Z
zimmy.nguyen
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bạn là người nóng nảy hay là người ôn hòa? Cách bạn thể hiện cảm xúc trong cuộc sống, trong giao tiếp như thế nào? Tại sao lại phải học cách kiềm chế cảm xúc? Đó là những câu hỏi cho bạn thấy tầm quan trọng của việc kiềm chế cảm xúc.
Trong giao tiếp hàng ngày có đôi lúc bạn phải đối diện với những điều khó chịu, có những điều không vừa lòng bạn hay người kịch liệt phản đối bạn. Lúc đó bạn sẽ phản ứng ra sao?
Ngày nay trên các trang báo mạng xuất hiện nhiều thông tin các bạn trẻ vì không kiềm chế được sự tức giận của mình đã gây ra những hậu quả khôn lường như đánh nhau, xử lí nhau hay nhẹ hơn là cãi vã, nói xấu nhau… Trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè hay giao tiếp trong công việc cũng vậy, có những lúc ý kiến của bạn bị phản bác, có những lúc bạn bị chê trách. Sự phản ứng của bạn sẽ quyết định nhiều đến mối quan hệ mà bạn đang có. Đây thực sự là một kỹ năng sống cần thiết mà người trẻ nên học để giao tiếp với bạn bè, gia đình và xã hội tốt hơn.
Tôi nhớ nghe một người bạn kể một câu chuyện mà khi cậu ấy làm việc chung với nhóm của cậu ấy. Với bản tính tự mãn nên cậu ấy rất khó chịu khi bị người khác phản bác lại ý kiến của mình. Và trong một lần khi ý kiến của cậu ấy được đưa ra, bị bạn bè phản bác cậu ấy đã tức giận và nói ra những lời thô tục. Sau lần đó, mối quan hệ của cậu ấy và cách thành viên trong nhóm không còn tốt nữa, và cuối cùng cậu ấy rời khỏi nhóm đó.
Trên đây chỉ là một câu chuyện rất nhỏ và hậu quả của nó khi bạn không kiềm chế được sự tức giận của mình. Còn nhiều trường hợp khác mà kết quả không đơn giản chỉ là như vậy. Bạn ra đường va chạm khi đi xe máy, vì nóng tính cãi vã, đánh nhau… Nếu biết cư xử ôn hòa hơn có thể hậu quả sẽ không đến mức như vậy.
Tuy vậy, kiểm soát cảm xúc không phải là điều dễ dàng, nhất là khi trong bạn cơn giận dữ lên tới đỉnh điểm, lúc đó dù bạn là ai bạn cũng không còn đủ tỉnh táo đề suy nghĩ về hậu quả mà mình sẽ gây ra. Chỉ khi sự việc qua đi, bản thân bạn bình tĩnh trở lại lúc đó bạn mới cảm thấy hối hận về việc mình đã làm. Bản tính nóng nảy khó có thể sửa chữa được nhưng mỗi sai lầm khi bạn gây ra, hãy khắc sâu nó để trong tương lai đừng bao giờ lặp lại điều đó nữa. Hãy tập cho mình thói quen và luôn ghi nhớ trong đầu “hãy bình tĩnh, hãy suy nghĩ..” khi bạn bắt đầu tức giận.
“Có những mối quan hệ tốt đẹp nhưng làm sao để giữ nó tốt đẹp lại là chuyện khác. Hãy biết cách kiềm chế cảm xúc của mình, đặc biệt là sự tức giận”.
Nguồn: Kiềm chế sự tức giận kỹ năng sống dành cho bạn trẻ
Con người đôi khi rơi vào trạng thái bi quan, chán nản và tuyệt vọng, lắm lúc muốn chạy trốn khỏi cuộc sống bằng những con đường tiêu cực. Bạn sẽ làm gì khi bố mẹ cãi nhau, khi người bạn thân nhất phản bội hay thậm chí khi anh chàng người yêu rời bỏ mình để đến với cô bạn thân? Lúc ấy, bạn sẽ nghĩ rằng thế giới đang sụp đổ trước mắt và chỉ muốn chạy trốn tất cả?
Hãy bình tĩnh để giải quyết mọi việc, đừng để cảm xúc phá vỡ tất cả những gì bạn đã cố công xây dựng.
Trước hết, hãy hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh, nếu không giữ cho mình ở trạng thái cân bằng bạn sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ: không những không tháo gỡ được những khúc mắc, hiểu lầm mà có khi làm cho sự việc lên đến đỉnh điểm. Khi ấy rất khó để giải quyết êm đẹp mọi chuyện. Hãy lấy lại sự bình tĩnh cho mình bằng cách nhắm mắt lại và hít sâu vào để đầu óc bạn thanh thản.
Tiếp theo, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về những việc đã xảy ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay. Bạn đừng để cảm xúc chi phối trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân này. Nếu không bạn sẽ không dễ dàng tìm ra gốc rễ của mọi việc. Bạn sẽ phát hiện ra những lỗi không thể chấp nhận được từ chính mình hoặc từ những người thân, bạn bè nhưng hãy suy xét thật cẩn thận lý do họ làm như thế. Có những sự thật khiến ta đau lòng nhưng cũng có những sự thật mà người thân, bạn bè muốn giấu chúng ta vì một lý do nào đó. Hãy thông cảm cho họ, họ thực sự không muốn làm bị tổn thương.
Cuối cùng, bạn hãy tự vấn bản thân xem phải làm thế nào để giải quyết mọi việc sao cho thật tốt đẹp. Không phải mối quan hệ nào kết thúc đều do lỗi của mình hoặc của người khác. Đôi lúc chỉ đơn giản là vì mối quan hệ đó không còn phù hợp với bản thân mình mà thôi. Hãy thể hiện cái tôi cao thượng của mình với người đối diện, đừng để những cảm xúc tiêu cực khống chế hành vi của bạn. Hãy làm chủ cảm xúc của mình để bạn có thể làm chủ những mối quan hệ xung quanh.
Trong số các kỹ năng sống mà bạn cần trang bị cho mình thì kỹ năng kiềm chế và kiểm soát cảm xúc là một trong những kỹ năng mà bạn cần trang bị cho mình. Nó sẽ giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ và duy trì chúng ở trạng thái cân bằng.
Nguồn: Kỹ năng kiềm chế và kiểm soát cảm xúc
Trong giao tiếp hàng ngày có đôi lúc bạn phải đối diện với những điều khó chịu, có những điều không vừa lòng bạn hay người kịch liệt phản đối bạn. Lúc đó bạn sẽ phản ứng ra sao?
Ngày nay trên các trang báo mạng xuất hiện nhiều thông tin các bạn trẻ vì không kiềm chế được sự tức giận của mình đã gây ra những hậu quả khôn lường như đánh nhau, xử lí nhau hay nhẹ hơn là cãi vã, nói xấu nhau… Trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè hay giao tiếp trong công việc cũng vậy, có những lúc ý kiến của bạn bị phản bác, có những lúc bạn bị chê trách. Sự phản ứng của bạn sẽ quyết định nhiều đến mối quan hệ mà bạn đang có. Đây thực sự là một kỹ năng sống cần thiết mà người trẻ nên học để giao tiếp với bạn bè, gia đình và xã hội tốt hơn.
Tôi nhớ nghe một người bạn kể một câu chuyện mà khi cậu ấy làm việc chung với nhóm của cậu ấy. Với bản tính tự mãn nên cậu ấy rất khó chịu khi bị người khác phản bác lại ý kiến của mình. Và trong một lần khi ý kiến của cậu ấy được đưa ra, bị bạn bè phản bác cậu ấy đã tức giận và nói ra những lời thô tục. Sau lần đó, mối quan hệ của cậu ấy và cách thành viên trong nhóm không còn tốt nữa, và cuối cùng cậu ấy rời khỏi nhóm đó.
Trên đây chỉ là một câu chuyện rất nhỏ và hậu quả của nó khi bạn không kiềm chế được sự tức giận của mình. Còn nhiều trường hợp khác mà kết quả không đơn giản chỉ là như vậy. Bạn ra đường va chạm khi đi xe máy, vì nóng tính cãi vã, đánh nhau… Nếu biết cư xử ôn hòa hơn có thể hậu quả sẽ không đến mức như vậy.
Tuy vậy, kiểm soát cảm xúc không phải là điều dễ dàng, nhất là khi trong bạn cơn giận dữ lên tới đỉnh điểm, lúc đó dù bạn là ai bạn cũng không còn đủ tỉnh táo đề suy nghĩ về hậu quả mà mình sẽ gây ra. Chỉ khi sự việc qua đi, bản thân bạn bình tĩnh trở lại lúc đó bạn mới cảm thấy hối hận về việc mình đã làm. Bản tính nóng nảy khó có thể sửa chữa được nhưng mỗi sai lầm khi bạn gây ra, hãy khắc sâu nó để trong tương lai đừng bao giờ lặp lại điều đó nữa. Hãy tập cho mình thói quen và luôn ghi nhớ trong đầu “hãy bình tĩnh, hãy suy nghĩ..” khi bạn bắt đầu tức giận.
“Có những mối quan hệ tốt đẹp nhưng làm sao để giữ nó tốt đẹp lại là chuyện khác. Hãy biết cách kiềm chế cảm xúc của mình, đặc biệt là sự tức giận”.
Nguồn: Kiềm chế sự tức giận kỹ năng sống dành cho bạn trẻ
Con người đôi khi rơi vào trạng thái bi quan, chán nản và tuyệt vọng, lắm lúc muốn chạy trốn khỏi cuộc sống bằng những con đường tiêu cực. Bạn sẽ làm gì khi bố mẹ cãi nhau, khi người bạn thân nhất phản bội hay thậm chí khi anh chàng người yêu rời bỏ mình để đến với cô bạn thân? Lúc ấy, bạn sẽ nghĩ rằng thế giới đang sụp đổ trước mắt và chỉ muốn chạy trốn tất cả?
Hãy bình tĩnh để giải quyết mọi việc, đừng để cảm xúc phá vỡ tất cả những gì bạn đã cố công xây dựng.
Trước hết, hãy hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh, nếu không giữ cho mình ở trạng thái cân bằng bạn sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ: không những không tháo gỡ được những khúc mắc, hiểu lầm mà có khi làm cho sự việc lên đến đỉnh điểm. Khi ấy rất khó để giải quyết êm đẹp mọi chuyện. Hãy lấy lại sự bình tĩnh cho mình bằng cách nhắm mắt lại và hít sâu vào để đầu óc bạn thanh thản.
Tiếp theo, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về những việc đã xảy ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay. Bạn đừng để cảm xúc chi phối trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân này. Nếu không bạn sẽ không dễ dàng tìm ra gốc rễ của mọi việc. Bạn sẽ phát hiện ra những lỗi không thể chấp nhận được từ chính mình hoặc từ những người thân, bạn bè nhưng hãy suy xét thật cẩn thận lý do họ làm như thế. Có những sự thật khiến ta đau lòng nhưng cũng có những sự thật mà người thân, bạn bè muốn giấu chúng ta vì một lý do nào đó. Hãy thông cảm cho họ, họ thực sự không muốn làm bị tổn thương.
Cuối cùng, bạn hãy tự vấn bản thân xem phải làm thế nào để giải quyết mọi việc sao cho thật tốt đẹp. Không phải mối quan hệ nào kết thúc đều do lỗi của mình hoặc của người khác. Đôi lúc chỉ đơn giản là vì mối quan hệ đó không còn phù hợp với bản thân mình mà thôi. Hãy thể hiện cái tôi cao thượng của mình với người đối diện, đừng để những cảm xúc tiêu cực khống chế hành vi của bạn. Hãy làm chủ cảm xúc của mình để bạn có thể làm chủ những mối quan hệ xung quanh.
Trong số các kỹ năng sống mà bạn cần trang bị cho mình thì kỹ năng kiềm chế và kiểm soát cảm xúc là một trong những kỹ năng mà bạn cần trang bị cho mình. Nó sẽ giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ và duy trì chúng ở trạng thái cân bằng.
Nguồn: Kỹ năng kiềm chế và kiểm soát cảm xúc