ma túy có nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít... Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng.
Ma túy không chỉ gây tác hại cho cá nhân người sử dụng mà còn cho cả gia đình và toàn xã hội. Đối với cá nhân: sức khỏe của người nghiện bị suy kiệt, họ trông xơ xác, gầy gò, không còn sức sống và hầu như mất khả năng lao động, không thể làm ra tiền. Từ đó, ảnh hưởng tới nhân cách con người: từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ 1 công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, người nghiện tìm mọi cách để có tiền mua thuốc và đã có hành vi vi phạm pháp luật như trộm tài sản công dân, cướp giật,… và thậm chí là giết người.
Tiếp theo là gia đình của họ: gia đình có người nghiện ma túy thì bầu không khí luôn ảm đạm, nặng nề, những người thân của họ luôn phải buồn rầu vì họ; rồi dẫn đến sức khỏe yếu đi kéo theo chất lượng lao động – thu nhập gia đình theo đà mà suy sụp. Họ luôn phải nhìn người thân của mình trong đau đớn khi lên cơn nghiện vì thiếu thuốc. Họ không thể kèm lòng mình trong cảnh tượng đó và họ đã tiếp tay cho người nghiện để không phải đau đớn vì thấy người thân của mình chịu khổ.
Đối với xã hội thì xã hội phải gánh chịu phí tổn chữa chạy cho người nghiện; bên cạnh đó trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng, các tội phạm hình sự gia tăng, sức lao động của cộng đồng suy yếu,… Từ đó sẽ dẫn đến sự suy sụp kinh tế đất nước, văn minh của xã hội; biến nước ta trở thành một đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện, tạo điều kiện để họ vui sống, lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng. Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người thấy được hậu quả tác hại của tệ nạn ma túy. Vận động đồng bào các dân tộc miền núi phá bỏ trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông các chất ma túy trong phạm vi cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát ma túy.
Là những người học sinh - mầm non tương lai của đất nước, chúng ta cần phải ra sức giúp đỡ những người sa vào các tệ nạn xã hội; tuyên truyền cho mọi người cần bài trừ để xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh, văn minh.
 
L

leo345

Hoạt động cách mạng bị bắt giam, ngồi trong nhà lao,Tố Hữu, người chiến sĩ mười chín tuổi vừa giác ngộ lí tưởng cộng sản cao đẹp, ôm ấp bao dự định xông pha trong trường tranh đấu, xả thân vì nghĩa lớn, nghe tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã làm bài thơ này.
Mùa hè sống động, náo nức, đầy gợi mở, nhưng người trẻ tuổi say mê hoạt động như ông lại bị cầm tù giữa bốn bức tường kín mít, ngột ngạt, cách biệt với cuộc đời. Tiếng chim tu hú kia đã đánh thức nỗi niềm, bản tính sôi nổi ở người thanh niên cộng sản. Từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu tưởng nghĩ đến cuộc sống phóng khoáng, nóng bỏng của mùa hè ở bên ngoài.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiêng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng dào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Có người cho rằng khổ thơ dẫn trên là một bức tranh phong cảnh, với những câu tả cảnh vào loại đẹp và hay trong tập thơ Từ ấy, trong cả thơ Tố Hữu.
Quả thật ở đây cảnh mùa hè được tả có hồn, sống động. Tất cả dường như đang nảy nở, phát triển. Lúa chiêm “đương” chín, không phải “đã” chín ; trái cây “đang” ngọt dần, không phải “đã” ngọt. Và đều bộc lộ hết sức mình trong cái mùa hè rộn rã kia. Tiếng ve “dậy”, nắng vàng “đầy” sân. Chiều rộng, chiều cao của không gian, của sự vật thật phóng khoáng, tự do. Trời xanh cao rộng, diều sáo “lộn nhào tầng không”.
Tiếng chim tu hú như là khúc dạo đầu. Từ khúc mở màn này, cả mùa hè bừng lên, náo nức, say mê... Nhưng cho rằng đây là một bức tranh thì không đúng. Với con mắt hoạ sĩ, đây không phải là một bức tranh mùa hè với bấy nhiêu thứ dồn vào một cái khung như thế. Hình như hai câu đầu là một bức, câu thứ ba, thứ tư và hai câu năm, sáu đều là những bức tranh độc lập với nhau. Nếu gọi là tranh thì đây là tranh liên hoàn mới đúng. Tại sao lại như thế? Vì đây là “tranh” không được vẽ bằng mắt nhìn, mà vẽ bằng tưởng tượng, hình dung ra theo tâm trạng của con người. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này, ở lúc này không định vẽ tranh mà cảnh trí náo nức, sinh động, sinh sôi của cảnh vật từ tiếng ve kêu đã hiện thành hình, đứt nối thành mùa hè trong con người. Cảnh rồi lại cảnh theo đó mà hiện ra, toàn những cảnh phóng khoáng tự do như mong tưởng.
Về mặt kết cấu doạn một, 6 câu thơ đầu và đoạn hai, 4 câu thơ cuối có thể xem là hai bài thơ riêng biệt. Bài trước được đặt tên là “mùa hè”, bài sau đặt tên là “tiếng chim tu hú”. Thì ra tuy ngay bài đầu câu đầu của bài đã là “Khi con tu hú gọi bầy” nhưng thực ra cái hồn của cả bài thơ này, bài Khi con tu hú lại nằm ở 4 câu sau, ở câu sau cùng :
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
Thì ra tiếng chim tu hú ấy tạo “nghịch trạng” trong lòng người thanh niên này. Mùa hè sôi động, rực rỡ, khoáng đạt đã đến rồi mà mình lại bị giam hãm tù túng. Ngoại cảnh (do tưởng tượng vì đã dược nếm trải) tác động vào con người gây một xung động ở con người, khiến con người bức bối, ngột ngạt muốn vùng vẫy, tung phá.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !
Nhưng thực tế không thể làm được, nên phải buột ra thành lời than. Ấy chính là biểu hiện của lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động bị thôi thúc ngày càng mãnh liệt ở con người trẻ tuổi giàu tâm huyết chưa được thoả mãn, đáp ứng. Câu thơ cuối cùng : “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như tiếng đời cứ lăn náo nức mà con người thì đang đành chịu tù túng. Tiếng chim tu hú ngoài trời kia lại như giục giã đốt nóng tâm can dữ dội.
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Tiếng chim tu hú chính là tiếng đời, là cuộc sống hoạt động cách mạng. Và tâm trạng, tinh thần kia là tâm trạng, tinh thần của một người chiến sĩ trẻ tuổi “say mùi hương chân lí”.
 
L

leo345

.Nói không với các tệ nạn xã hội 1. Mở bài: - Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội. - Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại... - Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa. - Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội. 2. Thân bài: a) Tại sao phải nói "không!" * Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống... - Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. * Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu: - Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng. - Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người. * Cờ bạc: - Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ. - Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng. - Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp. - Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. - Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau. * Thuốc lá: - Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người. - Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch... - Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. - Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân. - Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người. * Ma túy: - Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình. - Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. - Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. - Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp... * Văn hóa phẩm độc hại: - Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. - Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật. 3. Kết bài: *Chúng ta cần: - Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội - Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời - Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
 
Top Bottom