Kinh nghiỆm hỌc vĂn cho hỌc sinh 12 !

E

enterment

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả các bạn !


Mình đang là 1 teenboy 19 tuổi và hiện đang " thất học " , bởi vì chương trình 12 mình đã học xong còn ngày nhập trường Đại học thì mãi đến tháng 9 !^^

Mình vừa trải qua kỳ thi Đại Học mà như mọi người vẫn bảo là " cam go , thử thách " và muốn chia sẻ cho các bạn 1 số kinh nghiệm học khối D ( mình học khối D mừ ), đặc biệt là môn Văn .

Đã như thành 1 điều cố hữu , những học sinh khi lựa chọn theo học khối D thường mang trong mình những đặc điểm sau : " dốt Toán , thích học Anh và Văn không đến nỗi nào " ( ngày xưa mình cũng thế mà ). Nói là Văn không đến nỗi nào có nghĩa là các bạn thường có 1 số kỹ năng viết văn nhất định ( trên bình thường 1 tý ) nhưng để nói có 1 phương pháp học tốt thì chưa thật sự có. Sau đây mình sẽ nêu ra 1 số điều lưu ý quan trọng cho các học sinh đang bước sang lớp 12 để có 1 phương pháp học Văn hiệu quả mà không cần cày ngày cày đêm các sách tham khảo !

1/ Điều đầu tiên và cũng là cơ bản nhất là khi tiếp xúc với các tác phẩm bạn phải đọc kỹ nó . Nghe thì quá đơn giản và thừa thãi nhưng có 1 sự thật là rất nhiều học sinh ( có cả những người vừa đi thi đại học ) chưa hề đọc hết các tác phẩm trong SGK . Thường xuyên đọc tác phẩm ( đặc biệt văn xuôi ) sẽ giúp bạn 1 phần gì đó hiểu tác phẩm và đặc biệt những dẫn chứng trong tác phẩm sẽ giúp bạn rất nhiều trong kỳ thi ĐH mà chỉ khi đi thi rồi bạn mới nhận ra .
Mình xin lấy 1 ví dụ đơn giản nha : trong kỳ thi đại học 2008 câu 5 điểm yêu cầu phân tích suy nghĩ và hành động của nhân vật Mỵ đêm cứu A Phủ . Có thể nói đây là 1 trong những đề bài dễ nhất kể từ khi thi chung đến nay . Thế nhưng nếu không đọc kỹ tác phẩm Vợ CHồng A Phủ , đặc biệt đoạn Mỵ cứu A Phủ thì dù bạn có " yêu " Mỵ đến mấy cũng không thể làm được !
Các bạn phải hiểu rằng những tác phẩm naò trong SGK là dở , là nhàm chán cả . Đó đều là những tác phẩm được tuyển chọn từ hàng triệu tác phẩm để cho các bạn đọc đấy . Mỗi tác phẩm đều có những vẻ đẹp riêng mà khi đã hiểu rõ thì tự khắc bạn sẽ yêu thích ngay . Ví dụ nhé : trong SGK 12 có tác phẩm Người lái đò sông Đà đã trờ thành " kẻ thù chung " của các học sinh 12 bởi sự cầu kỳ đến rợn người của nhà văn Nguyễn Tuân . ( thú thật vơí các bạn đến hơn nửa học kỳ 2 mình vẫn chưa đọc hết tác phẩm này ) . Nhưng các bạn có biết rằng đó là cả 1 công trình công phu cũng như tâm huyết của nhà văn NT đấy , nghệ thuật trong tác phẩm có thể nói đã đạt đến trình độ hoàn hảo ! đầu tiên mình cực kỳ căm ghét tác phẩm này nhưng sau khi đọc đi đọc lại thì thấy nó cũng hay hay và sau đó thì cực kỳ yêu thích luôn !

