S
snow_white0
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Kinh nghiệm ôn thi của một thủ khoa khối C
Những thông tin và kinh nghiệm thực tiễn từ cô bạn thủ khoa của khối luôn bị học sinh xem là "dễ nhai khó nuốt" ấy lại rất hữu dụng đấy!
Thủ khoa khối C Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2010 là bạn Phạm Thị Hồng Nhung, cựu học sinh lớp chuyên Sử - Địa, trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Với phương pháp học đơn giản nhưng hiệu quả, Nhung đã vượt qua kì thi đại học một cách xuất sắc với điểm số rất cao 26,5 điểm. Kì thi đại học năm 2011 sắp tới, các sĩ tử thi khối C hãy cùng lắng nghe kinh nghiệm ôn thi từ bạn Hồng Nhung nhé.
Chào Nhung, sau gần một năm kể từ ngày biết mình trở thành thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn có còn nhớ cảm xúc của mình khi biết mình trở thành thủ khoa không?
Đó là một cảm xúc hết sức tuyệt vời. Lúc thi đại học xong, mình biết là mình có khả năng thi đỗ nhưng không thể ngờ là mình lại trở thành thủ khoa. Thực sự là bất ngờ, sau đó là hạnh phúc, có chút hãnh diện, tự hào vô cùng (cười lớn).
Đây là cô thủ khoa khối C - Hồng Nhung (áo vàng).
Trở thành thủ khoa khối C, được nhiều người ngưỡng mộ, khen ngợi quả là một niềm hạnh phúc. Bí quyết nào giúp bạn đạt được điều đó?
Bất cứ ai khi lựa chọn khối ngành học cho mình để bước vào kì thi đại học, dù là khối nào chăng nữa cũng đều xác định cho mình những khó khăn nhất định cần phải vượt qua, bởi không có môn nào là dễ cả.
Nếu như khối A với các môn Toán, Lý, Hóa là những môn đòi hỏi tính tư duy, logic cao, thường xuyên phải tính toán, đụng chạm tới những công thức phức tạp thì đặc thù của khối C là những môn đòi hỏi sự lí luận, trừu tượng…
Theo mình thì không có bí quyết nào cụ thể cả, chỉ là mỗi người cần phải có một phương pháp học hợp lý, phù hợp với bản thân. Phương pháp của mình hết sức đơn giản: ghi chép bài cẩn thận trên lớp, về nhà tự ôn luyện, đi học thêm để trau dồi thêm kiến thức không được dạy trên lớp và quan trọng nhất là phải chăm chỉ.
Nhiều người nói khối C gồm các môn Văn, Sử, Địa là những môn phải học thuộc lòng rất nhiều. Bạn có khó khăn gì lúc học không?
Nếu môn Văn đòi hỏi các bạn những kiến thức văn chương và những dòng viết mạch lạc, xúc cảm thì môn Sử lại buộc các bạn phải nhớ được những con số, dữ kiện khá khô khan, khó học, khó nhớ lâu, còn môn Địa bên cạnh những kiến thức học thuộc còn đòi hỏi các bạn cũng phải có những tư duy, tính toán.
Chính vì thế, có thể nói các môn khối C thường là nỗi khiếp sợ đối với nhiều học sinh. Bản thân mình dù đã lựa chọn và đi theo khối học này cũng không tránh khỏi những lúc chán nản, muốn buông xuôi, thế nhưng mục tiêu trước mắt mới là quan trọng. Do đó, bạn phải luôn giữ vững niềm tin, càng khó khăn càng phải có nghị lực vượt qua, chiến thắng chính bản thân mình, bởi gia đình và thầy cô kì vọng vào bạn rất nhiều.
Với một lượng kiến thức không hề nhỏ của cả 3 môn khối C, để thu nạp được, cách duy nhất của người học là phải đầu tư thời gian ôn luyện vì không bao giờ có thành công nào chỉ trong ngày một ngày hai cả. Nhưng nếu chỉ chú tâm vào học thuộc lòng một cách mù quáng cũng không thể giúp cho bạn có một kết quả như ý được.
Với những gì được học và trải qua, bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm ôn luyện từng môn học cho các sĩ tử sắp bước vào kì thi đại học sắp tới?
Môn văn bên cạnh việc học thuộc những kiến thức văn học cơ bản, việc cần là bạn phải thường xuyên luyện viết, tự tìm những chủ đề, đề bài hay cùng với việc tham khảo những bài viết mẫu, điều đó sẽ giúp cho dòng văn của bạn luôn mạch lạc. Làm văn cũng cần phải tư duy, biết phân tích đúng đề bài, lập dàn ý đầy đủ để nội dung bài viết được đảm bảo nhất.
Môn Sử thường là môn khó “nhai” nhất đối với các sĩ tử trong quá trình ôn thi bởi một khối lượng kiến thức quá lớn, bao gồm cả ngày tháng, số liệu của sự kiện, khiến cho chúng ta khó học thuộc, học rồi lại khó nhớ lâu, không chỉ thế nó còn đòi hỏi phải biết xâu chuỗi các sự kiện để rút ra được những bài học, ý nghĩa… Chính vì thế ngay từ đầu, khi bỏ thời gian học các bạn phải biết hệ thống hóa kiến thức, việc viết ra giấy sẽ giúp các bạn dễ học thuộc và nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên ôn lại để tránh quên kiến thức đã học. Một việc không thể thiếu để giúp các bạn không quá khó khăn khi đi thi là phải thường xuyên tiếp xúc với các dạng đề, biết cách phân tích đề sao cho đúng hướng khi làm bài.
Môn địa thường được đánh giá là dễ hơn so với hai môn trên, bởi lượng kiến thức của nó ít hơn và không quá khó hiểu, vì vậy đó thường là môn gỡ điểm trong kì thi đại học. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá chủ quan với môn học này. Trong quá trình học, kinh nghiệm của cô giáo cũng như của bản thân cho thấy cách học hiệu quả nhất của môn này chính là phải biết sơ đồ hóa kiến thức, qua đó thấy được mối liên hệ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố…Đây cũng là môn đòi hỏi thực hành rất nhiều với các dạng bài tập tính toán, biểu đồ, và gần đây là cả vẽ lược đồ. Chính vì vậy, cũng giống hai môn kia, bạn nên luyện đề thường xuyên để nâng cao kĩ năng làm bài.
Vậy còn tâm lý lúc làm bài thi phải thế nào? Khi gặp câu khó thì phải ứng xử ra sao?
Với tính chất của kì thi đại học, chắc chắn nhiều bạn sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang, hồi hộp dẫn đến mất bình tĩnh và kết quả đạt được không cao. Chính vì thế điều quan trọng là các bạn phải giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái để có tâm lý ổn định nhất khi bước vào phòng thi.
Khi làm bài nên tính toán, bố trí thời gian hợp lý cho các câu để tránh không làm hết bài. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, tập trung vào những câu có điểm số cao, đặc biệt chú ý là phải đảm bảo làm hết các câu, tuyệt đối không bao giờ được bỏ trống.
Khi làm bài có thể bạn sẽ gặp phải những câu chưa thuộc, hoặc ngoài lề (thường là những câu hỏi phân loại), các bạn không nên hoang mang mà nên tập trung suy nghĩ hướng trả lời, phân tích thật kĩ câu hỏi (vì nhiều khi nó cũng là câu hỏi bẫy), sau đó làm theo suy nghĩ của mình, không nên bỏ sót những ý nhỏ vì những cái không ngờ tới đó rất có thể sẽ cứu điểm cho bạn.
Với những khó khăn và đòi hỏi của các môn học này như mình đã đề cập khiến cho lượng thí sinh dự thi khối C hiện nay rất ít so với các khối khác (một phần cũng vì cơ hội chọn trường và việc làm thấp hơn). Nhưng với những kinh nghiệm chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn sẽ tìm được niềm đam mê với những môn học này cũng như cách học hiệu quả để đạt được thành tích tốt nhất.
Kì thi đại học sắp tới, hy vọng các sĩ tử sẽ chuẩn bị cho mình những hành trang thật tốt để bước vào kì thi, và nên nhớ bên cạnh việc học cũng nên giữ cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất để chiến đấu. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn Hồng Nhung vì những chia sẻ hữu ích của bạn. Chúc bạn một năm học thành công và chúc các sĩ tử khối C ôn luyện thật tốt!
http://vietbao.vn/Tuyen-sinh/Kinh-nghiem-on-thi-cua-mot-thu-khoa-khoi-C/2131329017/348/
Những thông tin và kinh nghiệm thực tiễn từ cô bạn thủ khoa của khối luôn bị học sinh xem là "dễ nhai khó nuốt" ấy lại rất hữu dụng đấy!
Thủ khoa khối C Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2010 là bạn Phạm Thị Hồng Nhung, cựu học sinh lớp chuyên Sử - Địa, trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Với phương pháp học đơn giản nhưng hiệu quả, Nhung đã vượt qua kì thi đại học một cách xuất sắc với điểm số rất cao 26,5 điểm. Kì thi đại học năm 2011 sắp tới, các sĩ tử thi khối C hãy cùng lắng nghe kinh nghiệm ôn thi từ bạn Hồng Nhung nhé.
Chào Nhung, sau gần một năm kể từ ngày biết mình trở thành thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn có còn nhớ cảm xúc của mình khi biết mình trở thành thủ khoa không?
Đó là một cảm xúc hết sức tuyệt vời. Lúc thi đại học xong, mình biết là mình có khả năng thi đỗ nhưng không thể ngờ là mình lại trở thành thủ khoa. Thực sự là bất ngờ, sau đó là hạnh phúc, có chút hãnh diện, tự hào vô cùng (cười lớn).
Đây là cô thủ khoa khối C - Hồng Nhung (áo vàng).
Trở thành thủ khoa khối C, được nhiều người ngưỡng mộ, khen ngợi quả là một niềm hạnh phúc. Bí quyết nào giúp bạn đạt được điều đó?
Bất cứ ai khi lựa chọn khối ngành học cho mình để bước vào kì thi đại học, dù là khối nào chăng nữa cũng đều xác định cho mình những khó khăn nhất định cần phải vượt qua, bởi không có môn nào là dễ cả.
Nếu như khối A với các môn Toán, Lý, Hóa là những môn đòi hỏi tính tư duy, logic cao, thường xuyên phải tính toán, đụng chạm tới những công thức phức tạp thì đặc thù của khối C là những môn đòi hỏi sự lí luận, trừu tượng…
Theo mình thì không có bí quyết nào cụ thể cả, chỉ là mỗi người cần phải có một phương pháp học hợp lý, phù hợp với bản thân. Phương pháp của mình hết sức đơn giản: ghi chép bài cẩn thận trên lớp, về nhà tự ôn luyện, đi học thêm để trau dồi thêm kiến thức không được dạy trên lớp và quan trọng nhất là phải chăm chỉ.
Nhiều người nói khối C gồm các môn Văn, Sử, Địa là những môn phải học thuộc lòng rất nhiều. Bạn có khó khăn gì lúc học không?
Nếu môn Văn đòi hỏi các bạn những kiến thức văn chương và những dòng viết mạch lạc, xúc cảm thì môn Sử lại buộc các bạn phải nhớ được những con số, dữ kiện khá khô khan, khó học, khó nhớ lâu, còn môn Địa bên cạnh những kiến thức học thuộc còn đòi hỏi các bạn cũng phải có những tư duy, tính toán.
Chính vì thế, có thể nói các môn khối C thường là nỗi khiếp sợ đối với nhiều học sinh. Bản thân mình dù đã lựa chọn và đi theo khối học này cũng không tránh khỏi những lúc chán nản, muốn buông xuôi, thế nhưng mục tiêu trước mắt mới là quan trọng. Do đó, bạn phải luôn giữ vững niềm tin, càng khó khăn càng phải có nghị lực vượt qua, chiến thắng chính bản thân mình, bởi gia đình và thầy cô kì vọng vào bạn rất nhiều.
Với một lượng kiến thức không hề nhỏ của cả 3 môn khối C, để thu nạp được, cách duy nhất của người học là phải đầu tư thời gian ôn luyện vì không bao giờ có thành công nào chỉ trong ngày một ngày hai cả. Nhưng nếu chỉ chú tâm vào học thuộc lòng một cách mù quáng cũng không thể giúp cho bạn có một kết quả như ý được.
Với những gì được học và trải qua, bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm ôn luyện từng môn học cho các sĩ tử sắp bước vào kì thi đại học sắp tới?
