Làm giúp em đề Văn kiểm tra 1 tiết với!

A

amaranth

Gợi ý tí nha: tính sử thi thể hiện ở
=> Đề tài (mang tính cộng đồng)
=> Nhân vật (anh hùng, điển hình, đại diện cho niềm tin và sức mạnh của cộng đồng)
=> Khung cảnh (hùng vĩ)
=> Văn phong (rền vang, hừng hực khí thế)
 
C

conu

ngoisaotim said:
Có 3 đề, và theo em thì đây là đề khó nhất (may mà em không trúng đề này!)
Phân tích tính sử thi của truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.
có một điều thế này, bạn hãy tập tư duy bằng đôi chân của mình, tức là hãy tự lập dàn ý ra trước, cái dàn ý mà bạn cho là khoa học nhất, rồi mới đối chiếu với văn mẫu xem cái gì hay thì ta bổ sung hoặc sửa chữa, chứ đừng dựa dẫm vào văn mẫu. Sau khi có khung rồi, hãy đắp vào cho nó cái hồn, và những ý kiến, sáng tạo riêng.
Cái tính sử thi ở đâu, anh armarath đã nói. Mình chỉ muốn nhắc lại một cái khái quát nhất: đó là khái niệm về tính sử thi. Bạn nên nắm vững sẽ áp dụng tốt đề bài này. Đó là âm hưởng hùng tráng, ở những sự kiện lớn lao có tính bước ngoặt lớn với một cộng đồng đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, nhân vật có tầm vóc vĩ đại khác thường, hình tượng giàu sức khái quát và trải dài theo ko gian và thời gian.
Âm hưởng tác phẩm thì rõ rồi, hơi văn trang trọng, ngôn ngữ trang trọng, những âm thanh gợi ra từ tác phẩm nhất là tiếng hò reo của dân làng "Giết" khi Tnú bị kẻ thù đốt 10 ngón tay thành 10 ngọn đuốc sáng rực, đó cũng là lúc ngọn lửa căm thù trào lên mãnh liệt nhất, và nhiều chi tiết khác nữa đã góp phần làm nên âm hưởng đó. Nhân vật anh hunhf trung tâm nổi bật là Tnú, một người có chí khí và tầm vóc thật lớn lao. Sự kiện của tác phẩm là về cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman giành độc lập, đó là một quá trình dài đầy gian khổ mà hào hùng. Và hình tượng soi chiếu cho lớp lang nhân vật trong tác phẩm là rừng xà nu, cây và người đã nhập vào làm một và soiu chiếu lẫn nhau, cái kỳ vĩ lớn lao của rừng xà nu, sức sống bất diệt vươn lên đón nắng thẳng tắp cũng chính là tư thế người dân Tây Nguyên trong vòng vây của giặc, và những cây non mới nhú lên đã nhọn hoắt thay thế cho cây vừa gục ngã cũng chính là thấ hệ trẻ của dân làng Xôma, những thế hệ này sẽ tiếp đuốc cho bao thế hệ đi trước viết tiếp bản trường thiên anh hùng ca của dân làng: đó là cô bé Dít, là câu bé Heng...
Mình cũng nói thêm cho phần âm hưởng, 1 chi tiết nhỏ mà khá hay ở tác phẩm, đó là đầu cuối tương ứng, đầu là rừng xà nu bạt ngàn, kết lại là rừng cây kì vĩ ấy trải dài ra đến ngút tầm mắt, nó tạo nên âm hưởng ngân nga, vĩ thanh vang mãi cho tác phẩm.
Đề này ko có nhiều ở sách tham khảo, và đi thi ĐH người ta lại càng hạn chế những đề mòn trong sách tham khảo, nên chúng ta đừng dựa dẫm quá nhiều vào sách tham khảo. Nếu tự làm được ta sẽ chắc hơn trong việc nắm kiến thức.
 
N

ngoisaotim

Thanks mọi người nhiều. Mọi người giúp đỡ em tận tình quá :D
Nhân thể hỏi mọi người luôn cái đề này: Hãy phân tích chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò trong "Người lái đò Sông Đà". Mình đọc tác phẩm này hơi bị nhiều, nhưng vẫn.... không hiểu gì cả :(
 
S

s2nh1mqs2

2 đề này mới học trên lớp, mờ giáo viên văn lớp tớ thì đỡ ko nổi ròy nên kiến thức 2 bài này = 0, để bao h học thêm xong tớ góp ý, hoho!!!^^
 
M

metostyle

ngoisaotim said:
Có 3 đề, và theo em thì đây là đề khó nhất (may mà em không trúng đề này!)
Phân tích tính sử thi của truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.
nhưng mà đề LÀ
Phân tích tính sử thi và vẻ đẹp bi tráng của truyện ngắn......
thì phân tích có khác không
 
C

conu

ngoisaotim said:
Thanks mọi người nhiều. Mọi người giúp đỡ em tận tình quá :D
Nhân thể hỏi mọi người luôn cái đề này: Hãy phân tích chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò trong "Người lái đò Sông Đà". Mình đọc tác phẩm này hơi bị nhiều, nhưng vẫn.... không hiểu gì cả :(
Cái này hiểu ko khó.
Ông đò mà lại có chất nghệ sĩ tài hoa? Đúng là vô lý. Nhiều người sẽ nghĩ vậy.
Nhưng khi đọc những trang văn của Nguyễn Tuân ta thấy ko sai 1 li. Một con người quá phi phàm từ dáng vẻ bên ngoài, cho đến những điệu nghệ nghề nghiệp của ông khi chỉ huy cả con thuyền trên khúc sông Đà hung bạo. Nếu đọc kĩ đoạn ông đò trên sông Đà và cách ông chiến đấu thế nào với dòng sông là ra ngay thôi. Đoạn đấy cần nhấn nhiều nhất vì những chi tiết thể hiện sự tài hoa của ông đều tập trung ở đấy. Nên nhớ, với văn Nguyễn Tuân, đây là 1 đặc điểm sau CM, từ những người phi phàm có chất tài hoa nghệ sĩ, đến sau này, với NT, tất cả mọi người dù thuộc loại người nào trong nghề nghiệp của mình đều là những bậc tài hoa nghệ sĩ, từ tên đao phủ đến những con người bình dị, lặng thầm nhất, những người vô danh trong cuộc sống hàng ngày cũng đều là những người tai hoa.
Và người lái đò quả là 1 nghệ sĩ trên sông nước. Ta cần chú ý nhấn mạnh một chút sự hung bạo của con sông Đà. Ko phải để phân tích con sông Đà (lưu ý điều này để ko bị lạc đề), mà là để làm đòn bẩy giúp ta thấy được tất cả sự điêu luyện, sự bình thản đến ngạc nhiên của người lái đò khi đứng trước con sông với dòng nước và những hòn đá ngỗ ngươicj. Hãy đọc kĩ tác phẩm, bạn sẽ hình dung ngay thôi.
 
Top Bottom