If + S + Had + V3/Ved, S + would/ could…+ have + V3/Ved
Đk không có thật trong quá khứ
Đk kết hợp
If + S + had + V3/Ved, S + would + Vo
[TBODY]
[/TBODY]
Câu điều kiện loại I
Khái niệm về câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại.
Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc – Công thức
If + S + V (hiện tại), S + will + V (nguyên mẫu)
[TBODY]
[/TBODY]
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).
Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.
Ví dụ:
If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.) Cách dùng câu điều kiện loại 1:
Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật. Ta sử dụng câu điều kiện loại 1 để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.
Câu điều kiện loại II
Khái niệm về câu điều kiện loại 2:
Câu điều kiện loại II còn được gọi là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, điều kiện chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc câu điều kiện loại 2
If + S + V (quá khứ), S + would + V (nguyên mẫu)
[TBODY]
[/TBODY]
– Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở bang thái cách (past subjunctive), động từ của mệnh đề chính chia ở thì điều kiện hiện tại (simple conditional). Chú ý: Bàng thái cách (Past subjunctive) là hình thức chia động từ giống hệt như thì quá khư đơn, riêng động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi. Ví dụ:
If I had a million USD, I would buy that car. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.) <= hiện tại tôi không có
Câu điều kiện loại III
Khái niệm về câu điều kiện loại 3:
Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc câu điều kiện loại 3
If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S + would + have + P.P
[TBODY]
[/TBODY]
– Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional). Ví dụ:
If he had come to see me yesterday, I would have taken him to the movies. (Nếu hôm qua nó đến thăm tôi thì tôi đã đưa nó đi xem phim rồi.)
If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.)
NÂNG CAO:
1. Câu Điều Kiện Diễn Tả Thói Quen Hoặc Một Sự Thật Hiển Nhiên
Câu điều kiện này diễn tả một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng, hoặc diễn tả một sự thật hiển nhiên, một kết quả tất yếu xảy ra. Cấu trúc: If + S + V (hiện tại), S + V (hiện tại)
Tất cả động từ trong câu (mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện) đều được chia ở thì hiện tại đơn.
Nếu diễn tả thói quen, trong mệnh đề chính thường xuất hiện thêm: often, usually, or always. Ví dụ:
I often drink milk if I do not sleep at night. (Tôi thường uống sữa nếu như tôi thức trắng đêm.)
I usually walk to school if I have enough time. (Tôi thường đi bộ đến trường nếu tôi có thời gian.)
If you heat ice, it turns to water. (Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ chảy ra.)
If we are cold, we shiver. (Nếu bị lạnh, chúng ta sẽ run lên.)
2. Câu điều kiện Hỗn hợp:
Trong tiếng Anh có nhiều cách khác nhau được dùng diễn tả điều kiện trong mệnh đề chỉ điều kiện với “If”. Ngoài 3 loại chính nêu trên, một số loại sau cũng được sử dụng trong giao tiếp và ngôn ngữ viết:Ví dụ: If he worked harder at school, he would be a student now. (He is not a student now) If I had taken his advice, I would be rich now. 3. Câu điều kiện ở dạng đảo.
Trong tiếng Anh câu điều kiện loại 2/3, Type 2 và Type 3 thường được dùng ở dạng đảo.
Ví dụ: Were I the president, I would build more hospitals. Had I taken his advice, I would be rich now. 4. Đảo ngữ của câuđiều kiện
Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S + Vo, S + Will +Vo
If he has free time, he’ll play tennis. => Should he have free time, he’ll play tennis
Đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Were + S + to + Vo, S + Would + Vo
If I learnt Russian, I would read a Russian book. => Were I to learn Russian, I would read a Russian book
Đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had + S + V3/Ved, S + Would have + V3/Ved
If he had trained hard, he would have won the match. => Had he trained hard, he would have won the match.
***If not = Unless.
– Unless cũng thường được dùng trong câu điều kiện – lúc đó Unless = If not. Ví dụ:
Unless we start at once, we will be late.
If we don’t start at once we will be late.
Unless you study hard, you won’t pass the exams.
If you don’t study hard, you won’t pass the exams.
Từ nối and và or là những từ nối cơ bản thường được dùng trong hợp đồng, and có nghĩa là “và/cùng với” còn or có nghĩa là “hay là/hoặc là”. 1. Từ nối “and”
» Là từ mang tính kết hợp các sự việc như A and B, hoặc A, B and C.
» Trong trường hợp A and B và A,B and C ta dùng “và” để chỉ ký kết hợp các sự việc. Nhưng trong trường hợp có nhiều sự việc hơn, ta dùng cách kết hợp “cùng với” như sau:
A and B, and C,D and E – A và B, cùng với C, D và E.
Nối liền nhóm A và B cùng với C và D với nhóm E nhưng thường thì ta bỏ dấu phẩy trước and “cùng với”.
» Có trường hợp and kết hợp với hai tính từ với nhau như full and proper books and records of all revenues (những sổ sách kế toán ghi chép đầy đủ và chính xác toàn bộ doanh thu). Ở đây, full and proper cũng bổ nghĩa cho books and records.
» And có thể được dùng làm từ nối động từ, tính từ và phó từ, kể cả trường hợp nhấn mạnh tính đồng thời.
2. Từ nối “or”
» Từ nối or mang tính chọn lựa cái nào khi ta sắp xếp lựa chọn hai sự việc A or B và từ ba sự việc trở lên như A, B or C.
» Trường hợp từ nối or mang tính chọn lựa đơn thuần như A or B, A,B or C, ta hiểu là “hoặc là“. Nếu có nhiều sự việc cần lựa chọn hơn, ta dùng nghĩa “hoặc là” để nối nhóm ý nhỏ, và dùng “hay là” để nối nhóm ý lớn. Dấu phẩy trước or “hay là” thường bị lược bỏ.
A or B, or C, D or E – A hoặc B hay là C,D hoặc E
Tương tự như and, or nối hai tính từ bổ nghĩa cho cả danh từ đó.