H
hocmai.diali1
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Vừa ngồi lan man đọc tin tức thấy bài này hay ghê, chắc nhiều bạn cần phải post liền thôi (đọc xong bạn nào có ý kiến gì hay hay thì cũng post lên nhé!!!!)
Khi học khối C, học sinh nào cũng muốn nhớ và viết được càng nhiều càng tốt. Tôi đã từng thi rớt, rồi sau đó trúng tuyển vào ĐH khối C, nên hiểu được rất rõ tâm lý khi học ôn, rồi khi vào phòng thi... và đã tìm ra được biện pháp hữu hiệu để khắc phục .
Lần thứ nhất, tôi thất bại vì đã chủ quan, tự tin quá mức vào cách học ôn của mình. Khi bị trượt rồi, tôi mới thấm thía, rút ra được kinh nghiệm rằng: thi khối C, bên cạnh vốn kiến thức, còn cần thiết phải có một đức tính kiên trì...
Cảm giác mỏi mệt, bồn chồn khi vào phòng thi
Tôi đã thất bại vì tôi đã không luyện được cho mình tính kiên trì. Ngồi trong phòng thi chưa quá nửa thời gian tôi đã thấy mỏi mệt, người bồn chồn. Và kể từ lúc ấy, tôi cũng không thể tập trung mà nhớ được những gì mình đã đọc để mà vận dụng viết ra giấy.
Thú thực là, trong suốt thời gian ôn thi, tôi chỉ học theo hình thức đọc mà thôi. Tôi rất ngại cầm bút. Tôi chủ quan nghĩ rằng, khi cần viết sẽ viết được.
Nhưng rồi thực tế đã không như tôi nghĩ. Tâm lý phòng thi quá căng thẳng khiến tôi bị ngộp. Nhìn quanh thấy các bạn đang viết rất say mê và nhanh, tôi càng hoảng hơn... ...
Nên vừa học vừa tự thi thử
Rồi tôi đã nhận ra rằng, bên cạnh việc chăm đọc sách để tích lũy kiến thức, thì việc tập luyện thử sức ngồi viết tương ứng với khoảng thời gian khi thi là cực kỳ quan trọng. Nghĩ là làm. Hàng ngày, bên cạnh việc học ôn bằng việc tự đọc, tôi ngồi vào bàn tập viết, tập giải đề thi với thời gian như khi thi thật.
Và tôi đã thành công. Phản xạ với đề thi của tôi đã được nâng lên một bước. Khi tôi không ngại viết nữa thì tự nhiên tôi viết được rất nhiều, tư duy càng mạch lạc. Càng viết càng ham và cảm thấy chỉ sợ không đủ thời gian chứ không lo không có gì để viết.
Mặt khác, với cách tập luyện ngồi lỳ viết ba tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi đã chữa được cái tật bồn chồn và không còn cảm thấy mỏi người nữa. Và tôi còn có thể ngồi viết lâu hơn cả thời gian thi mà vẫn thấy tỉnh táo, minh mẫn.
Kết quả là tôi đã vượt qua Kỳ thi ĐH để trở thành sinh viên với số điểm khá cao. Giờ đây, tôi đã chuẩn bị lấy được tấm bằng cử nhân.
Tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm tự học ôn khối C của mình cho các bạn thí sinh đang rất cố gắng luyện thi. Vấn đề không phải là đi ôn thi hay tự ôn ở nhà mà quan trọng là phương pháp ôn thi đúng đắn.
Tôi những mong phần nào giúp ích cho các bạn có được phương pháp học ôn hiệu quả. Chúc các bạn thí sinh sẽ “vượt được vũ môn” để “hoá rồng”.
Bài viết của:
HOÀNG VIỆT THỊNH (Lớp Quản lý Văn hoá 4, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội)
Khi học khối C, học sinh nào cũng muốn nhớ và viết được càng nhiều càng tốt. Tôi đã từng thi rớt, rồi sau đó trúng tuyển vào ĐH khối C, nên hiểu được rất rõ tâm lý khi học ôn, rồi khi vào phòng thi... và đã tìm ra được biện pháp hữu hiệu để khắc phục .
Lần thứ nhất, tôi thất bại vì đã chủ quan, tự tin quá mức vào cách học ôn của mình. Khi bị trượt rồi, tôi mới thấm thía, rút ra được kinh nghiệm rằng: thi khối C, bên cạnh vốn kiến thức, còn cần thiết phải có một đức tính kiên trì...
Cảm giác mỏi mệt, bồn chồn khi vào phòng thi
Tôi đã thất bại vì tôi đã không luyện được cho mình tính kiên trì. Ngồi trong phòng thi chưa quá nửa thời gian tôi đã thấy mỏi mệt, người bồn chồn. Và kể từ lúc ấy, tôi cũng không thể tập trung mà nhớ được những gì mình đã đọc để mà vận dụng viết ra giấy.
Thú thực là, trong suốt thời gian ôn thi, tôi chỉ học theo hình thức đọc mà thôi. Tôi rất ngại cầm bút. Tôi chủ quan nghĩ rằng, khi cần viết sẽ viết được.
Nhưng rồi thực tế đã không như tôi nghĩ. Tâm lý phòng thi quá căng thẳng khiến tôi bị ngộp. Nhìn quanh thấy các bạn đang viết rất say mê và nhanh, tôi càng hoảng hơn... ...
Nên vừa học vừa tự thi thử
Rồi tôi đã nhận ra rằng, bên cạnh việc chăm đọc sách để tích lũy kiến thức, thì việc tập luyện thử sức ngồi viết tương ứng với khoảng thời gian khi thi là cực kỳ quan trọng. Nghĩ là làm. Hàng ngày, bên cạnh việc học ôn bằng việc tự đọc, tôi ngồi vào bàn tập viết, tập giải đề thi với thời gian như khi thi thật.
Và tôi đã thành công. Phản xạ với đề thi của tôi đã được nâng lên một bước. Khi tôi không ngại viết nữa thì tự nhiên tôi viết được rất nhiều, tư duy càng mạch lạc. Càng viết càng ham và cảm thấy chỉ sợ không đủ thời gian chứ không lo không có gì để viết.
Mặt khác, với cách tập luyện ngồi lỳ viết ba tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi đã chữa được cái tật bồn chồn và không còn cảm thấy mỏi người nữa. Và tôi còn có thể ngồi viết lâu hơn cả thời gian thi mà vẫn thấy tỉnh táo, minh mẫn.
Kết quả là tôi đã vượt qua Kỳ thi ĐH để trở thành sinh viên với số điểm khá cao. Giờ đây, tôi đã chuẩn bị lấy được tấm bằng cử nhân.
Tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm tự học ôn khối C của mình cho các bạn thí sinh đang rất cố gắng luyện thi. Vấn đề không phải là đi ôn thi hay tự ôn ở nhà mà quan trọng là phương pháp ôn thi đúng đắn.
Tôi những mong phần nào giúp ích cho các bạn có được phương pháp học ôn hiệu quả. Chúc các bạn thí sinh sẽ “vượt được vũ môn” để “hoá rồng”.
Bài viết của:
HOÀNG VIỆT THỊNH (Lớp Quản lý Văn hoá 4, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội)