kt 1 tiết

  • Thread starter haibucdungnhan
  • Ngày gửi
  • Replies 1
  • Views 526

H

hhtthanyeu

1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

*Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890-1969), quê ở Nghệ An. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, vị cha già kính yêu, là nhà cách mạng, Bác còn là nhà văn nhà thơ nổi tiếng và là danh nhân văn hóa thế giới.

*Tác phẩm: Trích trong bài báo cáo chính trị của Bác tại đại hội lần 2, tháng 2 năm 1951.

~Nghệ thuật: Bố cục mạch lạc, dẫn chứng chọn lọc, sắp xếp hợp lí, hình ảnh so sánh đặc sắc.

~Nội dung: Bài văn đã là sáng tỏ chân lí :”Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.

2. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

*Tác giả: Đặng Thai Mai ( 1902-1984), quê ở tỉnh Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Năm 1996 được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

*Tác phẩm: Là đoạn đầu ở bài nghiên cứu Tiếng việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in năm 1967.

~Nghệ thuật: Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích- chứng minh, luận cứ chặt chẽ và toàn diện.

~Nội dung: Bài văn đã chứng minh sự giàu đẹp của tiếng việt qua nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.

3. Đức tính giản dị của Bác Hồ

*Tác giả: Phạm Văn Đồng ( 1906-2000 ), là nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn lớn, quê ở tỉnh Quãng Ngãi. Ông là thủ tướng chính phủ hơn 30 năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Bác Hồ.

*Tác phẩm: Trích trong bài Chủ Tịch Hồ Chí Minh , tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.

~Nghệ thuật: Dẫn chứng cụ thể, chính xác, kết hơp giải thích-chứng minh-bình luận, lời văn giản dị giàu cảm xúc.

~Nội dung: Bác Hồ giản dị qua mọi phương diện: trong đời sống, quan hệ vs mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú của Bác, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp

4. Ý nghĩa văn chương

*Tác giả: Hoài Thanh ( 1909 – 1982 ), quê ở Nghệ An, là nhà phê bình văn học nổi tiếng. Năm 2000, được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

~Nghệ thuật: Trình bày vấn đề 1 cách ngắn gọn, dễ hiểu. lời văn giàu hình ảnh.

~Nội dung: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần nếu thiếu văn chương sẽ rất nhàm chán
 
Top Bottom