Địa 12 Kinh nghiệm tự ôn khối C

H

hocmai.diali1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vừa ngồi lan man đọc tin tức thấy bài này hay ghê, chắc nhiều bạn cần phải post liền thôi :D :D (đọc xong bạn nào có ý kiến gì hay hay thì cũng post lên nhé!!!!)

Khi học khối C, học sinh nào cũng muốn nhớ và viết được càng nhiều càng tốt. Tôi đã từng thi rớt, rồi sau đó trúng tuyển vào ĐH khối C, nên hiểu được rất rõ tâm lý khi học ôn, rồi khi vào phòng thi... và đã tìm ra được biện pháp hữu hiệu để khắc phục .
Lần thứ nhất, tôi thất bại vì đã chủ quan, tự tin quá mức vào cách học ôn của mình. Khi bị trượt rồi, tôi mới thấm thía, rút ra được kinh nghiệm rằng: thi khối C, bên cạnh vốn kiến thức, còn cần thiết phải có một đức tính kiên trì...

Cảm giác mỏi mệt, bồn chồn khi vào phòng thi

Tôi đã thất bại vì tôi đã không luyện được cho mình tính kiên trì. Ngồi trong phòng thi chưa quá nửa thời gian tôi đã thấy mỏi mệt, người bồn chồn. Và kể từ lúc ấy, tôi cũng không thể tập trung mà nhớ được những gì mình đã đọc để mà vận dụng viết ra giấy.

Thú thực là, trong suốt thời gian ôn thi, tôi chỉ học theo hình thức đọc mà thôi. Tôi rất ngại cầm bút. Tôi chủ quan nghĩ rằng, khi cần viết sẽ viết được.

Nhưng rồi thực tế đã không như tôi nghĩ. Tâm lý phòng thi quá căng thẳng khiến tôi bị ngộp. Nhìn quanh thấy các bạn đang viết rất say mê và nhanh, tôi càng hoảng hơn... ...

Nên vừa học vừa tự thi thử

Rồi tôi đã nhận ra rằng, bên cạnh việc chăm đọc sách để tích lũy kiến thức, thì việc tập luyện thử sức ngồi viết tương ứng với khoảng thời gian khi thi là cực kỳ quan trọng. Nghĩ là làm. Hàng ngày, bên cạnh việc học ôn bằng việc tự đọc, tôi ngồi vào bàn tập viết, tập giải đề thi với thời gian như khi thi thật.

Và tôi đã thành công. Phản xạ với đề thi của tôi đã được nâng lên một bước. Khi tôi không ngại viết nữa thì tự nhiên tôi viết được rất nhiều, tư duy càng mạch lạc. Càng viết càng ham và cảm thấy chỉ sợ không đủ thời gian chứ không lo không có gì để viết.

Mặt khác, với cách tập luyện ngồi lỳ viết ba tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi đã chữa được cái tật bồn chồn và không còn cảm thấy mỏi người nữa. Và tôi còn có thể ngồi viết lâu hơn cả thời gian thi mà vẫn thấy tỉnh táo, minh mẫn.

Kết quả là tôi đã vượt qua Kỳ thi ĐH để trở thành sinh viên với số điểm khá cao. Giờ đây, tôi đã chuẩn bị lấy được tấm bằng cử nhân.

Tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm tự học ôn khối C của mình cho các bạn thí sinh đang rất cố gắng luyện thi. Vấn đề không phải là đi ôn thi hay tự ôn ở nhà mà quan trọng là phương pháp ôn thi đúng đắn.

Tôi những mong phần nào giúp ích cho các bạn có được phương pháp học ôn hiệu quả. Chúc các bạn thí sinh sẽ “vượt được vũ môn” để “hoá rồng”.


Bài viết của:
HOÀNG VIỆT THỊNH (Lớp Quản lý Văn hoá 4, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội)
 
T

trinhtan

Cái này nghe có vẻ hay đấy. Nhưng mà mình lười thế này thì có thể học theo kinh nghiệm này có phù hợp không nhỉ? Bạn nào có kinh nghiệm gì hay mà dễ hơn không help mình với!!!
Hì lười nhưng không có nghĩa là mình sẽ không thử cách này xem hiệu quả thế nào. Biết đâu lại phù hợp với mình thì sao. ;) ;) ;)
 
