Kim Vân Kiều truyện

H

hmn_96

Last edited by a moderator:
S

s0cbay_kut3

Kim Vân Kiều thì mình chỉ mới đọc được một vài đoạn trích ứng với các đoạn trích đã và sẽ được học thôi, còn cả truyện thì mình vẫn chưa đọc được.
 
S

s0cbay_kut3

@ chị Tôm: cảm ơn chị đã nhắc nhở em. :)

Em thấy trong đường link chị dẫn hình như đâu phải là truyện Kim Vân Kiều, đấy là phần lược giải về truyện thôi ạ.
 
S

s0cbay_kut3

Đoạn trích giới thiệu chị em Thúy Vân, Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện.

Hồi 1: "Vô tình hay hữu tình; bên đường viếng mả Đạm Tiên. Hữu duyên hay vô duyên, bỗng dưng gặp chàng Kim Trọng"

Khoảng năm Gia Tĩnh nhà Minh, ở thành Bắc Kinh, có nhà Vương Viên Ngoại tên là Lưỡng Tùng, tự là Tử Trinh, vợ họ Hà, hai vợ chồng cùng hiền hậu, gia sản vào hạng trung bình, sinh hạ được hai con gái đầu lòng và một cong trai út tên gọi là Vương Quan, cậu cũng theo đòi nghiệp nho. Con gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ hai là Thúy Vân, hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì và giỏi thơ phú. Riêng phần Thúy Kiều lại có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là ngón Hồ Cầm.

Thúy Vân thì trời phú cho cái tính điềm đạm, nên thấy chị quá say mê HỒ Cầm, thường can gián chị rằng: món âm nhạc đâu phải công việc của bọn khuê phòng, sợ khi tai tiếng ra ngoài thì cũng bất nhã....

Kể ra Vân nói cũng có lí đấy. Nhưng với tính tình của Kiều thì không cho là đúng, lại còn sáng tác ra khúc " Bạc mệnh oán" để phả vào đàn, mỗi khi dạo lên nghe rất não ruột, khiến người bên cạnh ứa lệ rơi châu...
 
S

s0cbay_kut3

Đoạn trích tả lại cảnh Thúy Kiều gặp Kim trọng

Hồi 1: "Vô tình hay hữu tình; bên đường viếng mả Đạm Tiên. Hữu duyên hay vô duyên, bỗng dưng gặp chàng Kim Trọng"

... Đương lúc chị em dùng dằng nửa ở nửa về, thì bỗng nghe tiếng nhạc vàng từ phía xa xa. Một chàng nho sĩ cưỡi ngựa tiến đến. Vương Quan nhận thấy là bạn đồng song, nhưng không biết chàng đó đã dụng tâ, theo dõi nên mới vội vàng bảo chị: Này Kim Kha đã lại đến kìa, các chị hãy nên tạm lánh.

Thúy Kiều thấy em nói vậy, vội lánh sang phía sau mộ nhưng vẫn liếc trộm dung nha, thấy Kim là người phong lưu tuấn tú. Còn Kim Trọng khi đến trước mộ, vội vã xuống ngựa vái chào Vương Quan, rồi làm ra vẻ tự nhiên hỏi chuyện: Này Hải Vọng (biệt hiệu của Vương Quan) tông huynh cớ sao lại đến chỗ này? còn như tiểu đệ chỉ vì hâm mộ thanh giá Đạm Tiên ngày trước nên mới qua đây, thành ra được gặp, thực là may mắn. Vậy chẳng biết hai vị nữ nhi khác đi cùng với Vương huynh là chỗ thân thích thế nào?

Quan đáp: Thưa đại huynh, đó là hai chị ruột của đệ.

Kim Trọng: Ô! nếu là chị ruột thì đệ đây với huynh là chỗ anh em bạn thiết, nhẽ đâu lại không tới chào? Vậy phiền anh thông báo trước cho.

Vương Quan từ chối không tiện, đành phải quay lại lối sau mộ, nói để hai chị hay. Nhưng Kim Trọng không đợi trả lời, cũng theo sát ngay Vương Quan, thành ra các cô không kịp tránh, đành phải đứng lại để Kim Trọng cúi đầu thi lễ.

Riêng phần Kim Trọng, Trong khi cúi chào hai ả, cậu trộm liếc dong quang thấy Kiều thì lông mi lá liễu má dài, đôi mắt lóng lánh như ngọc, nét mặt như làn thu thủy, màu da như sắc hê đào.

Còn Thúy Vân thì cũng đẹp, nhưng đẹp bằng cách đoan trang đầy đặn. Cái đẹp thiên nhiên không sao tả nổi. Cái đẹp của hai chị em ấy làm cho chàng mêm mẩn tâm hồn. Ngay từ giờ phút ấy chàng đã nhẩm trong dạ rằng: Nếu không lấy được hai cô gái này, thì trọn đời quyết chẳng lấy ai.

Bản tâm của chàng lúc ấy chỉ muốn kéo dài câu chuyện để hướng thêm chút thì giờ, nhưng sợ chàng Vương không tiện đứng lâu, nên phải ngỏ lời từ biệt. Và ngay lúc ấy Vương Viên Ngoại cũng vừa cho người đến đón, cả ba chị em lập tức lên kiệu quay về. Còn chàng Kim thì cũng lên ngựa rẽ đi ngả khác...
 
B

bengoc5

theo mình biết thì Kim Vân Kiều truyện cũng gần giống Truyện Kiều thui : các việc chính, các vai nói đến trong truyện Kiều đều có cả trong cuốn tiểu thuyết Tàu
mà Truyện Kiều có sáng tạo hơn: ND sắp đặt nhiều việc một cách khác để cho hợp lý hơn hoặc để tránh sự trùng điệp; ông thay đổi nhiều điều tiểu tiết để tả cảnh ngộ hoặc tình hình các vai trong truyện một cách rõ rệt hơn; ông lại bỏ đi nhiều chỗ thô tục (như đoạn kể rõ "vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề") và nhiều đoạn rườm, thừa, không bổ ích cho sự kết cấu câu chuyện.
 
S

s0cbay_kut3

theo mình biết thì Kim Vân Kiều truyện cũng gần giống Truyện Kiều thui : các việc chính, các vai nói đến trong truyện Kiều đều có cả trong cuốn tiểu thuyết Tàu
mà Truyện Kiều có sáng tạo hơn: ND sắp đặt nhiều việc một cách khác để cho hợp lý hơn hoặc để tránh sự trùng điệp; ông thay đổi nhiều điều tiểu tiết để tả cảnh ngộ hoặc tình hình các vai trong truyện một cách rõ rệt hơn; ông lại bỏ đi nhiều chỗ thô tục (như đoạn kể rõ "vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề") và nhiều đoạn rườm, thừa, không bổ ích cho sự kết cấu câu chuyện.


Không những thế, sự sang tạo của Nguyễn Du còn được thể hiện ở nhiều mặt nữa kìa. (vào đây để xem vấn đề này đã được thảo luận: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=110649
 
H

haidang96

cái Kim Vân Kiều truyện này mình có, đã đọc và thấy nó có cốt truyện = nhau nhưng tính cách thì # nhau
Nhất là cái đoạn Báo ân Báo oán , kiều hiện lên là 1 con người Xấu xa tàn bạo. Còn cái lần sau khi bị sở khanh lừa, Tú bà dạy cho kiềunhững cái mánh tiếp khách đọc kinh hồn
Nhưng những cái phần mà khúc ngâm thì đủ hết
 
Top Bottom