Toán Kiểm tra Học Kì 2:Hình Học

T

trungkien199

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

-Mọi người giải thì vẽ hộ mình cái hình với nhá, cho nó dễ hiểu
-Câu1, (3,5) điểm:Cho đường tròn(O), bán kính OA=R.Tại trung điểm H của OA vẽ dây cung BC vuông góc với OA.Gọi K là điểm đối xứng với O qua A. Chứng Minh:
a)AB=AO=AC=AK.Từ đó suy ra tứ giác KBOC nội tiếp trong đường tròn.
b)KB và KC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O)
c)Tính diện tích phần ngoài đường tròn giới hạn bởi Cung BAC và hai tiếp tuyến KB, KC: (Tính theo Pi và R).
Câu 2, (3,5 điểm): Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và AB<AC.Đường tròn tâm O đường kính BC cắt cạnh AB,AC theo thứ tự tại E và D.
a)Chứng minh: AD.AC=AE.AB
b)Gọi H là giao điểm của BD và CE, gọi K là giao điểm của AH và BC.Chứng minh AH vuông góc với BC.
c)Từ A kẻ các tiếp tuyến AM,AN đến đường tròn (O) với M,N là các tiếp điểm.Chứng minh: ANM=AKN
d)Chứng Minh M,H,N thẳng hàng
Câu 3, (3,5 điểm): Cho tam giác ABC nột tiếp đường tròn (O)(AB<AC).Vẽ dây AD song song BC.Tiếp tuyến tại A và B của đường tròn cắt nhau tại E.Gọi I là giao điểm của AC và BD. Chứng minh rằng:
a) góc AIB=
góc AOB
b) Năm điểm E,A,I,O,B cùng thuộc 1 đường tròn
c) OI vuông IE
Câu 4, ( 4 điểm ): Cho đường tròn tâm O bán kính R= 3 cm và một điểm S cố định ở bên ngoài đường tròn sao cho SO= 5cm. Vẽ tiếp tuyến SA với A là tiếp điểm và cắt tuyến SCB không qua tâm sao cho O nằm trong góc ASB, C nằm giữa S và B.Gọi H là trung điểm của CB.
a) Chứng minh rằng tứ giác SAOH nội tiếp một đường tròn
b) Tính độ dài của đường tròn ngoại tiếp tứ giác SAOH
c)Tính tích SC.SB
d) Gọi MN là đường kính của đường tròn (O). Xác định vị trí của MN để diện tích tam giác SMN lớn nhất
..........
..........
HÊ hê, hơi dài một tý, nhưng mọi người giải sớm hộ mình cái nhá, Tuần sau là thì rồi :-SS:-SS
[/COLOR]
 
Last edited by a moderator:
L

letsmile519

1a)

Ta có $\Delta BHO$ có HO = 1/2BO

=>$\angle HBO=30^0$

=> $\angle ABO=60^0$

=> tam giác ABO đều

=> AB=AO=AK=AC

B)

Từ câu a

=> $\angle KBO=\angle KCO=90^0$

=>đpcm
 
L

letsmile519

2a)

Xét $\Delta AEC\sim \Delta ADB$

=> đpcm

2b)

$\angle BEC=\angle BDC=90^0$

=>H là trực tâm =>AH vuông góc với BC
 
L

letsmile519

2c)

Theo t/c tt=> đpcm

2d)

Ta có tứ giác EHKB nội tiếp

=> $AE.AB=AH.AK$

Mà $AE.AB=AM^2$

Nối AO cắt MN tại I

=> $AI.AO=AM^2$

=> $AH.AK=AI.AO$

=>Tứ giác HIOK nội tiếp

=> góc HIO =90 độ

Mà MN vuông góc vo ứi AO

=> M,H,N thẳng hàng
 
L

letsmile519

3a)

Vì AD $song^2$ với BC

=>Cung AB= cung DC

=> góc AIB=cung AB=góc AOB

3b)

Từ câu a) => AIOB nội tiếp

mà EAOB nội tiếp

=> E,A,B,I,O thuộc 1 đường tròn....

3c)

Ta có theo câu b => góc EIO+góc EBO =180 độ==> EIO =90 độ
 
L

letsmile519

4a)

Vì H là trung điểm của BC

=>OH vuông góc với BC

=> góc SHO=góc SAO=90 độ

=> ASOH nội tiếp

4b) độ dài đường tròn = 2piR=5pi

4c)

Theo t/c tt và cát tuyến ( nếu không thì xét tam giác SAC đồng dạng vơi SBA)

=>SC.SB=$SA^2$=16
 
L

letsmile519

4d)

Ta có Kẻ đường cao SH (H thuộc MN)

=>Để $S_SMN$ lớn nhất => SH lớn nhất => H trùng với O

=>đường kính MN phải vuông góc với SO
 
T

thieukhang61

2c)

Theo t/c tt=> đpcm

2d)

Ta có tứ giác EHKB nội tiếp

=> $AE.AB=AH.AK$

Mà $AE.AB=AM^2$

Nối AO cắt MN tại I

=> $AI.AO=AM^2$

=> $AH.AK=AI.AO$

=>Tứ giác HIOK nội tiếp

=> góc HIO =90 độ

Mà MN vuông góc vo ứi AO

=> M,H,N thẳng hàng
Ghi rõ hơn câu 2c............................................................................và tại sao $AE.AB=AM^2$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom