Z
zimmy.nguyen
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nếu con người, ai cũng giống ai, suy nghĩ, tính tình, quan điểm như nhau thì chẳng còn gì để nói nữa: chúng ta sẽ nói chuyện với nhau rất dễ dàng và dễ đồng cảm, thấu hiểu cho nhau hơn. Trên thực tế, điều này không bao giờ xảy ra và tính cách con người phong phú đến mức với mỗi dạng người, bạn cần phải có thái độ, cách nói chuyện phù hợp thì việc giao tiếp mới diễn ra tốt đẹp.
Sau đây là những mẫu người khó giao thiệp bạn cần biết để có cách ứng xử phù hợp:
1. Người háu thắng, bảo thủ, luôn muốn khiêu chiến
Đây là dạng người luôn tự cho mình là đúng, rất coi trọng hơn thua do đó nếu bạn nói gì không vừa ý, họ sẽ phản kháng lại ngay và luôn tìm cách “đè bẹp” đối phương. Nói chuyện với họ rất khó chịu, vì họ luôn cho những gì bạn nói là điều quá đỗi bình thường (không tỏ vẻ ngạc nhiên kiểu như họ đã biết rồi, khiến bạn có cảm giác là mình đang nói thừa). Khi trình bày về một vấn đề gì đó, họ sẽ nói thao thao bất tuyệt và sẵn sàng đáp trả những ai lên tiếng. Nếu lý lẽ của bạn quá thuyết phục, họ thường nói lảng sang chuyện khác hoặc cãi cố và chẳng bao giờ thừa nhận là mình sai.
Ứng xử với những người như thế này: đừng trở thành người giống họ. Hay nói cách khác, hãy cư xử điềm tĩnh, nếu bạn cũng hung hăng thì khó mà nói chuyện với họ được. Hãy cố gắng dùng lý lẽ thuyết phục hoặc lôi người thứ 3 cùng tham gia đối thoại để họ thấy được điểm sai trái của mình. Đừng quên đồng tình với họ trước khi đưa ra lý lẽ của bạn “bạn nói cũng có lý, nhưng chưa hẳn là đã vậy. Mặc dù đúng là có điều đó nhưng vài bạn lớp mình đã thử nghiệm và không có kết quả…” Trong trường hợp họ khăng khăng giữ ý kiến, hãy chủ động chấm dứt tranh cãi và cho họ biết là bạn sẽ không muốn nói chuyện với những người không chịu thay đổi.
2. Người giả dối
Giả dối trong cách nói chuyện và cả nội dung câu chuyện. Đôi lúc tình cờ bạn gặp họ ở một bữa tiệc và họ chủ động tới bắt chuyện với họ. Kiểu người này thường tỏ vẻ thân thiện, dễ mến nhưng lại lịch sự thái quá, và bạn nhận ra sự giả tạo ngay ở trên nụ cười. Làm sao đây? Bạn không thể từ chối một cách phũ phàng hoặc vạch trần câu chuyện của họ.
Việc đơn giản lúc này của bạn chỉ là cười một cách thân thiện và giữ im lặng. Hồi đáp bằng các cụm từ ngắn như “vậy à, ừm, ờ…”/ Đừng cố hùa theo câu chuyện của họ. Dần dần, họ thấy không được bạn hưởng ứng và sẽ tự bỏ đi. Hoặc bạn cũng có thể chờ một vài phút rồi giả vờ có việc bận/giới thiệu họ với người khác.
Lưu ý: đừng cố vạch trần sự giả dối của họ. Điều này không ích gì cho mối quan hệ giữa hai người và có thể bạn còn dính đến vài rắc rối khác.
3. Người tẻ nhạt
Bạn ngồi học gần một cô bạn cùng lớp quá tẻ nhạt! Cô ấy im lặng, nói chuyện một cách sáo mòn và chẳng có chút phá cách nào cả. Cứ như con dâu nói chuyện với mẹ chồng thời xa xưa! Bạn có thể muốn chuyển chỗ, nhưng vì lịch sự, sợ người bạn ấy buồn, bạn cứ nán lại mà chẳng biết làm gì. Mẫu người này thích an bình, không thích những biến động lớn, tiếng ồn và những bộ trang phục quái gở. Nhìn vào, họ là một chuẩn mực của xã hội” học hành bình thường, ăn mặc không có gì nối bật và tính cách cũng trầm lặng như thế. Họ suy nghĩ đơn giản về cuộc sống nên khó mà tạo ra những câu chuyện hài hước, thú vị. Nói chuyện với họ, bạn thấy an toàn nhưng cũng rất dễ nhàm chán nên chẳng muốn giữ cuộc nói chuyện lâu. Tuy nhiên nếu bạn phải ngồi cùng bàn/ở cùng phòng làm việc với mẫu người này thì bạn không thể không giao tiếp. Làm sao nhỉ?
Hãy kéo họ vào vòng quay câu chuyện của bạn. Trêu ghẹo họ. Hay kể chuyện cười. Nói đùa với họ và khơi gợi khả năng hài hước ở họ. Nếu họ không thể trở nên linh hoạt, ít nhất bạn cũng tự tạo ra sự thú vị cho bản thân.
4. Người nhiều chuyện
Họ rất nhiều chuyện. Họ lôi những chuyện ngoài đường, trong nhà dưới phố ra nói với bạn. Chuyện cô bé hàng xóm đi ra ngoài mang giày hay dép cũng là mối bận tâm của họ. Bạn không thích điều này, nhưng để cắt ngang lời họ quả thật là khó khăn. Nếu bạn tỏ rõ thái độ, có thể bạn sẽ khiến mối quan hệ hai bên trở nên trầm trọng và điều không hay, bạn có thể trở thành nạn nhân trong những cuộc ngồi lê đôi mách của họ.
Tuy nhiên, hùa theo lời nói của họ cũng chẳng phải là điều hay ho. Họ sẽ tưởng bạn ủng hộ cuộc nói chuyện và hễ có chuyện gì là chạy ngay đến chỗ bạn trút bầu tâm sự. Thay vào đó, hãy im lặng để họ nói hết câu chuyện rồi chủ động nói thẳng “ừm, câu chuyện hay đấy nhưng tôi không quan tâm lắm/Tôi chẳng có cảm hứng nghe những chuyện như thế này…” Bạn cũng đừng dại mà tâm sự chuyện riêng tư của mình với người nhiều chuyện: họ lắng nghe rất say sưa và sau đó đi kể lại với người khác câu chuyện của bạn!
5. Người đang gặp chuyện buồn
Họ rất đang đau khổ, và khó mà có mối bận tâm với người xung quanh. Họ ít hứng thú với mọi chuyện, bạn phải cân nhắc từng lời ăn tiếng nói để tránh làm họ tổn thương. Họ chỉ muốn có người giãi bày tình cảm của mình, thế nhưng những lời khuyên của bạn đều là nước đổ lá khoai với họ. Im lặng hay lên tiếng lúc này thật dở tệ, bạn sẽ nói với họ điều gì?
Kỹ năng quan trọng đối với người đang gặp chuyện buồn là lắng nghe. Hãy lắng nghe chân thành, giao tiếp bằng mắt nhiều hơn là lời nói. Hãy rủ họ tham gia hoạt động nào đó, hoặc giao tiếp với họ bằng các hình thức khác như gửi email, chat, nhắn tin…Gửi cho họ xem một vài clip truyền cảm hứng hoặc rủ họ xem bộ phim nào đó. Đừng tỏ ra quá bi lụy hay quá quan tâm đến họ: khi một người bị tổn thương, hãy để họ tự đứng lên. Sự săn sóc quá chu đáo của bạn có thể khiến họ trở nên mềm yếu. Đừng cố khuyên giải họ quá nhiều, thay vào đó hãy quan tâm đến họ bằng những cử chỉ chăm sóc. Họ sẽ cảm thấy ấm lòng và tâm trạng tốt hơn nhiều.
Nguồn: Kỹ năng giao tiếp: Những mẫu người khó giao tiếp bạn cần biết
Do nhu cầu của mọi người, những năm gần đây, các lớp học kỹ năng giao tiếp mở ra rất nhiều, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh… Bạn là người rụt rè trong giao tiếp, bạn muốn cải thiện kỹ năng này và phải đứng giữa muôn trùng lưa chọn vì trung tâm nào cũng hứa hẹn sự thay đổi nơi bạn, đem lại cho bạn nhiều lợi ích, ưu đãi…Hãy dừng lại một chút, suy nghĩ một chút nhé: bạn đi học vì điều gì? Vì muốn thực sự thay đổi bản thân hay chỉ chạy theo trào lưu? Hay chỉ đơn giản là lo cho công việc sau này? Và bạn nghĩ phương pháp nào phù hợp với bạn? Đừng nhìn vào những lời quảng cáo của các trung tâm: hãy nhìn vào những phương pháp họ cung cấp và xem phương pháp nào phù hợp với mình nhất.
Đa số các bạn đều nghĩ rằng, học giao tiếp là cần phải thực hành nhiều, học trực tiếp tại lớp để có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, làm quen ngay tại lớp học thì mới nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Thực tế, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Rất nhiều bạn có tâm lý quá e ngại, rụt rè, nên khi học trực tiếp tại lớp, các bạn vẫn chỉ im lặng nghe giảng viên trình bày, rồi cũng thực hành với sự miễn cưỡng, xấu hổ…Rồi sau khi học, mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Bạn biết đi xe máy không? Đi xe máy rất dễ: chỉ cần ngồi lên yên xe và thao tác một vài bước nhỏ, bạn đã có thể điều khiển chiếc xe của mình. Hoặc bạn đã từng học các lớp hướng dẫn cách đi xe máy, bạn nghĩ đi xe máy rất dễ dàng. Nhưng tại sao bạn vẫn bị ngã xe máy vì một số bất cẩn? Nếu bạn chỉ đọc hướng dẫn mà không lái xe nhiều lần, khi lái thực bạn sẽ rất cứng tay, và gặp những đoạn đường như ổ gà, lầy lội bạn không biết phải xử lý sao và dễ ngã. Ngược lại, nếu bạn đi xe máy nhiều mà không học luật, nên vươt bên trái hay bên phải, đi xe khi chạy qua các vòng xuyến thì ưu tiên như thế nào…bạn sẽ rất dễ gặp tai nạn vì không hiểu luật giao thông. Việc học kỹ năng giao tiếp cũng vậy: bạn phải lựa chọn một nền tảng kiến thức giao tiếp tốt và tìm cho mình môi trường thực hành phù hợp để thường xuyên thực hành.
Học giao tiếp ở đâu?
Như đã nói ở đầu bài viết, bạn nên chọn trung tâm có phương pháp đào tạo với mình. Bạn thích họp nhóm, team bulding, hãy tìm những lớp học với mô hình làm việc tập thể, học với 5-7 người thành một đội. Bạn thích kiểu lắng nghe diễn giả, hãy đăng ký các cuộc hội thảo của các diễn giả nổi tiếng…Và hơn hết, hãy chuẩn bị cho mình tâm lý là các lớp học này đều chỉ cung cấp cho bạn kỹ năng cơ bản khi bạn giao tiếp và tạo điều kiện cho bạn thực hành trong một thời gian ngắn thôi. Bản thân bạn phải ghi nhớ và cố gắng áp dụng các kiến thức đó vào việc thực hành và thực hành càng nhiều, với nhiều đối tượng và ở nhiều môi trường càng tốt. Như đi phỏng vấn, bạn sẽ được các chuyên gia khuyên là nên như thế này, thế kia, nhưng chắc hẳn lần phỏng vấn đầu tiên bạn không tránh khỏi lúng túng, hồi hộp. Sau khi đi phỏng vấn khoảng 3 lần, bạn sẽ trở nên dạn dĩ và không còn e ngại nữa. Dĩ nhiên, phải nhớ làm theo những lời khuyên của những người có kinh nghiệm đi trước
Môi trường thực hành cho kỹ năng giao tiếp rất phong phú, có thể là ngay trong gia đình bạn, trên lớp học, nơi làm việc, siêu thị, khi bạn mua hàng, trong công viên, mặc cả khi đi chợ…Bạn càng luyện tập khả năng giao tiếp của mình ở nhiều môi trường, bạn càng trở nên dạn dĩ, tự tin hơn và khéo léo hơn trong giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp là một lĩnh vực thuộc đời sống hàng ngày, do vậy hãy cố gắng rèn luyện mọi lúc mọi nơi và luôn nỗ lực nhé!
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Bạn học kỹ năng giao tiếp ở đâu?
Sau đây là những mẫu người khó giao thiệp bạn cần biết để có cách ứng xử phù hợp:
1. Người háu thắng, bảo thủ, luôn muốn khiêu chiến
Đây là dạng người luôn tự cho mình là đúng, rất coi trọng hơn thua do đó nếu bạn nói gì không vừa ý, họ sẽ phản kháng lại ngay và luôn tìm cách “đè bẹp” đối phương. Nói chuyện với họ rất khó chịu, vì họ luôn cho những gì bạn nói là điều quá đỗi bình thường (không tỏ vẻ ngạc nhiên kiểu như họ đã biết rồi, khiến bạn có cảm giác là mình đang nói thừa). Khi trình bày về một vấn đề gì đó, họ sẽ nói thao thao bất tuyệt và sẵn sàng đáp trả những ai lên tiếng. Nếu lý lẽ của bạn quá thuyết phục, họ thường nói lảng sang chuyện khác hoặc cãi cố và chẳng bao giờ thừa nhận là mình sai.
Ứng xử với những người như thế này: đừng trở thành người giống họ. Hay nói cách khác, hãy cư xử điềm tĩnh, nếu bạn cũng hung hăng thì khó mà nói chuyện với họ được. Hãy cố gắng dùng lý lẽ thuyết phục hoặc lôi người thứ 3 cùng tham gia đối thoại để họ thấy được điểm sai trái của mình. Đừng quên đồng tình với họ trước khi đưa ra lý lẽ của bạn “bạn nói cũng có lý, nhưng chưa hẳn là đã vậy. Mặc dù đúng là có điều đó nhưng vài bạn lớp mình đã thử nghiệm và không có kết quả…” Trong trường hợp họ khăng khăng giữ ý kiến, hãy chủ động chấm dứt tranh cãi và cho họ biết là bạn sẽ không muốn nói chuyện với những người không chịu thay đổi.
2. Người giả dối
Giả dối trong cách nói chuyện và cả nội dung câu chuyện. Đôi lúc tình cờ bạn gặp họ ở một bữa tiệc và họ chủ động tới bắt chuyện với họ. Kiểu người này thường tỏ vẻ thân thiện, dễ mến nhưng lại lịch sự thái quá, và bạn nhận ra sự giả tạo ngay ở trên nụ cười. Làm sao đây? Bạn không thể từ chối một cách phũ phàng hoặc vạch trần câu chuyện của họ.
Việc đơn giản lúc này của bạn chỉ là cười một cách thân thiện và giữ im lặng. Hồi đáp bằng các cụm từ ngắn như “vậy à, ừm, ờ…”/ Đừng cố hùa theo câu chuyện của họ. Dần dần, họ thấy không được bạn hưởng ứng và sẽ tự bỏ đi. Hoặc bạn cũng có thể chờ một vài phút rồi giả vờ có việc bận/giới thiệu họ với người khác.
Lưu ý: đừng cố vạch trần sự giả dối của họ. Điều này không ích gì cho mối quan hệ giữa hai người và có thể bạn còn dính đến vài rắc rối khác.
3. Người tẻ nhạt
Bạn ngồi học gần một cô bạn cùng lớp quá tẻ nhạt! Cô ấy im lặng, nói chuyện một cách sáo mòn và chẳng có chút phá cách nào cả. Cứ như con dâu nói chuyện với mẹ chồng thời xa xưa! Bạn có thể muốn chuyển chỗ, nhưng vì lịch sự, sợ người bạn ấy buồn, bạn cứ nán lại mà chẳng biết làm gì. Mẫu người này thích an bình, không thích những biến động lớn, tiếng ồn và những bộ trang phục quái gở. Nhìn vào, họ là một chuẩn mực của xã hội” học hành bình thường, ăn mặc không có gì nối bật và tính cách cũng trầm lặng như thế. Họ suy nghĩ đơn giản về cuộc sống nên khó mà tạo ra những câu chuyện hài hước, thú vị. Nói chuyện với họ, bạn thấy an toàn nhưng cũng rất dễ nhàm chán nên chẳng muốn giữ cuộc nói chuyện lâu. Tuy nhiên nếu bạn phải ngồi cùng bàn/ở cùng phòng làm việc với mẫu người này thì bạn không thể không giao tiếp. Làm sao nhỉ?
Hãy kéo họ vào vòng quay câu chuyện của bạn. Trêu ghẹo họ. Hay kể chuyện cười. Nói đùa với họ và khơi gợi khả năng hài hước ở họ. Nếu họ không thể trở nên linh hoạt, ít nhất bạn cũng tự tạo ra sự thú vị cho bản thân.
4. Người nhiều chuyện
Họ rất nhiều chuyện. Họ lôi những chuyện ngoài đường, trong nhà dưới phố ra nói với bạn. Chuyện cô bé hàng xóm đi ra ngoài mang giày hay dép cũng là mối bận tâm của họ. Bạn không thích điều này, nhưng để cắt ngang lời họ quả thật là khó khăn. Nếu bạn tỏ rõ thái độ, có thể bạn sẽ khiến mối quan hệ hai bên trở nên trầm trọng và điều không hay, bạn có thể trở thành nạn nhân trong những cuộc ngồi lê đôi mách của họ.
Tuy nhiên, hùa theo lời nói của họ cũng chẳng phải là điều hay ho. Họ sẽ tưởng bạn ủng hộ cuộc nói chuyện và hễ có chuyện gì là chạy ngay đến chỗ bạn trút bầu tâm sự. Thay vào đó, hãy im lặng để họ nói hết câu chuyện rồi chủ động nói thẳng “ừm, câu chuyện hay đấy nhưng tôi không quan tâm lắm/Tôi chẳng có cảm hứng nghe những chuyện như thế này…” Bạn cũng đừng dại mà tâm sự chuyện riêng tư của mình với người nhiều chuyện: họ lắng nghe rất say sưa và sau đó đi kể lại với người khác câu chuyện của bạn!
5. Người đang gặp chuyện buồn
Họ rất đang đau khổ, và khó mà có mối bận tâm với người xung quanh. Họ ít hứng thú với mọi chuyện, bạn phải cân nhắc từng lời ăn tiếng nói để tránh làm họ tổn thương. Họ chỉ muốn có người giãi bày tình cảm của mình, thế nhưng những lời khuyên của bạn đều là nước đổ lá khoai với họ. Im lặng hay lên tiếng lúc này thật dở tệ, bạn sẽ nói với họ điều gì?
Kỹ năng quan trọng đối với người đang gặp chuyện buồn là lắng nghe. Hãy lắng nghe chân thành, giao tiếp bằng mắt nhiều hơn là lời nói. Hãy rủ họ tham gia hoạt động nào đó, hoặc giao tiếp với họ bằng các hình thức khác như gửi email, chat, nhắn tin…Gửi cho họ xem một vài clip truyền cảm hứng hoặc rủ họ xem bộ phim nào đó. Đừng tỏ ra quá bi lụy hay quá quan tâm đến họ: khi một người bị tổn thương, hãy để họ tự đứng lên. Sự săn sóc quá chu đáo của bạn có thể khiến họ trở nên mềm yếu. Đừng cố khuyên giải họ quá nhiều, thay vào đó hãy quan tâm đến họ bằng những cử chỉ chăm sóc. Họ sẽ cảm thấy ấm lòng và tâm trạng tốt hơn nhiều.
Nguồn: Kỹ năng giao tiếp: Những mẫu người khó giao tiếp bạn cần biết
Do nhu cầu của mọi người, những năm gần đây, các lớp học kỹ năng giao tiếp mở ra rất nhiều, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh… Bạn là người rụt rè trong giao tiếp, bạn muốn cải thiện kỹ năng này và phải đứng giữa muôn trùng lưa chọn vì trung tâm nào cũng hứa hẹn sự thay đổi nơi bạn, đem lại cho bạn nhiều lợi ích, ưu đãi…Hãy dừng lại một chút, suy nghĩ một chút nhé: bạn đi học vì điều gì? Vì muốn thực sự thay đổi bản thân hay chỉ chạy theo trào lưu? Hay chỉ đơn giản là lo cho công việc sau này? Và bạn nghĩ phương pháp nào phù hợp với bạn? Đừng nhìn vào những lời quảng cáo của các trung tâm: hãy nhìn vào những phương pháp họ cung cấp và xem phương pháp nào phù hợp với mình nhất.
Đa số các bạn đều nghĩ rằng, học giao tiếp là cần phải thực hành nhiều, học trực tiếp tại lớp để có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, làm quen ngay tại lớp học thì mới nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Thực tế, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Rất nhiều bạn có tâm lý quá e ngại, rụt rè, nên khi học trực tiếp tại lớp, các bạn vẫn chỉ im lặng nghe giảng viên trình bày, rồi cũng thực hành với sự miễn cưỡng, xấu hổ…Rồi sau khi học, mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Bạn biết đi xe máy không? Đi xe máy rất dễ: chỉ cần ngồi lên yên xe và thao tác một vài bước nhỏ, bạn đã có thể điều khiển chiếc xe của mình. Hoặc bạn đã từng học các lớp hướng dẫn cách đi xe máy, bạn nghĩ đi xe máy rất dễ dàng. Nhưng tại sao bạn vẫn bị ngã xe máy vì một số bất cẩn? Nếu bạn chỉ đọc hướng dẫn mà không lái xe nhiều lần, khi lái thực bạn sẽ rất cứng tay, và gặp những đoạn đường như ổ gà, lầy lội bạn không biết phải xử lý sao và dễ ngã. Ngược lại, nếu bạn đi xe máy nhiều mà không học luật, nên vươt bên trái hay bên phải, đi xe khi chạy qua các vòng xuyến thì ưu tiên như thế nào…bạn sẽ rất dễ gặp tai nạn vì không hiểu luật giao thông. Việc học kỹ năng giao tiếp cũng vậy: bạn phải lựa chọn một nền tảng kiến thức giao tiếp tốt và tìm cho mình môi trường thực hành phù hợp để thường xuyên thực hành.
Học giao tiếp ở đâu?
Như đã nói ở đầu bài viết, bạn nên chọn trung tâm có phương pháp đào tạo với mình. Bạn thích họp nhóm, team bulding, hãy tìm những lớp học với mô hình làm việc tập thể, học với 5-7 người thành một đội. Bạn thích kiểu lắng nghe diễn giả, hãy đăng ký các cuộc hội thảo của các diễn giả nổi tiếng…Và hơn hết, hãy chuẩn bị cho mình tâm lý là các lớp học này đều chỉ cung cấp cho bạn kỹ năng cơ bản khi bạn giao tiếp và tạo điều kiện cho bạn thực hành trong một thời gian ngắn thôi. Bản thân bạn phải ghi nhớ và cố gắng áp dụng các kiến thức đó vào việc thực hành và thực hành càng nhiều, với nhiều đối tượng và ở nhiều môi trường càng tốt. Như đi phỏng vấn, bạn sẽ được các chuyên gia khuyên là nên như thế này, thế kia, nhưng chắc hẳn lần phỏng vấn đầu tiên bạn không tránh khỏi lúng túng, hồi hộp. Sau khi đi phỏng vấn khoảng 3 lần, bạn sẽ trở nên dạn dĩ và không còn e ngại nữa. Dĩ nhiên, phải nhớ làm theo những lời khuyên của những người có kinh nghiệm đi trước
Môi trường thực hành cho kỹ năng giao tiếp rất phong phú, có thể là ngay trong gia đình bạn, trên lớp học, nơi làm việc, siêu thị, khi bạn mua hàng, trong công viên, mặc cả khi đi chợ…Bạn càng luyện tập khả năng giao tiếp của mình ở nhiều môi trường, bạn càng trở nên dạn dĩ, tự tin hơn và khéo léo hơn trong giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp là một lĩnh vực thuộc đời sống hàng ngày, do vậy hãy cố gắng rèn luyện mọi lúc mọi nơi và luôn nỗ lực nhé!
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Bạn học kỹ năng giao tiếp ở đâu?