A

arxenlupin

kinh nghiệm trên quả là bổ ích cho những ai sắp thi khối c nhưng mà ko phải ai cũng cho rằng nó có ích vì họ cũng có những phương pháp khác
ai có cách nào chia sẻ cho các bạn cùng biết với
mình thì ko có cách nào nhưng mà mình thấy trong trường mình, mấy lớp chuyên văn, sử, địa khi thi tốt nghiệp điểm thường ko cao bằng các lớp bên ban a
lý do vì sao
vì họ giỏi phần đó nên khi làm bài thường viết dông dài, bỏ qua các ý nhỏ nên điểm thấp hơn
từ câu chuyện nhỏ trên đây chăc các bạn cũng tự rút ra được những kinh nghiệm riêng cho mình rồi nhỉ ;))
ai đọc ko hiểu thì bó tay
ai đọc mà hiểu thì cũng bình thường =))
 
H

hocmai.diali1

Đó là những kinh nghiệm nhỏ nhưng mà lại rất hiệu quả. Nếu bạn nào thấy phù hợp với mình thì hãy tham khảo và áp dụng nhé còn nếu không phù hợp thì đừng nên áp dụng quá máy móc vì nó sẽ là phản tác dụng đó.:D :D
Với những bạn chưa tìm ra kinh nghiệm học cho chính mình tại sao mình không đưa ra câu hỏi để mọi người cùng bàn luận để cho bạn có một kinh nghiệm hay nhỉ??? ;) ;) ;)
 
C

conu

hocmai.diali1 said:
Đó là những kinh nghiệm nhỏ nhưng mà lại rất hiệu quả. Nếu bạn nào thấy phù hợp với mình thì hãy tham khảo và áp dụng nhé còn nếu không phù hợp thì đừng nên áp dụng quá máy móc vì nó sẽ là phản tác dụng đó.:D :D
Với những bạn chưa tìm ra kinh nghiệm học cho chính mình tại sao mình không đưa ra câu hỏi để mọi người cùng bàn luận để cho bạn có một kinh nghiệm hay nhỉ??? ;) ;) ;)
Cảm ơn anh hocmaidialy.
Nếu anh đang là sinh viên đại học Văn hóa thì ko biết anh có phải học trò bố em ko nhỉ? :D
Nhà em ở trong khu tập thể trường đó. Em ko thi khối C, nhưng những kinh nghiệm này có thể áp dụng để học ôn thi tốt nghiệp Văn sử địa, và ôn thi đại học môn Văn.
thanks.
 
T

trinhtan

conu said:
hocmai.diali1 said:
Đó là những kinh nghiệm nhỏ nhưng mà lại rất hiệu quả. Nếu bạn nào thấy phù hợp với mình thì hãy tham khảo và áp dụng nhé còn nếu không phù hợp thì đừng nên áp dụng quá máy móc vì nó sẽ là phản tác dụng đó.:D :D
Với những bạn chưa tìm ra kinh nghiệm học cho chính mình tại sao mình không đưa ra câu hỏi để mọi người cùng bàn luận để cho bạn có một kinh nghiệm hay nhỉ??? ;) ;) ;)
Cảm ơn anh hocmaidialy.
Nếu anh đang là sinh viên đại học Văn hóa thì ko biết anh có phải học trò bố em ko nhỉ? :D
Nhà em ở trong khu tập thể trường đó. Em ko thi khối C, nhưng những kinh nghiệm này có thể áp dụng để học ôn thi tốt nghiệp Văn sử địa, và ôn thi đại học môn Văn.
thanks.
Không hoàn toàn chỉ thi tốt nghiệp tớ mới áp dụng được kinh nghiệm này mà nhiều khi học tớ tự bắt chính tớ thực hiện để rèn tính kiên trì. Dần dần tớ thấy mình thích các môn học đấy. Có học có hiểu thì mới thêm yêu (Các môn học). Đây là kinh nghiệm mà tớ thấy cũng hay. hì :D
 
T

trinhtan

conu said:
hocmai.diali1 said:
Đó là những kinh nghiệm nhỏ nhưng mà lại rất hiệu quả. Nếu bạn nào thấy phù hợp với mình thì hãy tham khảo và áp dụng nhé còn nếu không phù hợp thì đừng nên áp dụng quá máy móc vì nó sẽ là phản tác dụng đó.:D :D
Với những bạn chưa tìm ra kinh nghiệm học cho chính mình tại sao mình không đưa ra câu hỏi để mọi người cùng bàn luận để cho bạn có một kinh nghiệm hay nhỉ??? ;) ;) ;)
Cảm ơn anh hocmaidialy.
Nếu anh đang là sinh viên đại học Văn hóa thì ko biết anh có phải học trò bố em ko nhỉ? :D
Nhà em ở trong khu tập thể trường đó. Em ko thi khối C, nhưng những kinh nghiệm này có thể áp dụng để học ôn thi tốt nghiệp Văn sử địa, và ôn thi đại học môn Văn.
thanks.
Không hoàn toàn chỉ thi tốt nghiệp tớ mới áp dụng được kinh nghiệm này mà nhiều khi học tớ tự bắt chính tớ thực hiện để rèn tính kiên trì. Dần dần tớ thấy mình thích các môn học đấy. Có học có hiểu thì mới thêm yêu (Các môn học). Đây là kinh nghiệm mà tớ thấy cũng hay. hì :D
 
H

hocmai.diali

Dự đoán đề thi đợt II: Môn Địa Lí- Cấu trú

Dự đoán về thi Đại học đợt II môn Địa lí, không có gì thay đổi so với các năm trước.
- Đề thi môn Địa Lý trong năm năm qua về cơ bản đề cập đến kiến thức của hai chương. Đó là những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội (chung) và những vấn đề kinh tế - xã hội trong các vùng (chương III).

Đối với chương II, các câu hỏi liên quan đến nội dung: nguồn lao động và việc làm; cơ cấu sản xuất công nghiệp, nguồn lực phát triển của ngoại thương. Câu hỏi ra dưới dạng trình bày, phân tích, chứng minh... Thí sinh có trình độ trung bình khá trở lên là làm được. Thí sinh cần nêu được các ý cơ bản về đặc điểm hiện tượng và có số liệu để dẫn chứng.

Đối với chương III, các câu hỏi liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội của năm vùng (trừ ĐB SCL chưa ra). Câu hỏi ở chương này đã ra dưới dạng: giải thích, chứng minh nguồn lực phát triển của vùng hoặc của các ngành sản xuất trong nằm trong vùng. Để làm được, các thí sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức để lí giải, làm sáng tỏ vấn đề.

Có năm đề ra yêu cầu nêu các đơn vị hành chính, địa danh chẳng hạn: tên các nhà máy thủy điện lớn nhất, công suất và điạ chỉ xây dựng nhà máy trên sông nào?... Để làm được, trước đó thí sinh cần có thói quen quan sát bản đồ, át lát để nêu được chuẩn xác.

Để trả lời các câu hỏi về một vùng các em cần phải nắm vững kiến thức nền tảng, tổng quát ở chương I,II và biết liên hệ, vận dụng vào một vùng, một ngành trong chương III.

Đối với câu hỏi kỹ năng, trong năm năm ra đề chung đều yêu cầu vẽ biểu đồ . Để vẽ trúng thí sinh cần đọc kỹ đề, chú ý các “tín hiệu” qua yêu cầu của câu hỏi hoặc cách trình bày bảng số liệu thống kê để chọn loại, dạng biểu đồ thích hợp. Xử lí chính xác, vẽ đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, mỹ thuật thí sinh sẽ đạt điểm cao.

Đối với câu nhận xét qua biểu đồ cần ngắn gọn, xúc tích.

Nhìn chung đề thi những năm qua không khó và ngaỳ càng đảm bảo yêu cầu sát với chương trình, sách giáo khoa, phân hóa trình độ thí sinh.

Đề thi năm nay, theo tôi, rất có thể câu hỏi sẽ trãi rộng, “phủ sóng” khắp các chương III hoặc chương IV để tránh tình trạng học lệch, học tủ và câu hỏi không bao quát chương trình.

Một số vấn đề lớn như: các nguồn lực chính (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, hiện trạng sử dụng đất) và các vấn đề LTTP, cây công nghiệp, giao thông; vấn đề ở ĐBSCL, Đông Nam bộ, miền núi trung du... cần phải lưu tâm.

Cấu trúc đề thi sẽ không có tay đổi gì nhiều.Thể loai cũng là các dạng: trìng bày, giải thích, chứng minh, so sánh... Đối với câu hỏi so sánh các em cần biết tổng hợp, khái quát hóa để nêu được điểm giống nhau và phân tích để thấy rõ sự khác nhau của hiện tượng. Câu hỏi này khả năng ra các dạng tương tự như năm trước đó. Cần chú ý kỹ năng phân tích các bảng số liệu thống kê. Bài làm tốt phải đạt đuợc cảc hai yêu cầu về nội dung kiến thức và hình thức trình bày (viết, vẽ...).


Chúc các em học tập và chuẩn bị tốt cho kì thì tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới nhé!!!
 