Môn văn bên cạnh việc học thuộc những kiến thức văn học cơ bản, việc cần là bạn phải thường xuyên luyện viết, tự tìm những chủ đề, đề bài hay cùng với việc tham khảo những bài viết mẫu, điều đó sẽ giúp cho dòng văn của bạn luôn mạch lạc. Làm văn cũng cần phải tư duy, biết phân tích đúng đề bài, lập dàn ý đầy đủ để nội dung bài viết được đảm bảo nhất.
Môn Sử thường là môn khó “nhai” nhất đối với các sĩ tử trong quá trình ôn thi bởi một khối lượng kiến thức quá lớn, bao gồm cả ngày tháng, số liệu của sự kiện, khiến cho chúng ta khó học thuộc, học rồi lại khó nhớ lâu, không chỉ thế nó còn đòi hỏi phải biết xâu chuỗi các sự kiện để rút ra được những bài học, ý nghĩa… Chính vì thế ngay từ đầu, khi bỏ thời gian học các bạn phải biết hệ thống hóa kiến thức, việc viết ra giấy sẽ giúp các bạn dễ học thuộc và nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên ôn lại để tránh quên kiến thức đã học. Một việc không thể thiếu để giúp các bạn không quá khó khăn khi đi thi là phải thường xuyên tiếp xúc với các dạng đề, biết cách phân tích đề sao cho đúng hướng khi làm bài.
Môn địa thường được đánh giá là dễ hơn so với hai môn trên, bởi lượng kiến thức của nó ít hơn và không quá khó hiểu, vì vậy đó thường là môn gỡ điểm trong kì thi đại học. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá chủ quan với môn học này. Trong quá trình học, kinh nghiệm của cô giáo cũng như của bản thân cho thấy cách học hiệu quả nhất của môn này chính là phải biết sơ đồ hóa kiến thức, qua đó thấy được mối liên hệ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố…Đây cũng là môn đòi hỏi thực hành rất nhiều với các dạng bài tập tính toán, biểu đồ, và gần đây là cả vẽ lược đồ. Chính vì vậy, cũng giống hai môn kia, bạn nên luyện đề thường xuyên để nâng cao kĩ năng làm bài.
Vậy còn tâm lý lúc làm bài thi phải thế nào? Khi gặp câu khó thì phải ứng xử ra sao?
Với tính chất của kì thi đại học, chắc chắn nhiều bạn sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang, hồi hộp dẫn đến mất bình tĩnh và kết quả đạt được không cao. Chính vì thế điều quan trọng là các bạn phải giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái để có tâm lý ổn định nhất khi bước vào phòng thi.
Khi làm bài nên tính toán, bố trí thời gian hợp lý cho các câu để tránh không làm hết bài. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, tập trung vào những câu có điểm số cao, đặc biệt chú ý là phải đảm bảo làm hết các câu, tuyệt đối không bao giờ được bỏ trống.
Khi làm bài có thể bạn sẽ gặp phải những câu chưa thuộc, hoặc ngoài lề (thường là những câu hỏi phân loại), các bạn không nên hoang mang mà nên tập trung suy nghĩ hướng trả lời, phân tích thật kĩ câu hỏi (vì nhiều khi nó cũng là câu hỏi bẫy), sau đó làm theo suy nghĩ của mình, không nên bỏ sót những ý nhỏ vì những cái không ngờ tới đó rất có thể sẽ cứu điểm cho bạn.
Với những khó khăn và đòi hỏi của các môn học này như mình đã đề cập khiến cho lượng thí sinh dự thi khối C hiện nay rất ít so với các khối khác (một phần cũng vì cơ hội chọn trường và việc làm thấp hơn). Nhưng với những kinh nghiệm chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn sẽ tìm được niềm đam mê với những môn học này cũng như cách học hiệu quả để đạt được thành tích tốt nhất.
Kì thi đại học sắp tới, hy vọng các sĩ tử sẽ chuẩn bị cho mình những hành trang thật tốt để bước vào kì thi, và nên nhớ bên cạnh việc học cũng nên giữ cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất để chiến đấu. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn Hồng Nhung vì những chia sẻ hữu ích của bạn. Chúc bạn một năm học thành công và chúc các sĩ tử khối C ôn luyện thật tốt!
http://vietbao.vn/Tuyen-sinh/Kinh-nghiem-on-thi-cua-mot-thu-khoa-khoi-C/2131329017/348/