Văn 12 Kỹ năng làm phần đọc hiểu, cách để giải quyết phần đọc hiểu dễ nhất

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
25
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(Trên diễn đàn có rất nhiều tài liệu tham khảo về chuyên đề đọc hiểu nhưng mình vẫn làm nhằm cung cấp thêm cho các bạn về nội dung, cách làm cũng như thêm ví dụ để các bạn luyện. Phần ví dụ mình sẽ đăng dưới phần trả lời, sau 1 khoảng thời gian mình sẽ đăng đáp án để các bạn cùng tham khảo!)
A: Kỹ năng nhận dạng câu hỏi:

Theo đề thi của BỘ thì đọc hiểu sẽ trích dẫn một văn bản hoặc đoạn trích. Câu hỏi ở phần đọc hiểu- NLXH thuộc kiểu câu hỏi ở mức độ nhận biết- thông hiểu- vận dụng thấp và vận dụng cao
- Ở mức nhận biết: Đề thường yêu cầu chỉ ra văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt là gì? Thao tác lập luận, lỗi tu từ? Phép tu từ? Lỗi về tạo lập văn bản?...
- Ở mức thông hiểu: Câu hỏi thường yêu cầu xác định nội dung, chủ đề, bố cục, nội dung từng phần của văn bản ; nêu tác dụng phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn
- Ở mức vận dụng thấp: Đề thường có nhiều cách hỏi về vận dụng: Từ chủ đề của VB, trình bày ý kiến của bản thân liên quan đến chủ đề đó; hoặc yêu cầu đưa thêm những ý kiến riêng của bản thân ngoài quan điểm, cách nhìn của tác giả.
- Ở mức vận dụng cao: Câu hỏi sẽ mang tính ứng dụng thực tiễn về vấn đề nghị luận vào đời sống, đưa ra biện pháp giải quyết cần thiết, chứng minh hay so sánh các quan điểm, tư tưởng khác nhau bằng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
B: Kỹ năng tiếp xúc với đề đọc hiểu:
- Khi bắt đầu làm phần này: Không nên đọc vào ngay vào văn bản mà nên đọc các câu hỏi định hướng yêu cần trước, sau đó mới đọc Vb để trả lời
- Khi đọc câu hỏi: Xác định số câu hỏi, gạch chân từ khóa để tránh nhầm lẫn. Cần phân tích sự liên quan giữa các câu hỏi vì có thể câu hỏi ở sau chính là gợi ý trả lời cho câu hỏi phía trước?
- Khi đọc VB: Xác định VB gồm bao nhiêu đoạn, bao nhiêu câu. Xác định VB đang nói về nội dung gì. Tận dụng thông tin đã cho ở dưới phần trích dẫn như nhan đề, nguồn gốc và xuất xứ từ đó đưa ra câu trả lời chứ không phải sao chép từ đó đưa vào bài làm.
- Khi trả lời: Trả lời trực tiếp, tránh vòng vo, giải thích vì khiến bài văn thêm lủng củng và dẫn đến lạc đề. Chú ý đến độ dài mà đề bài yêu cầu. Phân bổ thời gian hợp lý, nên dành cho phần đọc hiểu 25 phút.
C: Kỹ năng giải hóa các câu đọc hiểu:
1: Dạng câu hỏi nhận biết:

