Z
zimmy.nguyen
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cuộc sống với những lo toan, phiền muộn khiến cho chúng ta dễ nỗi giận và khép chặt lòng mình hơn với thế giới bên ngoài . Không phải ai cũng có thể tìm kiếm cho mình những nềm vui nho nhỏ để có thể mỉm cười khi mỗi sơm mai thức dậy. Bạn có biết mỗi khi ta mỉm cười sẽ làm cho tất cả các cơ mặt đều hoạt động và làm dịu đi sự khó chịu trong ta? Vậy tại sao bạn lại tiết kiệm nụ cười của mình khi nó đem lại nhiều lợi ích như vậy nhỉ?
Khi còn trẻ, ta vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội, những trăn trở với cơm áo gạo tiền chưa hình thành và gay gắt như khi ta bước vào đời, nên ta có thể mỉm cười bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu miễn là ta cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng dần dần khi ta phải gánh trên vai gánh nặng cuộc sống thì nụ cười cũng theo đó mà mất dần. Những lo toan về cuộc đời đã làm chúng ta chai sạn đi những cảm xúc đẹp đẽ. Sẽ không dễ dàng gì với một người trung niên, sáng sớm thức dậy với nụ cười trên môi. Thay vào đó là thái độ cau có với suy nghĩ ” đến giờ đi làm rồi!”. Hãy biến công việc thành một niềm vui trong cuộc sống để bạn luôn cảm thấy thoải mái khi đối diện với nó. Bạn cũng biết đấy, đây không phải là ý tưởng mới nhưng là ý tưởng khó thực hiện nhất. Bạn có thể làm được điều đó không?
Mỗi buổi sáng thức dậy hãy mỉm cười thật tươi để cảm ơn đời vì bạn vẫn còn sống, vì bạn còn có việc để làm, vì bạn có thể tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, vì bạn vẫn còn bạn bè người thân để tìm đến mỗi khi bạn hạnh phúc và đau khổ! Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho bạn phải mỉm cười mỗi khi thức dậy. Đừng bao giờ quên rằng, nụ cười của bạn chính là liều thuốc an thân tốt nhất cho cả bạn và những người xung quanh. chỉ cần còn mỉm cười hạnh phúc là bạn còn sống, còn mong ước và hi vọng! Đừng để những khó khăn vất vả trong cuộc sống đánh gục bạn.
Ai cũng biết tác dụng của nụ cười, nhưng không phải ai cũng có thể mỉm cười thường xuyên! Vì sao bạn lại tiết kiệm nụ cười của chính mình, trong khi bạn có RẤT NHIỀU, KHÔNG BAO GIỜ HẾT NỤ CƯỜI? Hãy phân phát nó cho những người xung quanh. Hãy nhìn cuộc sống bằng con mắt tươi vui và cảm nhận nó bằng niềm khoan khoái, lạc quan: bạn sẽ thấy mỉm cười với người khác, thật dễ…
Hãy mỉm cười thật nhiều nhé, đừng để kỹ năng mềm này bị lãng quên
Nguồn: Mỉm cười – Kỹ năng mềm bị lãng quên
Khả năng tập trung giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp bản tránh lảng phí thời gian, giúp giải quyết công việc trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. Đây là một trong nững kỹ năng mềm bổ trợ cho kỹ năng quản lí thời gian của bạn.
Nguyên nhân của sự mất tập trung:
Nguyên nhân khách quan: do những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến bạn như sự ồn ào, các thú vui giải trí như phim ảnh, âm nhạc, một cuộc hẹn, hay bị người khác làm phiền …
Nguyên nhân chủ quan: do chính bản thân bạn tạo ra, thường thì khi ốm đau bạn có xu hướng không muốn làm việc hay hay tâm trạng đang chán nản, hay vui chơi quá phấn khích cũng khó làm bạn tập trung được.
Làm thế nào để tập trung:
Những nguyên nhân khách quan bên ngoài bạn khó mà có thể thay đổi được. Ví dụ như ban ở chung phòng với nhiều người bạn, bạn chỉ có thể góp ý họ nói chuyện nhỏ khi bạn đang học bài chứ không thể cấm họ không nói gì được. Nếu gặp tình trạng này hãy cố gắng “lờ” đi sự ôn ào xung quanh. Điều này không đơn giản, nếu tiếng ồn quá lớn thì coi như không thể làm gì, nhưng nếu nó ở mức vừa phải thì bạn có thể tập quen dần với nó.
Khi làm việc hay học tập hãy giải quyết hết những thứ linh tinh khác như cuộc hẹn, nói chuyện với ai đó, hay những sở thích khác. Hãy làm chúng xong xuôi trước khi bạn bắt tay vào công việc của mình.
Những nguyên nhân chủ quan thì bạn có thể điều chỉnh để nâng cao sự tập trung cho mình.
Một cơ thể mệt mỏi khó có thể làm việc tốt được. Thế nên hãy biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân mình. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và uống thuốc khi bị ốm nhẹ. Đó là những cách tốt nhất giúp bạn khỏe mạnh
Những khi tâm trạng không tốt thì làm việc chỉ làm bạn mệt mỏi thêm thôi. Lúc này đừng bắt tay vào công việc, hãy tìm cách cho tinh thần bạn thoải mái hơn như làm những gì bạn thích, nghe nhạc, đọc sách…Sau đó bắt tay vào công việc lại, lúc đó sẽ hiệu quả hơn là bạn gượng ép bản thân mình làm việc khi chán nản.
Tập những thói quen tốt. Hãy chọn thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, yên tĩnh nhất làm việc hiệu quả nhất để bắt tay vào làm việc. Cứ như vậy cơ thể bạn sẽ có “nhịp sinh học” vào giờ đó, khi bạn bắt tay làm việc vào giờ đó hiểu quả sẽ tốt hơn nhiều.
Thư giãn hợp lý, đừng làm việc liên tục hãy dành chút thời gian để giải khuây và thư giãn đầu óc. Nhưng cũng không nên thư giãn quá lâu hoặc thư giãn bằng các hoạt động mạnh, lúc đó bạn sẽ tập trung vào việc “thư giãn” thay vì công việc đó.
Thường xuyên tự nhắc nhở mình mỗi khi cảm thấy mình bị sao lãng. Tự nhủ với bản thân là “Tập trung, tập trung”.
“Sự tập trung giúp là một chỉ số giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả, đây là một kỹ năng mềm mà sinh viên nên học, bởi sinh viên rất hay bị sao lãng”
Nguồn: Kỹ năng tập trung – kỹ năng mềm giúp học tốt
Khi còn trẻ, ta vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội, những trăn trở với cơm áo gạo tiền chưa hình thành và gay gắt như khi ta bước vào đời, nên ta có thể mỉm cười bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu miễn là ta cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng dần dần khi ta phải gánh trên vai gánh nặng cuộc sống thì nụ cười cũng theo đó mà mất dần. Những lo toan về cuộc đời đã làm chúng ta chai sạn đi những cảm xúc đẹp đẽ. Sẽ không dễ dàng gì với một người trung niên, sáng sớm thức dậy với nụ cười trên môi. Thay vào đó là thái độ cau có với suy nghĩ ” đến giờ đi làm rồi!”. Hãy biến công việc thành một niềm vui trong cuộc sống để bạn luôn cảm thấy thoải mái khi đối diện với nó. Bạn cũng biết đấy, đây không phải là ý tưởng mới nhưng là ý tưởng khó thực hiện nhất. Bạn có thể làm được điều đó không?
Mỗi buổi sáng thức dậy hãy mỉm cười thật tươi để cảm ơn đời vì bạn vẫn còn sống, vì bạn còn có việc để làm, vì bạn có thể tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, vì bạn vẫn còn bạn bè người thân để tìm đến mỗi khi bạn hạnh phúc và đau khổ! Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho bạn phải mỉm cười mỗi khi thức dậy. Đừng bao giờ quên rằng, nụ cười của bạn chính là liều thuốc an thân tốt nhất cho cả bạn và những người xung quanh. chỉ cần còn mỉm cười hạnh phúc là bạn còn sống, còn mong ước và hi vọng! Đừng để những khó khăn vất vả trong cuộc sống đánh gục bạn.
Ai cũng biết tác dụng của nụ cười, nhưng không phải ai cũng có thể mỉm cười thường xuyên! Vì sao bạn lại tiết kiệm nụ cười của chính mình, trong khi bạn có RẤT NHIỀU, KHÔNG BAO GIỜ HẾT NỤ CƯỜI? Hãy phân phát nó cho những người xung quanh. Hãy nhìn cuộc sống bằng con mắt tươi vui và cảm nhận nó bằng niềm khoan khoái, lạc quan: bạn sẽ thấy mỉm cười với người khác, thật dễ…
Hãy mỉm cười thật nhiều nhé, đừng để kỹ năng mềm này bị lãng quên
Nguồn: Mỉm cười – Kỹ năng mềm bị lãng quên
Khả năng tập trung giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp bản tránh lảng phí thời gian, giúp giải quyết công việc trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. Đây là một trong nững kỹ năng mềm bổ trợ cho kỹ năng quản lí thời gian của bạn.
Nguyên nhân của sự mất tập trung:
Nguyên nhân khách quan: do những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến bạn như sự ồn ào, các thú vui giải trí như phim ảnh, âm nhạc, một cuộc hẹn, hay bị người khác làm phiền …
Nguyên nhân chủ quan: do chính bản thân bạn tạo ra, thường thì khi ốm đau bạn có xu hướng không muốn làm việc hay hay tâm trạng đang chán nản, hay vui chơi quá phấn khích cũng khó làm bạn tập trung được.
Làm thế nào để tập trung:
Những nguyên nhân khách quan bên ngoài bạn khó mà có thể thay đổi được. Ví dụ như ban ở chung phòng với nhiều người bạn, bạn chỉ có thể góp ý họ nói chuyện nhỏ khi bạn đang học bài chứ không thể cấm họ không nói gì được. Nếu gặp tình trạng này hãy cố gắng “lờ” đi sự ôn ào xung quanh. Điều này không đơn giản, nếu tiếng ồn quá lớn thì coi như không thể làm gì, nhưng nếu nó ở mức vừa phải thì bạn có thể tập quen dần với nó.
Khi làm việc hay học tập hãy giải quyết hết những thứ linh tinh khác như cuộc hẹn, nói chuyện với ai đó, hay những sở thích khác. Hãy làm chúng xong xuôi trước khi bạn bắt tay vào công việc của mình.
Những nguyên nhân chủ quan thì bạn có thể điều chỉnh để nâng cao sự tập trung cho mình.
Một cơ thể mệt mỏi khó có thể làm việc tốt được. Thế nên hãy biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân mình. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và uống thuốc khi bị ốm nhẹ. Đó là những cách tốt nhất giúp bạn khỏe mạnh
Những khi tâm trạng không tốt thì làm việc chỉ làm bạn mệt mỏi thêm thôi. Lúc này đừng bắt tay vào công việc, hãy tìm cách cho tinh thần bạn thoải mái hơn như làm những gì bạn thích, nghe nhạc, đọc sách…Sau đó bắt tay vào công việc lại, lúc đó sẽ hiệu quả hơn là bạn gượng ép bản thân mình làm việc khi chán nản.
Tập những thói quen tốt. Hãy chọn thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, yên tĩnh nhất làm việc hiệu quả nhất để bắt tay vào làm việc. Cứ như vậy cơ thể bạn sẽ có “nhịp sinh học” vào giờ đó, khi bạn bắt tay làm việc vào giờ đó hiểu quả sẽ tốt hơn nhiều.
Thư giãn hợp lý, đừng làm việc liên tục hãy dành chút thời gian để giải khuây và thư giãn đầu óc. Nhưng cũng không nên thư giãn quá lâu hoặc thư giãn bằng các hoạt động mạnh, lúc đó bạn sẽ tập trung vào việc “thư giãn” thay vì công việc đó.
Thường xuyên tự nhắc nhở mình mỗi khi cảm thấy mình bị sao lãng. Tự nhủ với bản thân là “Tập trung, tập trung”.
“Sự tập trung giúp là một chỉ số giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả, đây là một kỹ năng mềm mà sinh viên nên học, bởi sinh viên rất hay bị sao lãng”
Nguồn: Kỹ năng tập trung – kỹ năng mềm giúp học tốt