T

trinhtan

Năm nay cấu trức đề không có gì thay đổi mấy thì may quá. Vì môn này không thi tốt nghiệp nên mình sẽ không tập trung nhiều cho nó cho đến khi hết thi tốt nghiệp.
Môn này học dễ nên giờ kiến thức của mình cũng tương đối hòm hòm nên mình rất tự tin với nó (hi hi nói nhỏ nhé, môn này là môn gỡ điểm của mình cho môn Lịch sử đấy)
:D :D
 
H

hocmai.diali1

Với dự đoán về giới hạn đề thi tại sao chúng ta không bắt đầu ôn từng mảng kiến thức một nhỉ? Dưới đây là bài viết mà mình nghĩ là nếu bạn chia kiến thức và ôn như thế này thì không bao giờ có thể quên.
Địa lí: Nắm chắc kiến thức, thi và đỗ
Những năm gần đây, phần kiến thức về đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng xuất hiện với tần suất khá lớn trong nội dung đề thi Địa lí. Đây là phần kiến thức vô cùng quan trọng nhưng đặc biệt dễ học, dễ nhớ nếu như chúng ta biết cách học theo từng vấn đề.

Trước hết các bạn cần lưu ý rằng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng bằng phù sa ở rìa).

Các đồng bằng phù sa ở rìa tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng sông Đồng Nai, đồng bằng Cà Mau).

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế hơn về điều kiện tự nhiên so với đồng bằng sông Hồng. Tuy vậy, việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đây lại trở thành một vấn đề cấp bách nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.

Bên cạnh đó, vấn đề lương thực thực phẩm là một trong những phần kiến thức trọng tâm. Đây luôn là phần kiến thức mà các bạn nên nhớ. Những ưu thế trong việc sản xuất lương thực, thực trạng và giải pháp của vấn đề đó đối với nền an ninh lương thực của cả nước. Việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở đây có ý nghĩa không chỉ trong vùng, mà cả trong toàn quốc; là địa bàn chiến lược để giải quyết vấn đề ăn cho cả nước và cho xuất khẩu.

Các bạn cũng nên lưu ý đến diện tích các bãi bồi ven sông, ven biển và diện tích mặt nước chưa được sử dụng còn lớn. Đây có thể từng bước cải tạo các diện tích này thành đất canh tác hoặc thành vùng nuôi thuỷ sản, nhất là thuỷ sản nước lợ và thuỷ sản nước mặn.

Không có nhiều lợi thế về diện tích như đồng bằng sông Cửu Long nhưng đồng bằng sông Hồng lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như kỹ thuật canh tác cao, khả năng thâm canh tăng vụ, xem lẫn các vụ lúa và vụ đông xuân. Bên cạnh đó hệ thống thủy lợi cũng là điểm mạnh cho việc phát triển nông nghiệp ở đây.

Tuy nhiên, hiện nay đồng bằng sông Hồng đang phải đứng trước những vấn đề cấp bách như diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp lại do tốc độ đô thị hóa; nhiều nơi nông dân không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất; mùa vụ còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vấn đề đất đai đang bị thu hẹp cũng là một trong những điểm các bạn cần lưu ý.

Để tự tin hơn trong kỳ thi, các bạn cũng cần phải chú ý đến vùng trung du và miền núi phía Bắc. Vì đây là vùng có nhiều sự chuyển biến về kinh tế, là đầu mối giao thương với các nước như Lào, Trung Quốc…qua các cửa khẩu bằng nhiều hình thức vận chuyển khác nhau.

Trung du miền núi phía Bắc có nhiều thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện; thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, các loại rau quả cận nhiệt và ôn đới. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao của vùng và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc. Thế mạnh về kinh tế biển

Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh về kinh tế biển của trung du và miền núi phía Bắc sẽ càng được phát huy. Vùng biển Quảng Ninh là một vùng biển rất giàu tiềm năng, một vùng đang phát triển năng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Du lịch biển - đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế, với quần thể du lịch Hạ Long đã được xếp hạng vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới.

Làm thử các đề thi miễn phí của cuộc thi Tú tài Số các tuần, tham gia vào các khóa học ôn luyện lại kiến thức với các bài giảng điện tử, luyện tập với các đề thi, kiểm tra trắc nghiệm của các khối 10 , 11 , 12 và trao đổi kinh nghiệm học tập tại box Địa lí trên hocmai.vn để củng cố kiến thức!. Nắm chắc kiến thức, tự tin và chiến thắng bạn nhé.
Tiểu Vũ
 
Top Bottom