2/1 kinh nghiệm để bất kỳ bài văn nào của bạn cũng được đánh giá cao khi người chấm vừa bắt đầu đọc là " mở bài " . Cực kỳ nhiều người xem thường phần mở bài và cho đó là phần " tuỳ hứng " , viết càng hoa lá càng diễn cảm càng tốt . Nhưng xin nói với các bạn 1 điêu : phần mở bài không cần sự hoa mỹ , sự diễn cảm thái quá mà chỉ cần sự đầy đủ những thông tin mà đề bài yêu cầu . Hãy để ý những đáp án môn Văn của Bộ GD bạn sẽ thấy phần mở bài luôn gồm 2 ý và chiếm đến 0.5 điểm của mỗi câu đấy . XIn giới thiệu các bạn 1 cách mở bài tối ưu là : chia phần mở bài làm 2 phần , 1 phần giới thiệu nét chung , fong cách của tác giả và 1 phần giới thiệu chung tác phẩm . Mỗi phần chỉ cần khoảng 3 đến 4 đòng ( 5 dòng càng tốt ) . Đặc biệt trong quá trình cả năm học bạn hãy tự mình chuẩn bị những caí mở bài kiểu này , mỗi tác phẩm làm 1 cái mở bài riêng .
Bởi vì mở bài kiểu này mang tính công thức nên bất cứ bạn nào cũng có thể chủ động chuẩn bị và bạn hãy yên tâm là với mở baì kiểu này bạn luôn ăn hết số điểm mà phần mở bài có thể chiếm ( thường là 0.5 điểm trong ĐH ) . Nếu các bạn muốn lần sau mình sẽ post những mở bài mình đã từng chuẩn bị để tham khảo ) . Ngoài ra phải nói thêm là 2 phần này chia làm 2 đoạn có xuống dòng đàng hoàng chứ hok phải viết liền 1 cục đâu nha . Đây là cách bạn lấy cảm tình đầu tiên với người chấm đấy !

3/ Khi trình bày bất cứ bài văn nào bạn hãy nhớ 1 quy tắc : phải lập dàn ý ! Cho dù là đề bài dễ đến đâu bạn cũng phải lập dàn ý . Tin mình đi bởi đây là điều cực kỳ quan trọng mà không phải học sinh nào cũng nhận thức được . Mình sẽ nêu những lợi ích của việc lập đàn ý nha :
- Giúp bạn định hướng được sẽ viết cái gì , tránh việc lặp ý . lan man mà nếu không lập dàn bài bạn sẽ mắc phải
- Giúp người chấm xác định được hết các ý mà bạn trình bày trong bài ( tránh việc chấm sót ý )
- Giúp bạn chủ động được thời gian làm bài , nếu không bạn sẽ viết cả ngày mà vẫn không thấy thoả mãn đấy )

Lưu ý mỗi ý nhỏ nên chia thành 1 đoạn văn nhỏ , mỗi đoạn không nên dưới 4-5 dòng và không quá 10 dòng . Những người chấm bài thấy chữ đẹp cùng cách trình bày khoa học này sẽ cảm thấy động lòng ngay )

Viết nãy giờ mình mỏi tay rồi các bạn ạ , nếu các bạn muốn thì lần sau online mình sẽ post tiếp những kinh nghiệm bổ ích nhé , Nãy giờ quên khoe với các bạn mình mới đậu ĐH với 8,5 điểm Văn đoá !^^

CHiều theo ý bạn mình sẽ post vài cái mở bài " chuẩn " cho bạn tham khảo nhé "



Sau đây là 1 cái mở bài mà bất cứ đề thi nào về tác phẩm " Vợ chồng A Phủ " bạn cũng có thể sử dụng nè :



Tô Hoài ( 1920 ) là 1 nhà văn tài năng , tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp . Sau cách mạng Tháng Tám nhà văn hướng ngòi bút của mình đến số phận những người dân miền núi nghèo khổ , tủi nhục dưới ách phong kiến và thực dân . Đọc văn của ông ta cảm nhận được 1 tư tưởng nhân đạo sâu sắc cùng tài năng miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy .

" Vợ chồng A Phủ " là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của nhà văn ( 1952 ) , được in trong tập " Truyện Tây Bắc " ( 1953 ) và đạt giải nhất của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955 . Tác phẩm là 1 câu chuyện trữ tình đầy cảm động về 1 đôi nam nữ người Mèo từ lúc còn trong bóng tối của nô lệ đến cuộc đời cách mạng tự do . Từ cuộc đời của 2 nhân vật chính nhà văn cho ta hiểu thêm sức sống tiềm tàng mãnh liệt của các dân tộc miền núi nói chung ......



Kiểu kiểu như thế đấy bạn ạ , hoàn toàn là những kiến thức mà bạn có thể dễ dàng đọc trong SGK hoặc 1 số sách tham khảo . Đó coi như là cái khung cố định của tác phẩm này . Tuỳ theo đề bài yêu cầu cái gì bạn sẽ phải viết thêm 1 tẹo nữa để người chấm biết là bạn đã đọc đề hay chưa ^^



Thêm 1 ví dụ nữa nha , về Hồ CHí Minh chẳng hạn :( các bài thơ )



Nguyễn Ái Quốc-Hồ CHí Minh ( 1890-1967 ) là 1 nhà lãnh tụ vì đại của nước nhà và cũng là 1 nhà văn , 1 nhà thơ lớn . Các tác phẩm của Người dù ở bấy cứ thể loại nào cũng đều rất độc đáo , hấp dẫn và luôn gắn liền với nhân dân , đất nước . Đọc thơ ( văn ) của Người ta luôn cảm nhận được tình cảm sâu sắc của Người với đồng bào , thiên nhiên cỏ cây ( nếu đề bài yêu cầu nói về tính cổ điển và hiện đại thì bạn viết : Thơ ( văn ) của Người là sự kết hợp sâu sắc và tài tình giữa chất cổ điển và hiện đại , giữa lý tưởng và nghệ thuật ....



Tháng 10 - 1943 Bác sang Trụng Quốc để tranh thủ sự Viện trợ của thế giới với Cách Mạng VN . 28-10 Bác bj chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Túc Vinh , Quảng Tây , TQ . Tròng hơn 12 tháng bị giam cầm , tuy chịu nhiều khổ cực nhưng Bác vẫn yêu đời và làm thơ . Hơn 134 ( hình như thế ) bài thơ đã được Bác sáng tác và chép trong 1 cuốn sổ tay có tên " Ngục trung nhật ký "......



Bạn đã hình dung được "công thưc " làm mở bài chưa ? quá đơn giản đúng không nào ? Đầu tiên là bạn phải tìm hiểu 1 số nét nổi bật của các nhà văn nhà thơ ( năm sinh năm mất , fong cách nghệ thuật , các tập thơ nổi tiếng... ) và những nét chung nhất của tác phẩm ( quan trọng nhât là hoàn cảnh sáng tác , in trong tập thơ hay truyện nào , nội dung chính , tư tưởng chính ) . Việc tìm hiểu này không quá khó khăn bởi chúng đều có trong SGK bạn ạ !

Bạn đừng cho rằng việc tìm hiểu thông tin hay chuẩn bị mở bài này là khùng , là thừa thãi ! đó chính là cách bạn tiếp cận tác phẩm 1 cách nhanh nhất đấy , chỉ khi thi xong ĐH các bạn mới nhận ra lợi ích của việc làm này đoá !





4/ Có thể nói vấn đề mà mình sắp nói ra đây là cực kỳ quan trọng mà các bạn nên " ghi tâm khắc cốt " nè "

Đó chính là vấn đề tìm sách tham khảo , sách ôn luyện thi ! Hiện nay sách tham khảo ( STK ) trên thị trường rất nhiều , đủ chủng loại , đủ màu sắc ... Nhưng xin khuyên các bạn 1 lời khuyên chân tình là : chỉ dùng sách của nhà xuất bản Giáo Dục . CÒn lý do vì sao ư ? để lần sau online mình nói típ nha !!
 
Last edited by a moderator:
N

nhung_91

:eek:3bạn ơi post những cái mở bài bạn làm dj cho minh tham khảo với, noi la 1 chuyện lúc làm lại chẳng biết làm thế nào
 
L

luckystar29

cái nì đc àh nha, fải đọc kĩ zà suy nghĩ zì tui cũng tính thi khối D đây nè mà văn thì đoa h làm toàn đ5 ko àh híc híc...
 
N

nhungtri

Xin chào tất cả các bạn !


Mình đang là 1 teenboy 19 tuổi và hiện đang " thất học " , bởi vì chương trình 12 mình đã học xong còn ngày nhập trường Đại học thì mãi đến tháng 9 !^^

Mình vừa trải qua kỳ thi Đại Học mà như mọi người vẫn bảo là " cam go , thử thách " và muốn chia sẻ cho các bạn 1 số kinh nghiệm học khối D ( mình học khối D mừ ), đặc biệt là môn Văn .

Đã như thành 1 điều cố hữu , những học sinh khi lựa chọn theo học khối D thường mang trong mình những đặc điểm sau : " *** Toán , thích học Anh và Văn không đến nỗi nào " ( ngày xưa mình cũng thế mà ). Nói là Văn không đến nỗi nào có nghĩa là các bạn thường có 1 số kỹ năng viết văn nhất định ( trên bình thường 1 tý ) nhưng để nói có 1 phương pháp học tốt thì chưa thật sự có. Sau đây mình sẽ nêu ra 1 số điều lưu ý quan trọng cho các học sinh đang bước sang lớp 12 để có 1 phương pháp học Văn hiệu quả mà không cần cày ngày cày đêm các sách tham khảo !

1/ Điều đầu tiên và cũng là cơ bản nhất là khi tiếp xúc với các tác phẩm bạn phải đọc kỹ nó . Nghe thì quá đơn giản và thừa thãi nhưng có 1 sự thật là rất nhiều học sinh ( có cả những người vừa đi thi đại học ) chưa hề đọc hết các tác phẩm trong SGK . Thường xuyên đọc tác phẩm ( đặc biệt văn xuôi ) sẽ giúp bạn 1 phần gì đó hiểu tác phẩm và đặc biệt những dẫn chứng trong tác phẩm sẽ giúp bạn rất nhiều trong kỳ thi ĐH mà chỉ khi đi thi rồi bạn mới nhận ra .
Mình xin lấy 1 ví dụ đơn giản nha : trong kỳ thi đại học 2008 câu 5 điểm yêu cầu phân tích suy nghĩ và hành động của nhân vật Mỵ đêm cứu A Phủ . Có thể nói đây là 1 trong những đề bài dễ nhất kể từ khi thi chung đến nay . Thế nhưng nếu không đọc kỹ tác phẩm Vợ CHồng A Phủ , đặc biệt đoạn Mỵ cứu A Phủ thì dù bạn có " yêu " Mỵ đến mấy cũng không thể làm được !
Các bạn phải hiểu rằng những tác phẩm naò trong SGK là dở , là nhàm chán cả . Đó đều là những tác phẩm được tuyển chọn từ hàng triệu tác phẩm để cho các bạn đọc đấy . Mỗi tác phẩm đều có những vẻ đẹp riêng mà khi đã hiểu rõ thì tự khắc bạn sẽ yêu thích ngay . Ví dụ nhé : trong SGK 12 có tác phẩm Người lái đò sông Đà đã trờ thành " kẻ thù chung " của các học sinh 12 bởi sự cầu kỳ đến rợn người của nhà văn Nguyễn Tuân . ( thú thật vơí các bạn đến hơn nửa học kỳ 2 mình vẫn chưa đọc hết tác phẩm này ) . Nhưng các bạn có biết rằng đó là cả 1 công trình công phu cũng như tâm huyết của nhà văn NT đấy , nghệ thuật trong tác phẩm có thể nói đã đạt đến trình độ hoàn hảo ! đầu tiên mình cực kỳ căm ghét tác phẩm này nhưng sau khi đọc đi đọc lại thì thấy nó cũng hay hay và sau đó thì cực kỳ yêu thích luôn !

2/1 kinh nghiệm để bất kỳ bài văn nào của bạn cũng được đánh giá cao khi người chấm vừa bắt đầu đọc là " mở bài " . Cực kỳ nhiều người xem thường phần mở bài và cho đó là phần " tuỳ hứng " , viết càng hoa lá càng diễn cảm càng tốt . Nhưng xin nói với các bạn 1 điêu : phần mở bài không cần sự hoa mỹ , sự diễn cảm thái quá mà chỉ cần sự đầy đủ những thông tin mà đề bài yêu cầu . Hãy để ý những đáp án môn Văn của Bộ GD bạn sẽ thấy phần mở bài luôn gồm 2 ý và chiếm đến 0.5 điểm của mỗi câu đấy . XIn giới thiệu các bạn 1 cách mở bài tối ưu là : chia phần mở bài làm 2 phần , 1 phần giới thiệu nét chung , fong cách của tác giả và 1 phần giới thiệu chung tác phẩm . Mỗi phần chỉ cần khoảng 3 đến 4 đòng ( 5 dòng càng tốt ) . Đặc biệt trong quá trình cả năm học bạn hãy tự mình chuẩn bị những caí mở bài kiểu này , mỗi tác phẩm làm 1 cái mở bài riêng .
Bởi vì mở bài kiểu này mang tính công thức nên bất cứ bạn nào cũng có thể chủ động chuẩn bị và bạn hãy yên tâm là với mở baì kiểu này bạn luôn ăn hết số điểm mà phần mở bài có thể chiếm ( thường là 0.5 điểm trong ĐH ) . Nếu các bạn muốn lần sau mình sẽ post những mở bài mình đã từng chuẩn bị để tham khảo ) . Ngoài ra phải nói thêm là 2 phần này chia làm 2 đoạn có xuống dòng đàng hoàng chứ hok phải viết liền 1 cục đâu nha . Đây là cách bạn lấy cảm tình đầu tiên với người chấm đấy !

3/ Khi trình bày bất cứ bài văn nào bạn hãy nhớ 1 quy tắc : phải lập dàn ý ! Cho dù là đề bài dễ đến đâu bạn cũng phải lập dàn ý . Tin mình đi bởi đây là điều cực kỳ quan trọng mà không phải học sinh nào cũng nhận thức được . Mình sẽ nêu những lợi ích của việc lập đàn ý nha :
- Giúp bạn định hướng được sẽ viết cái gì , tránh việc lặp ý . lan man mà nếu không lập dàn bài bạn sẽ mắc phải
- Giúp người chấm xác định được hết các ý mà bạn trình bày trong bài ( tránh việc chấm sót ý )
- Giúp bạn chủ động được thời gian làm bài , nếu không bạn sẽ viết cả ngày mà vẫn không thấy thoả mãn đấy )

Lưu ý mỗi ý nhỏ nên chia thành 1 đoạn văn nhỏ , mỗi đoạn không nên dưới 4-5 dòng và không quá 10 dòng . Những người chấm bài thấy chữ đẹp cùng cách trình bày khoa học này sẽ cảm thấy động lòng ngay )

Viết nãy giờ mình mỏi tay rồi các bạn ạ , nếu các bạn muốn thì lần sau online mình sẽ post tiếp những kinh nghiệm bổ ích nhé , Nãy giờ quên khoe với các bạn mình mới đậu ĐH với 8,5 điểm Văn đoá !^^

CHiều theo ý bạn mình sẽ post vài cái mở bài " chuẩn " cho bạn tham khảo nhé "



Sau đây là 1 cái mở bài mà bất cứ đề thi nào về tác phẩm " Vợ chồng A Phủ " bạn cũng có thể sử dụng nè :



Tô Hoài ( 1920 ) là 1 nhà văn tài năng , tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp . Sau cách mạng Tháng Tám nhà văn hướng ngòi bút của mình đến số phận những người dân miền núi nghèo khổ , tủi nhục dưới ách phong kiến và thực dân . Đọc văn của ông ta cảm nhận được 1 tư tưởng nhân đạo sâu sắc cùng tài năng miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy .

" Vợ chồng A Phủ " là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của nhà văn ( 1952 ) , được in trong tập " Truyện Tây Bắc " ( 1953 ) và đạt giải nhất của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955 . Tác phẩm là 1 câu chuyện trữ tình đầy cảm động về 1 đôi nam nữ người Mèo từ lúc còn trong bóng tối của nô lệ đến cuộc đời cách mạng tự do . Từ cuộc đời của 2 nhân vật chính nhà văn cho ta hiểu thêm sức sống tiềm tàng mãnh liệt của các dân tộc miền núi nói chung ......



Kiểu kiểu như thế đấy bạn ạ , hoàn toàn là những kiến thức mà bạn có thể dễ dàng đọc trong SGK hoặc 1 số sách tham khảo . Đó coi như là cái khung cố định của tác phẩm này . Tuỳ theo đề bài yêu cầu cái gì bạn sẽ phải viết thêm 1 tẹo nữa để người chấm biết là bạn đã đọc đề hay chưa ^^



Thêm 1 ví dụ nữa nha , về Hồ CHí Minh chẳng hạn :( các bài thơ )



Nguyễn Ái Quốc-Hồ CHí Minh ( 1890-1967 ) là 1 nhà lãnh tụ vì đại của nước nhà và cũng là 1 nhà văn , 1 nhà thơ lớn . Các tác phẩm của Người dù ở bấy cứ thể loại nào cũng đều rất độc đáo , hấp dẫn và luôn gắn liền với nhân dân , đất nước . Đọc thơ ( văn ) của Người ta luôn cảm nhận được tình cảm sâu sắc của Người với đồng bào , thiên nhiên cỏ cây ( nếu đề bài yêu cầu nói về tính cổ điển và hiện đại thì bạn viết : Thơ ( văn ) của Người là sự kết hợp sâu sắc và tài tình giữa chất cổ điển và hiện đại , giữa lý tưởng và nghệ thuật ....



Tháng 10 - 1943 Bác sang Trụng Quốc để tranh thủ sự Viện trợ của thế giới với Cách Mạng VN . 28-10 Bác bj chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Túc Vinh , Quảng Tây , TQ . Tròng hơn 12 tháng bị giam cầm , tuy chịu nhiều khổ cực nhưng Bác vẫn yêu đời và làm thơ . Hơn 134 ( hình như thế ) bài thơ đã được Bác sáng tác và chép trong 1 cuốn sổ tay có tên " Ngục trung nhật ký "......



Bạn đã hình dung được "công thưc " làm mở bài chưa ? quá đơn giản đúng không nào ? Đầu tiên là bạn phải tìm hiểu 1 số nét nổi bật của các nhà văn nhà thơ ( năm sinh năm mất , fong cách nghệ thuật , các tập thơ nổi tiếng... ) và những nét chung nhất của tác phẩm ( quan trọng nhât là hoàn cảnh sáng tác , in trong tập thơ hay truyện nào , nội dung chính , tư tưởng chính ) . Việc tìm hiểu này không quá khó khăn bởi chúng đều có trong SGK bạn ạ !

Bạn đừng cho rằng việc tìm hiểu thông tin hay chuẩn bị mở bài này là khùng , là thừa thãi ! đó chính là cách bạn tiếp cận tác phẩm 1 cách nhanh nhất đấy , chỉ khi thi xong ĐH các bạn mới nhận ra lợi ích của việc làm này đoá !





4/ Có thể nói vấn đề mà mình sắp nói ra đây là cực kỳ quan trọng mà các bạn nên " ghi tâm khắc cốt " nè "

Đó chính là vấn đề tìm sách tham khảo , sách ôn luyện thi ! Hiện nay sách tham khảo ( STK ) trên thị trường rất nhiều , đủ chủng loại , đủ màu sắc ... Nhưng xin khuyên các bạn 1 lời khuyên chân tình là : chỉ dùng sách của nhà xuất bản Giáo Dục . CÒn lý do vì sao ư ? để lần sau online mình nói típ nha !!


trời, anh nói hay quá, em sẽ học tập theo cak' này, cảm ơn anh nhìu lắm;)
 
Top Bottom