làm giúp mình 2 đề này nha

L

lamnun_98

<b>
1. sự bổ ích của những chuyến tham quan du lích đối với học sinh

2. khát vọng tự do trong bài "nhớ rừng" (Thế Lữ), "Khi con tu hú" ( Tố Hữu),"Ngắm trăng" (HCM).​
</b>​
1


news_background.png

Ta đã thường nghe "Học đi đôi với hành" ta học lý thuyết ở trường, ở thầy cô, song chưa chưa đủ, ta phải thực hành, chứng minh kiến thức học được thực tiễn qua các chuyến tham quan du lịch sinh thái, rút ra được bổ ích qua chuyến tham quan đó.
Thân bài
Khi ta thăm một ngôi chùa, một ngôi miếu cổ, ta biết được lịch sử hình thành của nó, niên đại thành lập...
từ đó ta biết được những chiến công hiển hách của cha ông ta, những bậc tiền bối, những vị anh hùng dân tộc....
Vd: như Loa thành, Đông Anh Hà Nội sẽ giúp ta hiểu sau hơn vè truyền thuyết Mỵ Châu Trọng Thủy.
Khi ta đi tham quan nhiều nơi, ta biết thêm địa lý, khí hậu thời tiết từng vùng mà ta đi qua...
Khi ta tham quan khu vườn Cát Tiên ta biết thêm nhiều sinh vật, động thực vật quý hiếm...
Kết bài:
Thật là bổ ích sau một chuyến đi, thật đúng với câu châm ngôn :"Đi một ngày đàn, học một sàn khôn"



Áp lực học tập của các em hiện nay rất lớn, đặc biệt là HS tiểu học. Các em đang tuổi hiếu động, vì vậy cần có thời gian nghỉ phù hợp. Chúng ta cần có kế hoạch hợp lý tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi, từng vùng, miền của đất nước. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thời gian nghỉ thật sự bổ ích. Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá giúp các em tìm hiểu thiên nhiên, khu di tích lịch sử... nhằm ôn lại cho các em những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường.
Nguồn google





 
H

huuthuyenrop2

Niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt vừa được thể hiện trực tiếp vừa được thể hiện gián tiếp trong mỗi tác phẩm.
- Với Nhớ rừng của Thế Lữ khát vọng cuộc sống tự do ấy bày tỏ kín đáo mà mạnh mẽ qua tâm trạng con hổ nhớ rừng. Con hổ đang nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Nó vô cùng cay đắng và căm uất:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
đó là nỗi uất hận của hùm thiêng khi đã sa cơ phải chịu nhục nhằn, tù hãm, phải sống trong cảnh tầm thường,giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Cảnh vườn bách thú tù túng đó phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được nhà thơ cảm nhận? Không thế sao bài thơ gây ấn tượng mạnh với độc giả đương thời đến thế ! Và Thế Lữ đâu hoài công nói về một con hổ. Con hổ sống trong cảnh giam cầm tù hãm đó nhớ tiếc đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Những ngày xưa là cả một quá khứ huy hoàng. Hổ sống tự do giữa giang sơn của mình với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu: gió goà ngàn, nguồn hét núi, vờn bang âm thầm lá gai cỏ sắc. Trong quá khứ đã qua ấy, nó được tự do tận hưỡng cảnh sống khi thì thơ mộng: những đêm vàng bên bờ suối… đứng say mồi uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã , tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng, khi thì mãnh liệt và dữ dội: những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, những chiều lênh láng máu sau rừng. Nhưng tất cả đã qua, đã không còn:
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!
Tiếng than đầy u uất, đầy đau đớn có phải chăng chỉ là của con hổ? Không! Nó chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của Thế Lữ, của những người yêu nước đương thời. Con hổ càng căm ghét cảnh sống thực tại, càng nhứ tiếc da diết quá khứ thì càng khat khao trở lại rừng xưa:
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
 
Top Bottom