làm cho mình này với

H

happy_1809

bạn có thể chứng minh qua câu tục ngữ :"một mặt người bằng mười mặt của" ý!
 
P

proud_scorpion

Mình làm thử nhé:) :

Những câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn

đại loạn mới hay trung thần" là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với

vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh.

Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng

mới biết thức vàng cao", một mặt, không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác,

quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm

"vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách

cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của

"vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức

của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.

Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian

khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con

người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu

thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản

lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người.

Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh

hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng

rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia” đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở

những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển

tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy

ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về

phẩm chất đạo đức.

Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân" thực sự sâu sắc, nó là lời

nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc

biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí

là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần

vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì

thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để

kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính

xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn

cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom