Vật lí 7 Kiến thức bài Cường độ dòng điện

Tín Phạm

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
449
1,696
161
Quảng Ngãi
Thcs Hành Thuận
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tóm tắt SGK
1. Cường độ dòng điện
- Số chỉ của ampe kế mắc trong 1 mạch điện là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch đó. Dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn
- Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe kí hiệu A
Để đo dòng điện có cường độ nhỏ hơn, người ta dùng đơn vị miliampe kí hiệu là mA
Cách đổi đơn vị:
1A= 1000 mA
1mA = 0,001 A
2. Ampe kế
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện
Trên mỗi Ampe kế đều có ghi chữ A hoặc mA
Mỗi Ampe kế đều có giới hạn đó ( GHĐ) và độ chia nhỏ nhất( ĐCNN) nhất định nào đó
Khi mắc Ampe kế vào mạch điện cần chú ý mắc núm có dấu(+) với cực đường của nguồn điện, núm có dấu(-) về phía cực âm của nguồn điện và điều chỉnh kim của Ampe kế về số không trước khi sử dụng
3. Đo cường độ dòng điện
Để đo cường độ dòng điện, ta lựa chọn Ampe kế có GHĐ phù hợp rồi mắc liên tiếp với Ampe kế với vật dẫn cần đo theo đúng quý định về cách nối dây vào các núm của Ampe kế

Mở rộng kiến thức
1. Các ampe kế nói đến trong bài này được thiết kế trên cơ sở tác dụng từ của dòng điện
Trong ampe kế có 1 nam châm gắn cố định vào vỏ dụng cụ 1 cuộn dây dẫn quay tròn được quanh trục nó. Khi dòng điện đi qua thì cuộn dây trở thành 1 nam châm điện, và tác dụng từ giữa nó và nam châm cố định làm cho nó quay đi. Dòng điện càng mạnh thì cuộn dây quay càng nhiều và 1 cái kim gắn với cuộn dây chỉ ra trên bảng chia cường độ dòng điện của dòng điện
2. Chiều quay của cuộn dây dẫn phụ thuộc chiều dòng điện đi qua nó. Vì vậy nếu mắc ampe kế không đúng chiều thì kim của ampe kế sẽ quay ngược, không chỉ được cường độ dòng điện. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể làm giảm độ chính xác của ampe kế
3. Nếu cường độ dòng điện cần đó vượt quá GHĐ của ampe kế, kim sẽ vượt quá vạch chia độ. Tình trạng này nếu kéo dài cũng có thể làm giảm độ chính xác của ampe kế
Nếu cường độ dòng điện cần đo là quá lớn, khi đi vào ampe kế tác dụng nhiệt của nó sẽ làm cho sợi dây nóng lên và ampe kế cũng nóng lên theo. Nếu tình trạng này kéo dài, ampe kế có thể bị cháy, hỏng
4. Các ampe kế mô tả ở trên chỉ dùng được để đo cường độ của các dòng điện 1 chiều. Muốn đo cường độ của dòng điện xoay chiều, phải dùng ampe kế loại khác
Vì vậy không được dùng ampe kế trong phòng thí nghiệm trường học để mắc vào mạch điện gia đình
Mình mong bài viết này có ích với các bạn :D
 
Top Bottom