R
ruoi_vip


Thầy Lê Văn Ca
Tôi không phải là một ngưới sáng tác văn học. Tôi chuyên viết các bài tiểu luận, phê bình văn học. Vậy kinh nghiệm viết một bài văn nói ở đây là kinh nghiệm viết một bài tiểu luận, phê bình văn học.
Tiểu luận, phê bình văn học có thể có nhiều kiểu dạng khác nhau, với nhiều tầm cỡ, nhiều khuôn khổ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát nhất, có thể gọi chung là thể văn nghị luận văn học.
Nghị luận là bàn luận, là nói lí nói lẽ, là thuyết phục người đọc bằng lập luận lôgic chặt chẽ. Nhưng đối tượng của nghị luận văn học lại là các hiện tượng văn học, các tác phẩm văn chương. Đối tượng này không thể lĩnh hội chỉ bằng lí trí đơn thuần, bằng trí tuệ tỉnh táo. Trong lĩnh vực này, mọi nhận thức chỉ có nghĩa lí khi kết hợp lí trí với tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Bêlinxki nói: "Thẩm mĩ không phải là đại số (...) ngoài trí thông minh và học vấn còn đòi hỏi cảm xúc về cái đẹp". Hoài Thanh thì quan niệm, hiểu thơ là đồng cảm với tâm hồn thi sĩ. Vì thế ông chủ trương "lấy hồn tôi để hiểu hồn người".
Vậy nghị luận văn học là thuyết phục người đọc bằng lí trí, bằng lập luận, bằng chứng minh theo những quy tắc lôgic. Nhưng lí lẽ ấy phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức văn chương bằng cả tâm hồn rung lên trước những hình tượng đẹp. Người viết nghị luận văn học, vì thế phải có hai điều kiện chủ quan: tư duy lôgic va năng lực thẩm văn tương đối khá. Và một bài nghị luận văn học hay cũng phải thể hiện được hai năng lực ấy. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở các phần sau.
I. KINH NGHIỆM LẬP Ý:
Kinh nghiệm viết một bài văn nói ở đây, tất nhiên là kinh nghiệm viết một bài văn hay.
Một bài văn nghị luận văn học hay trước hết phải có ý hay. Ý hay là ý đúng, ý sâu, ý mới, ý riêng. Ý đúng, ý sâu phải là ý của mình mới hay. Cho nên tìm ra ý mới, ý riêng đúng và sâu là công việc quyết định nhất và tất nhiên cũng là khó khăn nhất.
Văn chương không chỉ phản ánh sự sống mà chính nó cũng là sự sống - tất nhiên là nói văn đạt phẩm chất nghệ thuật cao. Người nghệ sĩ tài năng có thể được xem là một tiểu hoá công, nghĩa là tạo ra được sự sống. Một hiện tượng sống thì bao giờ cũng phong phú, đa chiều, đa dạng, đa diện và vì thế đa nghĩa. Cho nên người ta nói một áng văn hay là một áng văn không có đáy, nghĩa là khai thác mãi vẫn không cạn ý, cũng không hết nghĩa. Và mỗi độc giả, do vốn sống, vốn văn hoá, trình độ thẩm mĩ khác nhau, có thể phát hiện ra ở cùng một tác phẩm văn học những vẻ đẹp khác nhau và những ý nghĩa khác nhau. Cái gọi là ý mới, ý riêng của người viết bài nghị luận văn học chính là ở đấy mà ra.
Dưới đây là một số kinh nghiệm tìm ý, lập ý:
1. Rút ra nhận xét khái quát từ những hiện tượng "ám ảnh" trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Đó là những hiện tượng được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng nói lặp đi lặp lại thì chỉ có nghĩa thuần tuý về số lượng. Nói "ám ảnh" mới bao hàm phẩm chất của hình tượng, nghĩa là chứa đựng tư tưởng nghệ thuật, chứa đựng tâm huyết của nhà văn.
Thí dụ: Đọc các tác phẩm của Nam Cao, thấy ông hay nói đến hiện tượng con người trước miếng ăn không giữ được nhân phẩm, nhân tính nghĩa là bị biến chất, bị tha hoá (Một bữa no, Quên điều độ, Tư cách mõ, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đòn chồng, Chí Phèo, Sống mòn...). Từ đó, có thể rút ra nhận xét khái quát về tư tưởng chi phối sâu sắc những tác phẩm tiêu biểu của Nam cao: ấy là nỗi đau đớn trước tình trạng con người không giữ được nhân tính, nhân phẩm do miếng cơm manh áo. Ở tầng lớp trí thức nghèo thì đó là tình trạng chết mòn (Sống mòn hay Đời thừa...); ở người nông dân nghèo, thì là tình trạng chết hẳn về tinh thần, mất hết ý thức về cái nhục (Một bữa no, Tư cách mõ...), hoặc trở thành quỷ dữ (Chí Phèo)... Như thế là khác với Ngô Tất Tố, lên án xã hội cũ đã xô đẩy con người vào nạn đói, vào cái khổ; Nam Cao cũng tố cáo xã hội ấy, nhưng ở chỗ nó lăng nhục con người, huỷ hoại nhân tính, nhân phẩm của con người.
Một thí dụ khác: Nguyễn Công Hoan có sở trường đặc biệt về truyện ngắn trào phúng. Ông tạo ra hàng trăm thiên truyện ngắn rất ngắn và rất vui. Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường được tổ chức xoay quanh một mâu thuẫn giữa hai hạng người. Ở những truyện viết về đề tài xã hội, là mâu thuẫn giữa một gã nhà giàu nào đó với một người nghèo. Và Nguyễn Công Hoan đứng hẳn về phía người nghèo để châm biếm, lật tẩy bản chất bất lương, vô liêm sĩ của kẻ giàu có quyền thế cùng tay sai của chúng. Còn ở những truyện viết về đề tài luân lí gia đình, thì lại là mâu thuẫn giữa một nam, một nữ hoặc lớp già, lớp trẻ. Và nhà văn đứng hẳn về phía nam giới và thế hệ già. Ông đả kích rất ác loại phụ nữ gọi là tân thời và lớp thanh niên Âu hoá mà ông cho là đàng điếm, hư hỏng, vô giáo dục.
Hiện tượng nói trên rất phổ biến trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám, gần như không có ngoại lệ. Vì thế cần hết sức lưu ý. Từ những hiện tượng trở đi trở lại với tần số cao ấy có thể rút ra nhận xét khái quát: về thái độ đối với xã hội thực dân, Nguyễn Công Hoan có tinh thần dân chủ khá sâu sắc. Nhưng về quan điểm đạo đức trong quan hệ hôn nhân, gia đình, ông tỏ ra hết sức bảo thủ lạc hậu.
Đọc Vũ Trọng Phụng, thấy ông hay dùng cụm từ "vô nghĩa lí" (đời vô nghĩa lí, loai người vô nghĩa lí, con người vô nghĩa lí, hành vi vô nghĩa lí...). Từ đó có thể phán đoán: con người sính khái quát, triết lí này đã ráo riết đi tìm nghĩa lí cuộc đời mà không hiểu được, đâu đâu cũng chỉ thấy toàn chuyện vô nghĩa lí. Vì thế ông đã rơi vào tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa: định mệnh, số đen, số đỏ, ấy là cách giải thích "thoả mãn" nhất đối với mọi thắc mắc về các hiện tượng vô nghĩa lí trên đời...
Tìm hiểu thơ của Hồ Chí Minh (phần lớn bằng chữ Hán, theo thể tuyệt cú) thấy ở câu cuối, ở phần cuối của bài thơ tác giả thường tô đậm hình ảnh con người hoạt động, sự sống tươi vui, bình minh rực rỡ:
Phương đông màu sắc chuyển sang hồng
Bóng tôí đêm tàn quét sạch không
(Giải đi sớm)
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
(Chiều tối)
Làng xóm ven sông đông đúc thế
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh
( Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi
( Buổi sớm)
v.v...