- Kiến thức cần học: Các câu hỏi ở dạng này bao gồm những vấn đề sau:
+ Thể thơ: lục bát, thất ngôn, ngữ ngôn ,tự do ....
+ Thể loại VB: thư từ, bài nghiên cứu, bài diễn thuyết, truyện ngắn, phóng sự, ...
+ Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ, giải thích.
+ Phương thức biểu đạt: tự sự( kể), miêu tả (tái hiện đặc điểm), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc), thuyết minh (giới thiệu), nghị luận (bàn luận), hành chính- công vụ (đơn từ).
+Phong cách ngôn ngữ chức năng : sinh hoạt, khoa học,chính luận, báo chí, hành chính công vụ, nghệ thuật
- Cách dẫn dắt:
*Trực tiếp: Để trong ngoặc kép hoặc chấm xuống dòng gạch đầu dòng trích dẫn.
*Gián tiếp: Để sau dấu 2 chấm không mở ngoặc kép.
+ Các phương thức trần thuật: trần thuật ngôi thứ nhất ( do nhân vật tự kể chuyện), trần thuật ngôi thứ ba (người kể chuyện tự giấu mình), trần thuật theo ngôi thứ ba theo điểm nhìn nhân vật (người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng của nhân vật)
+ Các phép liên kết hình thức: Phép nối, thế, lặp, liên tưởng, nghịch đối, liên tưởng
+ Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê...
+ Các kiểu câu:
*Câu chia theo mục đích nói ( câu tường thuật, cảm thán, cầu khiến, phủ định)
*Câu chia theo cấu trúc/ chức năng ngữ pháp; câu chủ động/bị động; câu đủ thành phần/câu rút gọn; câu đặc biệt/ câu đơn/ câu đơn mở rộng thành phần/câu ghép
- Cách trả lời:
*Trả lời trực tiếp vấn đề
+ Cần ngắn gọn và đủ ý
+Chú ý từ những là yêu cầu trả lời 2 ý trở lên
+ Chú ý từ nhất gồm 1 ý chính xác, duy nhất
2: Dạng câu hỏi thông hiểu:
*Kiến thức: Yêu cầu các câu hỏi sau:
- Nội dung chính của VB? Tóm tắt nội dung của VB trong một vài câu?
- Nếu VB không có nhan đề thì đề bài có thể sẽ yêu cầu học sinh đặt cho nó một nhan đề
- Trả lời các câu hỏi vì sao?
- Phân tích yếu tố nghệ thuật:
+Tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong VB
+Ý nghĩa của một số từ ngữ đặc biệt trong VB, thường là những từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển, nghĩa hàm ẩn
+ Phân tích được ý nghĩa và tác dụng của việc âm hưởng thơ, từ ngữ đặc sắc, cách ngắt nhịp
+ Phân tích được ý nghĩa của giọng văn, tác dụng của từ ngữ đặc sắc, cách lập luận.
* Cách trả lời:
- Trả lời trực tiếp
- Nếu đề yêu cầu tóm tắt:
+ Đầu tiên, đọc và xác định nội dung của văn bản thông qua từng câu hoặc từng đoạn
+ Chọn trình tự tóm tắt( theo thời gian hay thứ tự nội dung), ngôi tóm tắt
+ Cuối cùng, dựa vào yêu cầu tạo ra một dàn ý ngắn xem cần những gì
Như vậy, đảm bảo được tính hình thức, đảm bảo đủ ý về nội dung.
-Nếu đề yêu cầu đặt nhan đề cho đoạn trích, có thể
+ Xác định đề tài và chủ đề của VB đó trước rồi sau lấy ý chính của chủ đề hoặc hình tượng nổi bật để đặt nhan đề
+ Tìm ý nghĩa, bài học để đặt nhan đề cho VB
+ Xem phần chú thích dẫn cuối VB, không được đặt trùng tên với phần ghi chú.
-Nhan đề hay là phải: trọng tâm- ngắn gọn- thu hút.
- Các câu hỏi vì sao cần được nêu lại nội dung cần giải thích và đi thẳng vào phần trả lời, không cần dẫn dắt. Nếu có nhiều ý nên gạch đầu dòng và dùng từ chỉ thứ tự: Thứ nhất là, thứ hai là....
- Các câu hỏi liên quan đến tác dụng của một yếu tố nghệ thuật cần đảm bảo yêu cầu sau:
+ Nêu từ ngữ, biểu hiện cụ thể của yếu tố nghệ thuật đó.
+ Nêu tác dụng của yếu tố nghệ thuật tới hình thức, tính hấp dẫn của VB đó
+ Nêu tác dụng của yếu tố nghệ thuật tới nội dung tư tưởng, ý nghĩa của VB. Để làm rõ tác dụng cần trả lời các câu hỏi: Nếu không có yếu tố nghệ thuật này, nội dung VB có thiếu đi điều gì hay không? Từ đó nhận diện và nêu ngắn gọn tác dụng của nó đến khả năng biểu đạt nội dung, ý nghĩa của VB
3: Dạng câu hỏi vận dụng thấp:
*Kiến thức:
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của bản thân liên quan đến chủ đề của VB
-Viết một đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ, đánh giá của bản thân về một khía cạnh nội dung cụ thể
- Viết đoạn văn đưa ra dẫn chứng hoặc phân tích dẫn chứng liên quan đến VB.
* Cách trả lời:
- Ở phần vận dụng có thể viết các ý theo gạch đầu dòng cho rõ ràng, càng nhiều ý càng tốt. Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc...
- Đối với yêu cầu viết thành đoạn văn, nên trình bày dài hơn yêu cầu một chút nhưng không được vượt quá yêu cầu
- Nếu đề trích một phần VB làm chủ đề, yêu cầu thí sinh bày tỏ suy nghĩ hoặc phân tích dẫn chứng cụ thể thì lấy phần trích dẫn làm phần chủ đề rồi triển khai thành đoạn cũng gồm 3 phần: Mở, thân, kết.
 
Last edited:

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
25
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
Phần luyện tập:
Đề số 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ... Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại. A Phủ nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi,như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay. A Phủ quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm, Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 3: Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ?
Câu 4: Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản?
Câu 5: Tại sao câu văn Mị đứng lặng trong bóng tối được tách thành một dòng riêng?
Câu 6: Từ văn bản, viết 1 đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay.
Đề số 2:
Mũi Cà Mau mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó- mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình,
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó- mũi Cà Mau
(Mũi Cà Mau- Xuân Diệu)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Các từ: trăm, vạn, nghìn, là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 3: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng .
Câu 4: Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương , Tổ quốc?( ngắn gọn trong 4-6 dòng)
Đề 3: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi ở dưới:
"Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi người một trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó."
Câu 1: Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3: Chỉ ra điểm giống và khác nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4: Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn.( Trả lời trong khoảng từ 3- 4 câu)
Đề số 4:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều nhận thức
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và cửa đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng xanh
(Trích Tự hát- Xuân Quỳnh)

Câu 1: Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước.
Câu 3: Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái tình cảm, cảm xúc của nhân vật " em"?
Câu 4: Điều gì giãi bày trong khổ thơ trên đã gợi cho anh/ chị nhiều suy nghĩ nhất? (Khoảng 3-4 câu)
Hướng dẫn giải
Đề số 1:
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức chính là tự sự
Câu 2: Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
Câu 3: Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị . Điều đó phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị
Câu 4: Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản :
Biểu tượng cho cái ác, cái chết do bọn chúa đất miền núi gây ra. Đó cũng là nơi không hẹn mà gặp giữa 2 thân phận đau khổ cùng cảnh ngộ. Đó cũng là nơi để Mị bộc lộ tình thương người và đi đến quyết định táo bạo giải cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình. Sự sống, khát vọng tự do và tỏa sáng trong cái chết.
Câu 5: Câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị. Cô cũng không biết phải làm gì tiếp theo nên chỉ đứng lặng trong bóng tối. Như vậy hành động của Mị vừa có tính tự giác vừa có tính tự phát, nói cách khác là vì lòng thương người. Nhưng lòng khao khát sống, tự do đã trỗi dậy, chiến thắng nỗi sợ hãi để chạy băng đi theo A Phủ. Câu văn ngắn thể hiện công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài
Câu 6: -Dàn ý bằng tình thương của Mị dành cho A Phủ thông qua tâm trạng và hành động cởi trói cho A Phủ
-Hiểu thế nào là tình yêu thương con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói riêng
-Ý nghĩa của tình yêu thương con người của tuổi trẻ
-Phê phán thái độ thờ ơ vô cảm, ích kỉ của một bộ phận cộng đồng, thanh niên
- Bài học nhận thức và hành động
Đề số 2:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của VB: Phương thức miêu tả
Câu 2: Các từ: trăm, vạn, nghìn, là số từ
Góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung :ca ngợi , tự hào về vùng đất Cà Mau tươi đẹp, phù trú, tràn trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài và bền vững với hình ảnh rừng đước quen thuộc vững vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên cường.
Câu 3: Các dạng của phép điệp trong VB: điệp ngữ: mũi Cà Mau, điệp kết cấu giữa 2 đoạn: Tổ quốc..mũi Cà Mau
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, điệp đi điệp lại nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình Việt Nam: Nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi tàu của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đí trước, luôn hướng về tương lai.
Câu 4: Nêu được cảm nhận riêng: Xúc động, yêu quý, tự hào.
Đề số 3:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên : Phương thức nghị luận.
Câu 2: Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, có một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị sẵn có.
Câu 3: Điểm giống nhau về cách lập luận: Lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
Câu 4:Đáp án mở, tùy vào mỗi người
Đề số 4:
Câu 1: 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là:Biện pháp điệp từ" biết" và ẩn dụ "mùa thu này sao bão mưa nhiều"
Câu 2: Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: Xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật em đồng cảm sống hết mình với ước mơ của người mình yêu
Câu 3: Những ừ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật em khao khát, xúc động , yêu
Câu 4: Có thể là: Niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn
 
Last edited:
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom