Sử 8 Kinh tế Mỹ -Nhật

L

leeminyoungegl

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã gây hậu quả như thế nào đối với nước Mỹ? Vì sao nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
Câu 2: So sánh kinh tế Mỹ và Nhật trong những năm 1918-1929
Câu 3: Tóm tắt các giai đoạn phát triển của Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939
Câu 4: Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
 
K

khongphaibang

Hậu quả :
* Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
* Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % , riêng Mĩ giảm 46%, Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản.
* Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa. Riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.
* Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá. Riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản, người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.
* Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng:
• Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1929 có 3% thất nghiệp trong tổng số người lao động, đến năm 1933 đã lên tới 25%. Hàng triệu nông dân bị phá sản, đời sống của những người lao động hết sức cùng cực. Số người có việc làm thì bị giới chủ tăng ngày làm việc, giờ làm và bị giảm lương. Hệ quả của điều đó là sự phản kháng của họ và làm bùng nổ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.


Nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế(1929-1933) nhờ tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách kinh tế mới.

Câu 2 :
Nhật
Tình hình kinh tế:
- Điều kiện:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
+ Sản lượng CN tăng 5 lần.
+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
b. Tình hình chính trị – xã hội:a
- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện...
- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
+ Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập.

Mĩ

Tình hình kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
Năm 1929, nắm trong
tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới
Hạn chế :
tình hình chính trị - xã hội
* Chính trị:
- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà
- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
Hãy cho biết tình hình chính trị của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Xã hội:
Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX

Chú ý lần sau viết gộp bài hoàn chỉnh,
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Câu 4
Phong trào lên cao, lan rộng khắp các quốc gia, giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. Trong khi đó phong trào dân chủ tư sản cũng tiếp tục phát triển, tuy vậy chưa có phong trào nào giành được thắng lợi
 

Homaya Kino

Cựu TMod Sử
HV CLB Lịch sử
Thành viên
20 Tháng hai 2020
850
2,056
236
Hà Tĩnh
THCS Liên Hương
Câu 3: Tóm tắt các giai đoạn phát triển của Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939
Phong trào Ngũ tứ:
  • Bùng nổ ngày 4 - 5 – 1919, mở đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc
    • => Phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước, mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến
1/7 / 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
  • Trong 10 năm từ 1926-1936 tình hình chính trị ở Trung Quốc có nhiều biến động
  • 1926 - 1927:chiến tranh cách mạng lật đổ quân phiệt
  • 1927 - 1937 : Nội chiến Cách mạng
  • 7 - 1937: Nhật phát động chiến tranh nhằm thôn tính Trung Quốc
=> Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ mới : Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật
 
Top Bottom