Từ đó có thể kết luận: mạch thơ, hình tượng thơ của Bác Hồ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
Tôi không phải là một ngưới sáng tác văn học. Tôi chuyên viết các bài tiểu luận, phê bình văn học. Vậy kinh nghiệm viết một bài văn nói ở đây là kinh nghiệm viết một bài tiểu luận, phê bình văn học.
Tiểu luận, phê bình văn học có thể có nhiều kiểu dạng khác nhau, với nhiều tầm cỡ, nhiều khuôn khổ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát nhất, có thể gọi chung là thể văn nghị luận văn học.
Nghị luận là bàn luận, là nói lí nói lẽ, là thuyết phục người đọc bằng lập luận lôgic chặt chẽ. Nhưng đối tượng của nghị luận văn học lại là các hiện tượng văn học, các tác phẩm văn chương. Đối tượng này không thể lĩnh hội chỉ bằng lí trí đơn thuần, bằng trí tuệ tỉnh táo. Trong lĩnh vực này, mọi nhận thức chỉ có nghĩa lí khi kết hợp lí trí với tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Bêlinxki nói: "Thẩm mĩ không phải là đại số (...) ngoài trí thông minh và học vấn còn đòi hỏi cảm xúc về cái đẹp". Hoài Thanh thì quan niệm, hiểu thơ là đồng cảm với tâm hồn thi sĩ. Vì thế ông chủ trương "lấy hồn tôi để hiểu hồn người".
Vậy nghị luận văn học là thuyết phục người đọc bằng lí trí, bằng lập luận, bằng chứng minh theo những quy tắc lôgic. Nhưng lí lẽ ấy phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức văn chương bằng cả tâm hồn rung lên trước những hình tượng đẹp. Người viết nghị luận văn học, vì thế phải có hai điều kiện chủ quan: tư duy lôgic va năng lực thẩm văn tương đối khá. Và một bài nghị luận văn học hay cũng phải thể hiện được hai năng lực ấy. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở các phần sau.
I. KINH NGHIỆM LẬP Ý:
Kinh nghiệm viết một bài văn nói ở đây, tất nhiên là kinh nghiệm viết một bài văn hay.
Một bài văn nghị luận văn học hay trước hết phải có ý hay. Ý hay là ý đúng, ý sâu, ý mới, ý riêng. Ý đúng, ý sâu phải là ý của mình mới hay. Cho nên tìm ra ý mới, ý riêng đúng và sâu là công việc quyết định nhất và tất nhiên cũng là khó khăn nhất.
Văn chương không chỉ phản ánh sự sống mà chính nó cũng là sự sống - tất nhiên là nói văn đạt phẩm chất nghệ thuật cao. Người nghệ sĩ tài năng có thể được xem là một tiểu hoá công, nghĩa là tạo ra được sự sống. Một hiện tượng sống thì bao giờ cũng phong phú, đa chiều, đa dạng, đa diện và vì thế đa nghĩa. Cho nên người ta nói một áng văn hay là một áng văn không có đáy, nghĩa là khai thác mãi vẫn không cạn ý, cũng không hết nghĩa. Và mỗi độc giả, do vốn sống, vốn văn hoá, trình độ thẩm mĩ khác nhau, có thể phát hiện ra ở cùng một tác phẩm văn học những vẻ đẹp khác nhau và những ý nghĩa khác nhau. Cái gọi là ý mới, ý riêng của người viết bài nghị luận văn học chính là ở đấy mà ra.
Dưới đây là một số kinh nghiệm tìm ý, lập ý:
1. Rút ra nhận xét khái quát từ những hiện tượng "ám ảnh" trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Đó là những hiện tượng được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng nói lặp đi lặp lại thì chỉ có nghĩa thuần tuý về số lượng. Nói "ám ảnh" mới bao hàm phẩm chất của hình tượng, nghĩa là chứa đựng tư tưởng nghệ thuật, chứa đựng tâm huyết của nhà văn.
Thí dụ: Đọc các tác phẩm của Nam Cao, thấy ông hay nói đến hiện tượng con người trước miếng ăn không giữ được nhân phẩm, nhân tính nghĩa là bị biến chất, bị tha hoá (Một bữa no, Quên điều độ, Tư cách mõ, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đòn chồng, Chí Phèo, Sống mòn...). Từ đó, có thể rút ra nhận xét khái quát về tư tưởng chi phối sâu sắc những tác phẩm tiêu biểu của Nam cao: ấy là nỗi đau đớn trước tình trạng con người không giữ được nhân tính, nhân phẩm do miếng cơm manh áo. Ở tầng lớp trí thức nghèo thì đó là tình trạng chết mòn (Sống mòn hay Đời thừa...); ở người nông dân nghèo, thì là tình trạng chết hẳn về tinh thần, mất hết ý thức về cái nhục (Một bữa no, Tư cách mõ...), hoặc trở thành quỷ dữ (Chí Phèo)... Như thế là khác với Ngô Tất Tố, lên án xã hội cũ đã xô đẩy con người vào nạn đói, vào cái khổ; Nam Cao cũng tố cáo xã hội ấy, nhưng ở chỗ nó lăng nhục con người, huỷ hoại nhân tính, nhân phẩm của con người.
Một thí dụ khác: Nguyễn Công Hoan có sở trường đặc biệt về truyện ngắn trào phúng. Ông tạo ra hàng trăm thiên truyện ngắn rất ngắn và rất vui. Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường được tổ chức xoay quanh một mâu thuẫn giữa hai hạng người. Ở những truyện viết về đề tài xã hội, là mâu thuẫn giữa một gã nhà giàu nào đó với một người nghèo. Và Nguyễn Công Hoan đứng hẳn về phía người nghèo để châm biếm, lật tẩy bản chất bất lương, vô liêm sĩ của kẻ giàu có quyền thế cùng tay sai của chúng. Còn ở những truyện viết về đề tài luân lí gia đình, thì lại là mâu thuẫn giữa một nam, một nữ hoặc lớp già, lớp trẻ. Và nhà văn đứng hẳn về phía nam giới và thế hệ già. Ông đả kích rất ác loại phụ nữ gọi là tân thời và lớp thanh niên Âu hoá mà ông cho là đàng điếm, hư hỏng, vô giáo dục.
Hiện tượng nói trên rất phổ biến trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám, gần như không có ngoại lệ. Vì thế cần hết sức lưu ý. Từ những hiện tượng trở đi trở lại với tần số cao ấy có thể rút ra nhận xét khái quát: về thái độ đối với xã hội thực dân, Nguyễn Công Hoan có tinh thần dân chủ khá sâu sắc. Nhưng về quan điểm đạo đức trong quan hệ hôn nhân, gia đình, ông tỏ ra hết sức bảo thủ lạc hậu.
Đọc Vũ Trọng Phụng, thấy ông hay dùng cụm từ "vô nghĩa lí" (đời vô nghĩa lí, loai người vô nghĩa lí, con người vô nghĩa lí, hành vi vô nghĩa lí...). Từ đó có thể phán đoán: con người sính khái quát, triết lí này đã ráo riết đi tìm nghĩa lí cuộc đời mà không hiểu được, đâu đâu cũng chỉ thấy toàn chuyện vô nghĩa lí. Vì thế ông đã rơi vào tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa: định mệnh, số đen, số đỏ, ấy là cách giải thích "thoả mãn" nhất đối với mọi thắc mắc về các hiện tượng vô nghĩa lí trên đời...
Tìm hiểu thơ của Hồ Chí Minh (phần lớn bằng chữ Hán, theo thể tuyệt cú) thấy ở câu cuối, ở phần cuối của bài thơ tác giả thường tô đậm hình ảnh con người hoạt động, sự sống tươi vui, bình minh rực rỡ:
Phương đông màu sắc chuyển sang hồng
Bóng tôí đêm tàn quét sạch không
(Giải đi sớm)
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
(Chiều tối)
Làng xóm ven sông đông đúc thế
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh
( Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi
( Buổi sớm)
v.v...
Từ đó có thể kết luận: mạch thơ, hình tượng thơ của Bác Hồ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.