Kiểm tra văn học

Z

zorrono1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình sắp kiểm tra văn 1 tiết rồi, mọi người giúp mình nhé!

1. Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ
2. Những hình ảnh ẩn dụ ( mặt trời, vầng trăng, tràng hoa) trong bài thơ Viếng lăng Bác đã có tác dụng ntn trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và của mọi người đối với Mr.Hồ
3. Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương đã thể hiện tình cảm, suy nghĩa gì về quê hương, dân tộc.

Cảm ơn nhiều!
 
M

meoconnhinhanh97

3. Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương đã thể hiện tình cảm, suy nghĩa gì về quê hương, dân tộc.
mỗi con ng sinh ra đều đk đỡ nâng,đk ủ ấp bên mỗi cội nguồn riêng.vì vậy cội nguồn từ lâu luôn là hình ảnh thiêng liêng để mỗi chúng ta nhớ đến và tìm về.tại sao vậy? đơn giản thôi,bởi lẽ nó chính là nơi lắng đọng hạnh phúc,là điểm tự cho chúng ta để mỗi ng có đủ bản lĩnh tự tin bước vào con đg đời đầy chông gai.là một con ng lớn lên trong lòng của quê hương,y phương đã cho mình troi trong dòng cảm xúc để rồi viết nên những dòng thơ nhẹ nhàng đầy sâu lắng ''nói vs con'' như mang đậm trong ta nhiều suy nghĩ về gia đình quê hương_ cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con ng
như một lẽ tự nhiên ,mỗi đứa trẻ khi đk mở mắt nhìn thấy ánh hào quang của mặt trời đều đk ôm ấp trong vòng tay yêu thương của bố mẹ.và cũng xuất phát từ trái tim yêu con của 1 ng cha,tác giả đã khẳng định gia đình chính là cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của mỗi con ng
chân phải bước tới cha
chân trái bước tới mẹ
1 bước chạm tiếng nói
2 bước tới tiếng cười
từng câu thơ vang lên như mang 1 nỗi hp vô bờ.con sinh ra là niềm vui sướng tột cùng của cha mẹ bởi vì con chính là kết quả của tình yêu nồng nàn giữa bố và mẹ.đoạn thơ cho ta cảm nhận đk từng bước chân của đứa trẻ như vẫn còn non nớt,không chắc chắn_bước chân của lứa tuổi còn chập chững tập đi.từng bước đi của đứa trẻ như đang gieo vào trái tim bố mẹ một sự hp vô bờ.nó càng cho ta cảm nhận đk từng bước đi của con luôn có bố mẹ theo sát,sự lơn lên trưởng thành của con luôn có ánh mắt và tâm hồn của bố mẹ dõi theo.dẫu bước đi đó còn yếu đuối,còn biết bao khó khăn phía trước thì tình yêu của bố mẹ sẽ lan tỏa trong không gian,bám vào từng dấu chân con đi để bảo vệ động viên trên từng bước đg trưởng thành của con.một lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng mà đầy niềm kì vọng về con,y phương đã gợi trong tâm trí con và cả chúng ta một chân lí tự nhiên,gia đình luôn là cái nôi đầu tiên của mỗi ng.ta đk ôm ấp trong vòng tay của bố mẹ_ta hp.chắc chắn vậy! còn gì hp hơn khi sau lưng mình luôn có trái tim của gđ dõi theo dẫu khó khăn,daaxi chông gai ta vẫn tin rằng cái nôi yêu thương đó sẽ là bệ đỡ đầu tiên giúp ta vượt qua.
gia đình là mái ấm nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta,nhưng chỉ vậy là chưa đủ! để bước từng bước vững chắc trên con đg đời lắm gian lao,tâm hồn con người cũng không thể thiếu vắng vòng tay yêu thương đầy dịu ngọt của quê hương.bằng tình yêu quê hương tha thiết ,y phương đã để mỗi bạn đọc trôi trong từng trang giấy của ông để rồi nhận ra rằng quê hương chính là cội nguồn sinh dưỡng thứ 2 của mỗi con người
ng đồng mình yêu lắm con ơi
đan lờ cài nan hoa
vách nhà ken câu hát
rừng cho hoa
con đg cho những tấm lòng
hình ảnh quên hương đk hiện lên thật dịu dàng qua hình tượng ng đồng mình.cuộc sống của quê hương của con ng như mang bao niềm vất vả,khó nhọc nhưng ẩn đằng sau đó lại là những tiếng cười giản dị mà thân quen.quê hương miền núi dẫu còn biết bao thiếu thốn,còn biết bao khó khăn về vật chất để rồi con ng tưởng như ''thô sơ'' nhưng vượt lên trên dòng chảy khó khăn ấy,con ng_ng đồng mình vẫn tỏa sáng những tâm hồn k hề nhỏ bé.đó là những con ng cần cù tài hoa,vui tươi yêu đời trước cuộc sống hối hả quay cuồng vô tận.không đơn giản mà y phương nói với con như vậy.người dồng mình như một vẻ đjep của quê hương.dẫu thô sơ dẫu giản dị nhưng họ chính là những ng dệt nêm bao truyền thống đáng trân trọng cho quê hương.chính họ đã xây đắp cho quê hương 1 vẻ đẹp không hề trộn lẫn để mỗi con ng thương yêu tự hào và nhớ về.từ sự ngợi ca 1 cách nhiệt tình ấy,người cha y phương dường như đang dần từng bước đư cảm xúc của mình len vào từng góc nhỏ trái tim con để con hiểu rằng, con lớn lên trong vòng tay quê hương tươi đẹp lớn lên trong bầu trời đầy rình nghĩa giữa những con ng lao động tài hoa và yêu đời.không chỉ là gia đình,quê hương đã gieo cho con những tình cảm cảm xúc và cái nhìn về cuộc đời này.chính nơi đây đã đưa tâm hồn con sang 1 mảng màu mới,dạy con biết sống,biết nhìn cuộc sống biết trân trọng cuộc sống để rồi biết yêu thương.vì vậy,quê hương luôn là bến đỗ bình yên cuối cùng cho cuộc đời mỗi con người
''cuộc nc vs con '' của y phương thấm sâu trong từng trang sách vở như đi vào tâm hồn ng đọc 1 cách tự nhiên mà sâu lắng.tác giả đã cho ta nhận ra cáh cửa đầu tiên của cuộc đời mỗi con ng:gia đình và quê hương.ta lớn lên trong mái ấm thân thương của gia đình,ta lớn lên trong dòng chảy quê hương tươi đẹp.tất cả đã dệt nên tâm hồn ta 1 con ng.là những gitoj nước còn quá bé nhỏ,mỗi con ng chúng ta khi sinh ra còn lắng những cảm giác sợ sệt,bỡ ngỡ nhưng chính cội nguồn ngập tràn nắng ấm đó đã nâng bước chân ta vững hơn trên con đg đời.đường đời còn lắm những chông gai đổi thay vô tận,con ng l đững giữa dòng đời luôn nhỏ bé vô định nhưng mỗi chúng ta có gia đình có quê hương xẽ bảo vệ sẽ dẫn lối cho ta bước đi,nhìn nhận những sự đổi thay đó để rồi vững vàng hơn đón nhận...cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con ng luôn là cái nôi dịu nhẹ hòa lắng trong tiếng đu đẩy của cuộc đời đưa bước chân con người thêm cao thêm vững chắc hơn
.từ đây ta càng biết trân trọng biết ơn cái nôi nuôi dường tâm hồn mình.hãy biết trân trọng vì nếu không có gia đình quê hương thì bạn hay tôi cũng k thể có đủ tự tin,đủ can đảm để đối diện vs cuộc sống như ngày hôm nay.quê hương và gia đình mãi là ngọn gió ấm áp sưởi ấm tâm hồn mỗi con ng làm nên trái tim biết yêu thương cho mỗi chúng ta.vậy bạn và tôi hãy cùng nhau trân trọng tự hào về cội nguồn sinh dưỡng của
mình
@@: các câu còn lại làm sau nhá b-(
mỏi tay quá :(
 
N

ngobin3

1/ Mở bài

Tố Hữu – nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải – đã viết trong bài “Một khúc ca xuân” những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Đó là “lặng lẽ dâng cho đời”. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam.

Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm nào, hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. Chúng ta có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng khuâng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là một Thanh Hải sống cho thơ và sống cho đời.

Thân bài

Giới thiệu chung

Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời mình đã bước vào cuối đông, nhà thơ vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời.

Phân tích

Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.

Một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Một màu tím thật gợn nhẹ như màu tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc hay như những tà áo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của những cô gái Huế. Cảm xúc về mùa xuân mở ra thật ngỡ ngàng, bất ngờ, không gian như tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, thánh thoát hơn:

“Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.


Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế hơn nhờ dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc trưng xứ Huế. Một từ “Ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi” đứng sau động từ “hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của Huế vào nhạc điệu của thơ. Từ “giọt” được hiểu theo rất nhiều nghĩa: có thể là “giọt nắng bên thềm”, giọt mưa xuân, giọt sương sớm hay cả tiếng hót của những chú chim chiền chiện. Nhưng đối với khung sắc trời xuân thì giọt xuân càng làm tăng thêm vẻ đẹp và sự quyến rũ của nó. Một từ “hứng” cũng đủ diễn tả sự trân trọng của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trời, của sông, của chim muông hoa lá; đồng thời cũng thể hiện cảm xúc trọn vẹn của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”, biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm:

“Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao…”

Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ.
Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp:

“Đất nước bốn ngàn năm
Vất và vào gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”


Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.
Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết:

“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”

Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao xuyến”.
Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.

Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.

Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Đánh giá chung
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.
 
N

ngobin3

2/ Viễn Phương là một nhà thơ có tiếng, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền nam từ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ hay nhưng đặc sắc nhấ là bài “viếng lăng bác”. Bài thơ được sáng tác trong thời gian sau khi cuộc kháng chiếc chống mĩ kết thúc thắng lợi, dất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương vinh dự ra thăm miền bắc, vào lăng viếng bác. Với niềm xúc động sâu sắc và lòng thành kính của mình, nhà thơ đã cho ra đời bài thơ “ viếng lăng bác” và được in trong tập thơ”Như mây mùa xuân”.
ở khổ thơ đầu, nội dung chính là cảm xúc của tác giả trước cảnh vật ngoải lăng bác.
“ Con ở miền nam ra thăm lăng bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
Khi tác giả từ miền Nam ra Hà Nội thăm bác, ông đã có một lời giới thiệu thật gọn” Con ở miền Nam ra thăm lăng bác”, Viễn Phương đã thể hiện lòng thành kính của mình đối với Bác qua từ” con” và địa danh nơi t/g sinh sống”niềm nam”lại càng làm nổi bật sự xúc động dạt dào của nhà thơ. Miền Nam-nơi chiến trường xưa, nơi Bác mong muốn vào thăm khi nước nhà thống nhất. Thế nhưng điều đó chưa kịp thực hiện thì Bác đã mãi mãi đi xa. Để bây giờ, t/g- người con của miền Nam lại phải lên thăm lại người cha giả kính yêu. t/g đã rất cẩn trọng trong việc dùng từ ngữ của mình”thăm lăng bác”, trong lòng nhà thơ vẫn luôn sống mãi với cuộc đời và với công lao của Người dành cho đất nước và dân chúng. Khi t/g bước vào trong khuôn viên lăng, cảnh đầu tiên t/g thấy chính là cây tre”đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Tre nhiều và bạt ngàn khiến cho t/g phải ngạc nhiên mà cất tiếng kêu “Ôi!”. Hàng tre thẳng tắp, xanh bóng lại uy nghiêm và nghiêm trang, ko lung lay khi bão táp mưa sa:. Tre tượng trưng cho DT , đất nước VN kiên trì, bất khuất, bền bỉ và dũng cảm. Hàng tre bao quanh lăng bác như đang canh giữ giấc ngủ cho Bác. Chỉ trong vòng 4 câu thơ thôi mà t/g đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc của mình qua những từ ngữ thật giàu tính biểu cảm và sử dụng những nghệ thuật thật đặc sắc như tượng trưng, ẩn dụ.
Khổ thơ hai thể hiện cảm xúc của t/g trước dòng người vào lăng viếng bác.
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Nhà thơ dùng hình ảnh” mặt trời đi qua trên lăng” để mở đầu cho cảm xúc của mình. “ mặt trời” dường như đã quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng hình ảnh này được nhắc đến trong thơ của Viễn Phương lại sinh động hơn nhiều qua động tác “đi, thấy”. T/g đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật độc đáo. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. “ mặt trời trong lăng” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp chỉ Bác.Ở câu thơ này nhà thơ đã ca ngợi công lao của bác và bày tỏ niềm tự hào, sự tôn kính đối với Bác. “ngày ngày dóng người đi trong thương nhớ”. Điệp ngữ “ngày ngày”, chỉ sự liên hoàn , từ ngày này sang ngày khác, thời gian nối tiếp trôi, “dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”
Là một hình ảnh tả thực, dòng người đến viếng Bác đông, trông như những tràng hoa. Không những vậy, nhà thơ còn kết hợp với hình ảnh ẩn dụ , tượng trưng để thể hiện lòng biết ơn của nhân dân VN nói chung và nhân dân TG nói riêng.”bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ về tuổi thọ của bác. Hai cặp câu cuối đã thể hiện thật rõ ràng sự tôn kính của nhân dân VN đối với Bác qua điệp ngữ liên hoàn, hình ảnh ẩn dụ và tả thực xen với hình ảnh nhân hóa thật độc đáo của Viễn Phương.
Khổ ba thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của t/g khi vào lăng viếng bác.
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Khi t/g bước vào lăng t/g đã thấy” bác nằm trong giấc ngủ bình yên”, ông tưởng như Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên, thanh thản. nhà thơ đã liên tưởng ánh đèn quanh BÁc là ánh sáng của trăng. Dường như nhà thơ rất am hiểu về Bác thì phải, vì lúc sinh thời Bác đã từng xem trăng là người bạn tri kỉ, vui buồn có nhau và Người đã sáng tác rất nhiều bài thơ về trăng. Cho nên, khi nhìn thấy ánh sáng đèn thì t/g liền nghĩ ngay đến ánh trăng. Nhà thơ đã giúp cho trăng và bác lại trở thành bạn tri kỉ. lí trí của t/g bây giờ rất rõ là bác đã mất thế nhưng ông vẫn phải thốt lên rằng”Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

“trời xanh” là một ẩn dụ đẹp chỉ bác hồ, nhà thơ luôn cho rằng Bác ko bao giờ mất, Bác chỉ đang ngủ thôi, bác mãi truồng tồn, vĩnh cửu trong lòng nhân dân VN và nhất là t/g. nhưng sự thật vẫn là sự thật, cho dù đó là diều quá đau lòng. Bác đã mãi mai đi xa, bác đang ngủ một giấc ngủ thiên thu và t/g thậ sự qua đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau nhói ở trong tim. Khổ thơ đã diễn tả sự đau đớn của t/g khi thấy Bác đã qua đời qua những nghệ thuật đặc sắc.
Khổ bốn thể hiện tâm trạng của t/g khi sắp phải rời xa lăng bác.
“Mai về miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Đang ở trong lăng viếng bác mà t/g đã nghĩ đến “ mai về miền nam”, tâm trạng luyền tiếc, ngậm ngùi, ko muốn rời xa lăng bác. Lòng ông đau như cắt, nước mắt trào ra khi nhà thơ nghĩ đến điều đó. Nên t/g có một ước nguyện là làm con chim để hót cho Bác nghe. Nhưng t/g sợ con chim rồi cũng sẽ bay đi mất, nên t/g lại muốn làm đóa hoa để tỏa ngát hương thơm, làm đẹp cho lăng.Nhưng bông hoa rồi cũng sẽ tàn, nên t/g đã ước muốn mình làm cây tre bên lăng Bác, để bảo vệ lăng và đóng góp phần nhỏ bé của mình- người con hiếu thảo- cho người cha già kính yêu và càng được làm rõ qua diệp từ “muốn làm”, nhà thơ khao khát được bên bác, những hình ảnh ẩn dụ một lần nữa lại bổ sung thêm nghĩa trung hiếu của t/g đối với Bác Hồ.
Tóm lại, bài thơ là một đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ Viễn Phương, ko những thành công trong việc kết hợp thật độc đáo giàu các biện pháp tu từ mà bài thơ còn có giọng điệu trang trọng và tha thiết, ngôn ngữ bình dị, mà cô đúc, mà ko phải ai cũng có thể sáng tạo như thế được, và đó chỉ có thề là Viễn Phương.
3/ Bạn trên đã trình bày
Kết bài

Tóm lại bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu đã thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng “nhân sinh”, vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một “mùa xuân” nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào “mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xuân nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta.
 
Top Bottom