- 30 Tháng tám 2019
- 1,373
- 2,597
- 361
- Hải Phòng
- ....
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
--Chào cả nhà.Có lẽ những ai thường hay xem livestream chữa bài tập Hóa thì không lạ gì kỹ thuật vênh mol hay độ vênh mol.Và để giúp những bạn chưa biết hiểu rõ hơn về kỹ thuật vênh mol thì bài viết này ra đời.
Nào bắt đầu nhé.
--Trước hết thì ''vênh mol'' chỉ là một mẹo nhỏ giúp bạn nhẩm nhanh ra số mol một chất (hoặc số nguyên tố,độ bất bão hòa,số chức/số mol chức,....) trong hỗn hợp (thường dùng trong các bài tập hữu cơ,nhưng vô cơ vẫn có thể áp dụng được nhé).
-Để giúp các bạn hình dung rõ hơn về nó thì ta bắt đầu với 1 bài toán dân gian sau :
------------------------------------Vừa gà vừa chó
------------------------------------Bó lại cho tròn
------------------------------------Ba mươi sáu con
------------------------------------Một trăm chân chẵn
------------------------------------Hỏi mấy gà,mấy con chó ?
--Bài toán này rất đơn giản phải không nào ?
Thông thường thì mọi người sẽ đặt ẩn để đưa về bài toán lớp 6,giải hệ phương trình 2 ẩn sẽ ra kết quả (khá đơn giản ).Nhưng nếu ta muốn một lối đi khác,sáng tạo hơn thì sao ? Mời bạn đọc tiếp nhé.
-
Thử suy nghĩ nếu cả gà và chó đều có 2 chân (giả sử thôi nhé) thì 36 con cả chó và gà sẽ có tổng cộng [tex] 2.36 = 72 [/tex] chân.Ủa thế 28 cái chân nữa đi đâu mất rồi ??? Thì do ta giả sử mỗi con chó chỉ có 2 chân,thiếu mất 2 chân so với thực tế. Vì theo ta giả sử mỗi con chó bị mất 2 chân nên 28 cái chân mất đi ta sẽ suy ra được có [tex]28:2=14[/tex] con chó [tex]\rightarrow[/tex] có 22 con gà
--Nếu bạn đã hình dung được ý tưởng giải bài toán bên trên thì chắc hẳn bạn đã làm chủ 50% kỹ thuật vênh mol này rồi đó =))
-Lần này ta tiếp tục với 1 ví dụ khác (lần này là 1 bài tập Hóa) nhé
---Cho hỗn hợp A gồm este X no,hai chức,hở và este Y no,bốn chức,hở.Biết 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,24 mol NaOH.Tính số mol từng este.
-------------------------------------------------------------Hướng dẫn giải:
Ta có thể đặt số mol X và Y lần lượt là a và b mol.
Có [tex]n_{NaOH}=n_{COO}=0,24^{mol}[/tex]
Có hệ phương trình :
[tex]\left\{\begin{matrix} a+b=0,1 & \\ 2a+4b=0,24 & \end{matrix}\right.[/tex]
Giải hệ ta được [tex]a=0,08^{mol};b=0,02^{mol}[/tex]
Hmm nếu ta áp dụng tư duy đã dùng để giải ví dụ bên trên vào bài này thì sao nhỉ ?
Có [tex]n_{Y}=\frac{n_{COO}-n_{A}}{2}=0,02^{mol}\rightarrow n_{X}=n_{A}-n_{Y}=0,08^{mol}[/tex]
--Òa nhanh hơn rất nhiều đúng không ? Và đó chính là cách sử dụng kỹ thuật vênh mol đó.
Hy vọng qua topic này các bạn sẽ hiểu rõ và sử dụng linh hoạt kỹ thuật này nhé,bản thân mình thấy nó khá là hữu ích đấy.
Xin chào và hẹn gặp lại trong các topic tiếp theo.
Nếu có thời gian mình sẽ cập nhật thêm 1 số trường hợp sử dụng vênh mol cụ thể cho những bạn đọc hết topic mà vẫn chưa hình dung được rõ nhé.
Nào bắt đầu nhé.
--Trước hết thì ''vênh mol'' chỉ là một mẹo nhỏ giúp bạn nhẩm nhanh ra số mol một chất (hoặc số nguyên tố,độ bất bão hòa,số chức/số mol chức,....) trong hỗn hợp (thường dùng trong các bài tập hữu cơ,nhưng vô cơ vẫn có thể áp dụng được nhé).
-Để giúp các bạn hình dung rõ hơn về nó thì ta bắt đầu với 1 bài toán dân gian sau :
------------------------------------Vừa gà vừa chó
------------------------------------Bó lại cho tròn
------------------------------------Ba mươi sáu con
------------------------------------Một trăm chân chẵn
------------------------------------Hỏi mấy gà,mấy con chó ?
--Bài toán này rất đơn giản phải không nào ?
Thông thường thì mọi người sẽ đặt ẩn để đưa về bài toán lớp 6,giải hệ phương trình 2 ẩn sẽ ra kết quả (khá đơn giản ).Nhưng nếu ta muốn một lối đi khác,sáng tạo hơn thì sao ? Mời bạn đọc tiếp nhé.
-
Thử suy nghĩ nếu cả gà và chó đều có 2 chân (giả sử thôi nhé) thì 36 con cả chó và gà sẽ có tổng cộng [tex] 2.36 = 72 [/tex] chân.Ủa thế 28 cái chân nữa đi đâu mất rồi ??? Thì do ta giả sử mỗi con chó chỉ có 2 chân,thiếu mất 2 chân so với thực tế. Vì theo ta giả sử mỗi con chó bị mất 2 chân nên 28 cái chân mất đi ta sẽ suy ra được có [tex]28:2=14[/tex] con chó [tex]\rightarrow[/tex] có 22 con gà
--Nếu bạn đã hình dung được ý tưởng giải bài toán bên trên thì chắc hẳn bạn đã làm chủ 50% kỹ thuật vênh mol này rồi đó =))
-Lần này ta tiếp tục với 1 ví dụ khác (lần này là 1 bài tập Hóa) nhé
---Cho hỗn hợp A gồm este X no,hai chức,hở và este Y no,bốn chức,hở.Biết 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,24 mol NaOH.Tính số mol từng este.
-------------------------------------------------------------Hướng dẫn giải:
Ta có thể đặt số mol X và Y lần lượt là a và b mol.
Có [tex]n_{NaOH}=n_{COO}=0,24^{mol}[/tex]
Có hệ phương trình :
[tex]\left\{\begin{matrix} a+b=0,1 & \\ 2a+4b=0,24 & \end{matrix}\right.[/tex]
Giải hệ ta được [tex]a=0,08^{mol};b=0,02^{mol}[/tex]
Hmm nếu ta áp dụng tư duy đã dùng để giải ví dụ bên trên vào bài này thì sao nhỉ ?
Có [tex]n_{Y}=\frac{n_{COO}-n_{A}}{2}=0,02^{mol}\rightarrow n_{X}=n_{A}-n_{Y}=0,08^{mol}[/tex]
--Òa nhanh hơn rất nhiều đúng không ? Và đó chính là cách sử dụng kỹ thuật vênh mol đó.
Hy vọng qua topic này các bạn sẽ hiểu rõ và sử dụng linh hoạt kỹ thuật này nhé,bản thân mình thấy nó khá là hữu ích đấy.
Xin chào và hẹn gặp lại trong các topic tiếp theo.
Nếu có thời gian mình sẽ cập nhật thêm 1 số trường hợp sử dụng vênh mol cụ thể cho những bạn đọc hết topic mà vẫn chưa hình dung được rõ nhé.
Last edited: