Làm dùm mình mấy câu đề cương chưa làm

M

meoprovip1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Cảm thụ
1. Phân tích đoạn 3 của bài thơ " Nhớ rừng"
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
2. Đoạn thơ:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Đoạn thơ trên khiến em cảm nhận được gì về cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài và tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
3. Trong bài thơ " Khi con tu hú", tiếng tu hú được nhắc tới mấy lần và có ý nghĩa gì? Tâm trạng nhà thơ thay đổi như thế nào khi nghe tiếng tu hú?
Khi con tu hú gọi bầy,
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần,
Vườn râm dậy tiếng ve ngân,
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào,
Trời xanh càng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
4. Qua bài " Hịch tướng sĩ", em cảm nhận như thế nào về vị anh hùng dân tộc, danh tướng Trần Quốc Tuấn?
5. Văn bản " Bàn luận về phép học " của Nguyễn Thiếp, theo tác giả - việc học không chỉ liên quan đến mỗi người mà còn quan hệ đến cả quốc gia, xã hội. Quan hệ ấy được hiểu như thế nào?
6. Qua văn bản " Đi bộ ngao du" của Ru- xô, em hãy chỉ ra những lợi ích của việc đi bộ ngao du?
II. Tập làm văn:)D Mình chỉ cần dàn ý chi tiết thôi, cố gắng giúp nha:p"
1. Hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả, tác phẩm của bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"
2. Hãy chứng minh rằng : ý thức dân tộc của đoạn trích " Nước Đại Việt ta" là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài " Sông núi nước Nam". ( Cái này khó đấy:D)
 
M

meoprovip1999

mình viết được vài đoạn văn rồi, post lên nha!

:):)
Câu 1:
Qua đoạn ba bài thơ “ nhớ rừng”, nhà thơ Thế Lữ đã miêu tả sống động hình ảnh con hổ trong thời hoàng kim của nó. Đó là những thời khắc con hổ đang “say mồi”, đang ngắm sự đổi thay của “giang sơn”, đang say giấc và đang muốn chiếm lấy riêng “phần bí mật” . Nó đã được thoải mái trong chính giang sơn của mình và được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho nó. Nhưng bây giờ , tất cả cũng chỉ còn là quá khứ trong đầu con hổ. Nó chẳng bao giờ còn được chứng kiến những cảnh “đêm vàng bên bờ suối”, được nhìn thấy cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh “bình minh cây xanh nắng gội”. Tiếc nuối hơn là không được đợi chờ cảnh “chết mảnh mặt trời” của những buồi chiều “lênh láng máu sau rừng”- thời điểm mà con hổ ngự trị trong bóng tối, cai quản cả vũ trụ bao la rộng lớn. Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối, ngậm ngùi. Nỗi nhớ rừng da diết của con hổ về quá khứ tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng trong một tiếng than được thể hiện ở câu thơ cuối khổ: “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu”. Qua đó, bằng cách sử dụng điệp từ “Đâu... đâu... đâu”, tác giả đã thể hiện nỗi nhớ rừng tha thiết của con hổ.

Câu 2:
Hai câu thơ đầu tiên:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” nói lên không khí đông vui, sôi động của dân làng khi đón ghe cá trở về. Chúng ta như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về nghỉ ngơi. Câu thơ thứ năm và thứ sáu gợi tả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Thân hình vạm vỡ, quyến rũ của người dân chài và hơi thở thấm đẫm mùi nồng mặn vị muối. Nhà thơ không chỉ nói lên con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Con thuyền cũng có vị mặn của nước biển, ngay cả trong từng thớ vỏ của nó cũng nghe thấy chất muối của biển đang thấm dần. Qua khổ thơ, bằng cách sử dụng các động từ, tính từ, nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ Tế Hanh đã vẽ lên cảnh làng chài khi thuyền đánh cá trở về một cách sinh động, chân thực.
Câu 3:
Qua khổ thơ thứ ba bài thơ quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất sống động cảnh người dân đánh cá trở về. Bốn câu thơ đầu của đoạn thơ:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Mäi người như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối . Câu thơ gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó.
 
L

leo345

CÂU 4
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
 
R

rancanheo

Đề: Dựa vào bài “Đi bộ ngao du” của nhà văn Ru-xô, em hãy trình bày hiểu biết về lợi ích của việc đi bộ.


Bài làm​

Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn.” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.
Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.
Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.
 
R

rancanheo

Đề: Hãy chứng minh rằng : ý thức dân tộc của đoạn trích " Nước Đại Việt ta" là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài " Sông núi nước Nam".
Dàn ý:​
1. Tiếp nối :
- Văn bản " Nước Đại Việt ta " cũng khẳng định dân tộc ta có lãnh thổ, chủ quyền như trong " Sông núi nước Nam ".
- Cả hai văn bản đều thể hiện lòng tự tôn dân tộc ( " Đế ").

- Văn bản "Nước Đại Việt ta " còn khẳng định dân tộc ta là một dân tộc có văn hiến, phong tục, lịch sử.
2. Phát triển :
- Văn bản " Sông núi nước Nam " đề cao thần linh còn văn bản " Nước Đại Việt ta " đề cao vai trò của con người.
 
S

sweetcandy1999

Mọi người ơi, giúp mình phát triển ý này thành 1 đoạn văn đuợc ko? Đây nè: một đất nc tươi đẹp để sánh vai vs các cường quốc năm châu là 1 đất nc phát triển về mọi mặt. Thanks mọi ng nhiều!
 
M

meoprovip1999

bạn làm dàn ý chi tiết hơn được không?

Đề: Hãy chứng minh rằng : ý thức dân tộc của đoạn trích " Nước Đại Việt ta" là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài " Sông núi nước Nam".
Dàn ý:​
1. Tiếp nối :
- Văn bản " Nước Đại Việt ta " cũng khẳng định dân tộc ta có lãnh thổ, chủ quyền như trong " Sông núi nước Nam ".
- Cả hai văn bản đều thể hiện lòng tự tôn dân tộc ( " Đế ").

- Văn bản "Nước Đại Việt ta " còn khẳng định dân tộc ta là một dân tộc có văn hiến, phong tục, lịch sử.
2. Phát triển :
- Văn bản " Sông núi nước Nam " đề cao thần linh còn văn bản " Nước Đại Việt ta " đề cao vai trò của con người.
Làm dàn ý chi tiết hơn được không:D Thanks!
 
M

meoprovip1999

bài này xoá đi cho xong

CÂU 4
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Việc tui cần là nói lên mối quan hệ : việc học không chỉ liên quan đến mỗi người mà còn quan hệ đến cả quốc gia, xã hội chứ không cần thiết phải nêu lên mối quan hệ giữa học và hành. Ok!:p
 
Top Bottom