Văn 9 Kiều ở lầu Ngưng Bích

Minh Tín

Học sinh tiến bộ
Thành viên
22 Tháng mười 2017
1,221
693
166
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

upload_2020-10-9_20-22-32.png
1) Nêu vị trí của đoạn thơ trên trong Truyện Kiều?
2) Nguyễn Du tả cảnh theo trình tự như thế nào? Theo em, trình tự ấy có tác dụng gì?
3) Giải thích từ "Buồn trông"
4) Viết 1 đoạn văn khoảng 30 dòng, phân tích nghệ thuật tả cảnh đặc sắc của Nguyễn Du?
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
View attachment 166452
1) Nêu vị trí của đoạn thơ trên trong Truyện Kiều?
2) Nguyễn Du tả cảnh theo trình tự như thế nào? Theo em, trình tự ấy có tác dụng gì?
3) Giải thích từ "Buồn trông"
4) Viết 1 đoạn văn khoảng 30 dòng, phân tích nghệ thuật tả cảnh đặc sắc của Nguyễn Du?
Câu 1:
Đoạn thơ trên nằm ở phần 2 của Truyện Kiều: Gia biến và lưu lạc
Câu 2:
Nguyễn Du tả cảnh theo trình tự: từ xa tới gần
Tác dụng: diễn đạt nỗi buồn từ man mác đến lo âu, kinh sợ của Thúy Kiều, cho thấy tai hoạ đang đến nơi nàng ngày một gần
Câu 3:
"Buồn trông" là buồn bã nhìn ra xa, trông ra tứ phía nhưng trông mà vô vọng
Câu 4:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tám câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
- Phân tích, bình luận
+ Đây là đoạn thơ được xem là kiểu mẫu trong lối thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển, thể hiện tài năng tả cảnh đặc sắc của Nguyễn Du
+ Tác giả sử dụng thật tài tình điệp ngữ "Buồn trông..." tạo ra hiệu quả nghệ thuật lớn. Buồn mà trông ra tứ phía, nhưng trông mà vô vọng. Điệp từ này vang lên như điệp khúc ngày càng tăng dần lên, lớp lớp vô vọng, vô tận.
+ Tám câu thơ với bốn cặp câu, mỗi cặp câu là một ẩn dụ cho một cảnh, một tâm trạng diễn tả những nỗi buồn khác nhau
  • Cảnh một:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể mênh mông gợi ra cảnh ngộ cô đơn của Kiều, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết trong lòng người con "bơ vơ nơi đất khách".
  • Cảnh hai:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Hình ảnh ẩn dụ cánh hoa trôi giữa dòng và câu hỏi tu từ "biết là về đâu" gợi ra thân phận lệnh đênh vô định của Kiều. Ta cảm nhận được nàng giống như cánh hoa kia trôi giữa dòng đời đen bạc, sẽ chẳng biết sẽ trôi về đâu.
  • Cảnh ba:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Đến đây không phải là cỏ non xanh như trong tiết thanh minh ở "Cảnh ngày xuân" mà là "cỏ rầu rầu", cỏ đã nhuốm màu tâm trạng. Nhìn sắc cỏ, ta có thể thấy được sự đồng điệu với thân phận Kiều lúc này. Cỏ rầu rầu cùng với màu xanh xanh, sắc xanh héo úa, mịt mù trải dài từ mặt đất đến chân mây gợi ra nỗi chán ngán, hiện ra một tương lai mịt mù, vô định phía trước.
  • Cảnh bốn:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sống vây quanh ghế ngồi

Cái âm thanh "ầm ầm tiếng sóng" ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống cuộc đời Kiều. Từng lớp sóng thật hãi hùng, ghê sợ. Vì thế mà Kiều lo sợ, kinh hãi và tuyệt vọng.
+ Nghệ thuật: Hệ thống từ láy tăng nghĩa nhằm diễn tả nỗi buồn tăng lên lớp lớp. Cảnh được miêu tả từ xa tới gần, âm thanh từ tĩnh tới động nhằm diễn đạt nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu và kinh sợ của Thúy Kiều.
- Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật tám câu cuối, giá trị của đoạn thơ đối với tổng thể bài thơ, cảm nghĩ bản thân
 
Top Bottom