Câu 1: Nêu cấu tạo ruột non phù hợp chức năng hấp thu chất dinh dưỡng? Nêu vai trò của gan? Hãy
cho biết con người có thể sử dụng gan động vật như một loại thực phẩm bổ dưỡng và sử dụng thường
xuyên được không?
Câu 2:Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế nào? Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và
tế bào? Hút thuốc lá gây hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Câu 3: Lập bảng so sánh quá trình đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
Câu 1:
* Đặc điểm cấu tạo:
- Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
*Chức năng của gan:
+, Khử bỏ một vài chất độc lẫn với chất dinh dưỡng đi vào trong cơ thể.
+, Tiết ra dịch mật tiêu hóa lipit.
* Có thể coi gan là một loại thực phẩm bổ dưỡng vì:
+, Vitamin A, D, B12 phù hợp với người mắc bệnh về mắt như bệnh giác mạc, bệnh khô mắt.
+, Có nhiều protein.
* Không nên ăn gan thường xuyên vì:
+, Có chất độc trong quá trình thải ra từ cơ thể.
+, Chứa nhiều cholesteron có thể gây bệnh xơ vữa động mạch khi về già!
Câu 2:
*Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
*Trao đổi khí ở phổi:
+, Nồng độ khí Oxi ở phế nang lớn hơn ở mao mạch máu nên Oxi khuếch tán từ phế nang vào mao mạch máu.
+,Nồng độ khí CO2 ở mao mạch máu lớn hơn ở phế nang nên CO2 khuếch tán từ mao mạch máu vào phế nang.
*Trao đổi khí ở tế bào:
+,Nồng độ khí CO2 ở tế bào lớn hơn ở mao mạch máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào mao mạch máu.
+,Nồng độ khí Oxi ở mao mạch máu lớn hơn ở tế bào nên Oxi khuếch tán từ mao mạch máu vào tế bào.
*Có hơn 1000 chất. Các chất chính trong thuốc lá:
+, Nicotin , nitrozamin.( SGK đã ghi tác hại)
+, CO ( SGK đã ghi tác hại)
Câu 3:
Lời giải chi tiết
* So sánh đồng hóa và dị hóa:
- Giống nhau: Đều xảy ra trong tế bào
- Khác nhau:
Đồng hóa | Dị hóa |
- Tổng hợp các chất hữu cơ
- Tích luỹ năng lượng | - Phân giải các chất hữu cơ
- Giải phóng năng lượng |
[TBODY]
[/TBODY]
- Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
+ Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu của dị hóa và ngược lại
+ Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau.
+ Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt dộng đồng hoá.
Nguồn : Internet , Loigiaihay.