- 14 Tháng mười một 2015
- 4,677
- 7,748
- 879
- 20
- Hà Nội
- THCS Mai Dịch
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi, ngoài việc phải nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán lớp 12 cơ bản bạn cần làm thật nhiều dạng toán, học cách trình bày thật tốt. Để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi, ngoài việc phải nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán lớp 12 cơ bản bạn cần làm thật nhiều dạng toán, học cách trình bày thật tốt. Tuy năm nay Bộ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Toán với 50 câu hỏi có nội dung ôm trọn kiến thức lớp 12 nhưng thí sinh cũng không nên ôn tập một cách dàn trải không có chọn lọc mà cần xác định các kiến thức trọng tâm môn Toán chính cần nắm. Cụ thể như sau:
Những phần kiến thức trọng tâm môn Toán nhất định bạn phải nắm chắc.
Kiến thức trọng tâm môn Toán phần Đại số
1. Khảo sát hàm số
Kiến thức trọng tâm môn toán đầu tiên là phần khảo sát hàm số. Đây là phần dễ kiếm điểm nhất trong đề thi môn toán, phần này các bạn không nên tập trung quá nhiều thời gian vì nó rất dễ là phần kiếm điểm cho thí sinh. Ngoài phần vẽ hình thì câu hỏi cực trị thường trong các năm gần đây sẽ ra rất dễ nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Các bạn nên làm thật nhiều vì trong phần cực trị kĩ năng biến đổi rất dễ khiến cho các bạn bị bối rối nên hãy bình tĩnh khi làm phần này. Nếu có thời gian bạn có thể làm thêm một số bài toán khó, còn không dành thời gian cho kiến thức khác vì phần này dễ nên không đòi hỏi độ khó cao.
2. Phương trình Lượng Giác
Nếu cuối năm lớp 10 bạn nào tập trung học được phần này thì đó sẽ là một lợi thế cực lớn, nhưng cũng không có gì quá là lo lắng vì ở phần này kĩ thuật khó nhất trong lượng giác sẽ là kĩ thuật biến đổi và tư duy công thức hãy tập trung biến đổi thật nhiều, học thuộc các công thức lượng giác, tập tư duy và biến đổi giữa các công thức với nhau làm thật nhiều bài toán.
3. Xác xuất và tổ hợp
Lúc học thì các bạn sẽ thấy phần này rất khó nhưng thực ra trong các đề thi các năm gần đây thì nó lại khá là dễ. Bạn nên dành ra ít thời gian để làm thêm về phần này hãy học cách ứng dụng phần này bạn không cần phải làm quá nhiều hãy cẩn thận đọc kĩ đề bài bạn tư duy đúng hướng còn phần tính toán rất ít khi sai.
4. Tích phân và Đạo hàm
Qua đề thi các năm thì ta thấy được tích phân không phải là một phần thi quá khó, khá vừa sức với thí sinh, hãy có thói quen sử dụng máy tính để kiểm tra kết quả để các bạn có thể biết và kiểm tra lỗi sai. Ngoài ra trong các năm gần đây đề thi đã thêm phần tính tích phân bằng phương pháp hình học nhưng thực sự đây cũng là một phần rất dễ.
5. Phương trình Logarit
Cũng như lượng giác Logarit cũng cần đòi hỏi công thức và biến đổi nhiều nhưng thường trong đề thi sẽ dễ hơn rất nhiều so với lượng giác. Hãy chú ý cách trình bày và tính toán cẩn thận.
6. Hệ phương trình và bất phương trình
Để đạt một số điểm cao hơn trong đề thi đại học thì đây là phần giúp cho bạn đạt đến mức điểm 8,9. Bạn phải nắm được các quy tắc làm bài, ngoài việc ôn tập trên lớp thì nên dành nhiều thời gian cho phần này nếu như bạn muốn đạt cao. Đây là một phần không hề cơ bản đòi hỏi bạn phải có tư duy tốt. Vậy chỉ có cách làm thật nhiều để nâng cao tư duy cho bạn.
7. Bất đẳng thức
Thực sự thì phần thi bất đẳng thức là một phần thi rất khó, thường thì người làm sẽ bỏ qua phần này, nhưng các bạn đừng quá lo lắng hãy học với khao khát và đam mê bạn sẽ thành công, các bạn nên tìm hiểu và ứng dụng tốt 2 bất đẳng thức Cauchy và Bunhiacopxki, và ứng dụng phương pháp hàm số để giải quyết bài toán, hãy tham khảo lời giải từ đó giúp bạn hình thành thói quen để xử lý tốt các bài toán. Nếu thực sự bất đẳng thức quá phức tạp với bạn thì bạn không nên dành quá nhiều thời gian để ảnh hưởng tới các phần khác khiến bài làm không tốt.
Kiến thức trọng tâm môn Toán phần Hình học
1. Hình học không gian
Thường hình không gian sẽ không quá sức đối với thí sinh, trong các năm gần đây hình không gian thường rất dễ kể cả phần tính khoảng cách. Các bạn cần chú ý ghi lại những bài toán điển hình, những dấu hiệu đặc biệt để nhận dạng, cần hệ thống kiến thức bằng cách sử dụng bảng biểu, lược đồ…
2. Hình học phẳng
Phần hình học phẳng có mức độ khó tương tự với phần hệ phương trình, ôn tập kĩ tính chất cơ bản của các đường hay gặp trong tam giác như đường cao, trung tuyến, phân giác, trung trực... và kĩ năng cơ bản xử lý các hình 4 cạnh như hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình bình hành. Các tính chất tiếp tuyến của đường tròn, cát tuyến của đường tròn. Các tính chất liên quan đến đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp tam giác. Luyện tập kĩ càng các dạng toán về tìm điểm có thể liên quan tam giác, tứ giác, đường tròn, elip... nên xem thêm sách tham khảo để tham khảo thêm các dạng toán nâng cao nếu bạn có thời gian. Trên đây là một số nội dung kiến thức trọng tâm môn toán 12, chúc các bạn ôn tập thật tốt.
Những phần kiến thức trọng tâm môn Toán nhất định bạn phải nắm chắc.
Kiến thức trọng tâm môn Toán phần Đại số
1. Khảo sát hàm số
Kiến thức trọng tâm môn toán đầu tiên là phần khảo sát hàm số. Đây là phần dễ kiếm điểm nhất trong đề thi môn toán, phần này các bạn không nên tập trung quá nhiều thời gian vì nó rất dễ là phần kiếm điểm cho thí sinh. Ngoài phần vẽ hình thì câu hỏi cực trị thường trong các năm gần đây sẽ ra rất dễ nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Các bạn nên làm thật nhiều vì trong phần cực trị kĩ năng biến đổi rất dễ khiến cho các bạn bị bối rối nên hãy bình tĩnh khi làm phần này. Nếu có thời gian bạn có thể làm thêm một số bài toán khó, còn không dành thời gian cho kiến thức khác vì phần này dễ nên không đòi hỏi độ khó cao.
2. Phương trình Lượng Giác
Nếu cuối năm lớp 10 bạn nào tập trung học được phần này thì đó sẽ là một lợi thế cực lớn, nhưng cũng không có gì quá là lo lắng vì ở phần này kĩ thuật khó nhất trong lượng giác sẽ là kĩ thuật biến đổi và tư duy công thức hãy tập trung biến đổi thật nhiều, học thuộc các công thức lượng giác, tập tư duy và biến đổi giữa các công thức với nhau làm thật nhiều bài toán.
3. Xác xuất và tổ hợp
Lúc học thì các bạn sẽ thấy phần này rất khó nhưng thực ra trong các đề thi các năm gần đây thì nó lại khá là dễ. Bạn nên dành ra ít thời gian để làm thêm về phần này hãy học cách ứng dụng phần này bạn không cần phải làm quá nhiều hãy cẩn thận đọc kĩ đề bài bạn tư duy đúng hướng còn phần tính toán rất ít khi sai.
4. Tích phân và Đạo hàm
Qua đề thi các năm thì ta thấy được tích phân không phải là một phần thi quá khó, khá vừa sức với thí sinh, hãy có thói quen sử dụng máy tính để kiểm tra kết quả để các bạn có thể biết và kiểm tra lỗi sai. Ngoài ra trong các năm gần đây đề thi đã thêm phần tính tích phân bằng phương pháp hình học nhưng thực sự đây cũng là một phần rất dễ.
5. Phương trình Logarit
Cũng như lượng giác Logarit cũng cần đòi hỏi công thức và biến đổi nhiều nhưng thường trong đề thi sẽ dễ hơn rất nhiều so với lượng giác. Hãy chú ý cách trình bày và tính toán cẩn thận.
6. Hệ phương trình và bất phương trình
Để đạt một số điểm cao hơn trong đề thi đại học thì đây là phần giúp cho bạn đạt đến mức điểm 8,9. Bạn phải nắm được các quy tắc làm bài, ngoài việc ôn tập trên lớp thì nên dành nhiều thời gian cho phần này nếu như bạn muốn đạt cao. Đây là một phần không hề cơ bản đòi hỏi bạn phải có tư duy tốt. Vậy chỉ có cách làm thật nhiều để nâng cao tư duy cho bạn.
7. Bất đẳng thức
Thực sự thì phần thi bất đẳng thức là một phần thi rất khó, thường thì người làm sẽ bỏ qua phần này, nhưng các bạn đừng quá lo lắng hãy học với khao khát và đam mê bạn sẽ thành công, các bạn nên tìm hiểu và ứng dụng tốt 2 bất đẳng thức Cauchy và Bunhiacopxki, và ứng dụng phương pháp hàm số để giải quyết bài toán, hãy tham khảo lời giải từ đó giúp bạn hình thành thói quen để xử lý tốt các bài toán. Nếu thực sự bất đẳng thức quá phức tạp với bạn thì bạn không nên dành quá nhiều thời gian để ảnh hưởng tới các phần khác khiến bài làm không tốt.
Kiến thức trọng tâm môn Toán phần Hình học
1. Hình học không gian
Thường hình không gian sẽ không quá sức đối với thí sinh, trong các năm gần đây hình không gian thường rất dễ kể cả phần tính khoảng cách. Các bạn cần chú ý ghi lại những bài toán điển hình, những dấu hiệu đặc biệt để nhận dạng, cần hệ thống kiến thức bằng cách sử dụng bảng biểu, lược đồ…
2. Hình học phẳng
Phần hình học phẳng có mức độ khó tương tự với phần hệ phương trình, ôn tập kĩ tính chất cơ bản của các đường hay gặp trong tam giác như đường cao, trung tuyến, phân giác, trung trực... và kĩ năng cơ bản xử lý các hình 4 cạnh như hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình bình hành. Các tính chất tiếp tuyến của đường tròn, cát tuyến của đường tròn. Các tính chất liên quan đến đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp tam giác. Luyện tập kĩ càng các dạng toán về tìm điểm có thể liên quan tam giác, tứ giác, đường tròn, elip... nên xem thêm sách tham khảo để tham khảo thêm các dạng toán nâng cao nếu bạn có thời gian. Trên đây là một số nội dung kiến thức trọng tâm môn toán 12, chúc các bạn ôn tập thật tốt.