Vật lí Kiểm tra học kì 1

az0917

Học sinh
Thành viên
9 Tháng sáu 2014
54
7
26
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trắc nghiệm:
Câu 1: Có 12 pin ghép hỗn hợp đối xứng gồm m dãy và n pin mỗi dãy. Mỗi pin có E = 1,5V, r = 1Ω, mạch ngoài là điện trở R = 3Ω. Phải m và n có giá trị nào thì cường độ dòng điện qua mạch ngoài cực đại?
A. m = 4, n = 3. B. m = 2, n = 6. C. m = 6, n = 2. D. m = 3, n = 4
Câu 2: Lực tác dụng giữa 2 điện tích điểm sẽ thay đổi như thế nào khi điện tích của mỗi hạt tăng lên 2 lần, khoảng cách giữa chúng tăng lên 2 lần.
A. Tăng 2 lần B. Giảm 2 lần C. Không thay đổi D. Tăng 8 lần
Câu 3: Hai điện tích dương q1 = q2 đặt tại hai điểm M, N cách nhau một đoạn 12cm. Gọi E1, E2 lần lượt làcường độ điện trường do q1, q2 gây ra tại P thuộc đoạn MN. Nếu E1 = 4E2 thì khoảng cách MP là
A. 6 cm B. 3 cm C. 9 cm D. 4 cm
Câu 4: Cấu tạo chung của các pin điện hóa là gồm hai cực có
A. hình dạng khác nhau. B. bản chất hóa học khác nhau.C. hình dạng giống nhau. D. bản chất hóa học giống nhau.
Câu 5: Trong chân không, đặt hai điện tích điểm q1 và q2 cách nhau 20cm, độ lớn lực tương tác điện giữa chúng là F. Sau đó dịch chuyển hai điện tích lại gần nhau sao cho chúng cách nhau 5cm, độ lớn lực tương tác điện lúc này là
A. F’ = 4F. B. F’ = 2F. C. F’ = 8F. D. F’ = 5F.
Câu 6: Muốn tạo ra một bộ nguồn điện có suất điện động 6V từ các pin có suất điện động 1,5V và với điều kiện chỉ được mắc thành 4 hàng giống nhau, ta cần dùng tất cả
A. 16 pin. B. 4 pin C. 8 pin. D. 10 pin.
Câu 7: Một bếp điện có hai điện trở R giống nhau mắc song song. Hỏi nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau thì cùng hiệu điện thế sử dụng công suất tỏa nhiệt của bếp điện tăng hay giảm?
A. Tăng 2 lần B. Tăng 4 lần C. Giảm 2 lần D. Giảm 4 lần
Câu 8: Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
A. trong ống phóng điện tử. B. trong kĩ thuật mạ điện.C. trong điốt bán dẫn. D. trong kĩ thuật hàn điện.
Câu 9.Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau
Câu 10: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện. B. sơn tĩnh điện. C. luyện nhôm. D. mạ điện.
Câu 11. Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực bằng bạC. Điện lượng qua bình điện phân là 965C.Khối lượng bạc giải phóng ở catot là bao nhiêu?
A. 10,8g B. 1,08g C. 0,108g D. 108g
Câu 12. Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m. Hỏi cường độ điệntrường tại trung điểm của AB. Biết hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sứC.
A. 22,5 V/m. B. 16 V/m. C. 13,5 V/m. D. 17 V/m.
Câu 13. Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm lên 3 lần và tăng khoảng cách giữa chúng lên 2lần thì độ lớn của lực Culông thay đổi như thế nào?
A. Tăng 36 lần. B. Tăng 1,5 lần. C. 2,25 lần. D. Không đổi.
Câu 14. Cho mạch điện kín gồm nguồn có suất điện động E, điện trở trong r. Mạch ngoài là điện trở R.Cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Công của nguồn điện là
A. A = EIt. B. A = UIt. C. Q = I2(R+r).t. D. Q = I2Rt
Câu 15. Hai quả cầu kim loại nhỏ hoàn toàn giống nhau mang điện tích lúc đầu là q1 = 3.10–6 C và q2 = 10–6 C. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi đặt cách nhau 5cm trong không khí. Lực tương tác giữa chúng là
A. 1,44N B. 28,8N C. 14,4N. D. 2,88N
Câu 16. Mạch điện gồm nguồn E = 6V, r = 1Ω, mạch ngoài có biến trở R. Khi công suất mạch ngoài là8W thì giá trị biến trở là bao nhiêu?
A. 0,5Ω hoặc 2Ω B. 2Ω C. 1Ω D. 0,5Ω
Câu 17. Một electron bay không vận tốc đầu từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Hiệu điện thếgiữa hai điểm là UNM = 100 V. Động năng của electron tại M là
A. 1,6.10–19 J. B. –1,6.10–19 J.C. 1,6.10–17 J. D. –1,6.10–17 J.
Câu 18. Một dòng điện không đổi có cường độ I = 4,8A chạy qua dây dẫn trong thời gian 2s. Tính sốelectron chạy qua tiết diện vuông góc của dây dẫn trong thời gian đó
A. 1,5.1019. B. 3.1019. C. 4,5.1019. D. 6.1019.
Câu 19. Dùng cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 42,5 μV/K nối với milivôn kế để đo nhiệt độnóng chảy của thiết. Giữ nguyên mối hàn thứ nhất của cặp nhiệt điện này trong nước đá đang tan vànhúng mối hàn thứ hai của nó vào thiếc đang nóng chảy. Khi đó milivôn kế chỉ 10,03mV. Nhiệt độ nóngchảy của thiết là
A. 226o C B. 216o C C. 335o C D. 236o C
Câu 20. Vai trò của lực lạ bên trong nguồn điện là
A. Làm các electron di chuyển ngược chiều điện trường.
B. Làm các electron di chuyển cùng chiềuđiện trường.
C. Làm các điện tích dương di chuyển cùng chiều điện trường.
D. Làm cho các điện tích dương di chuyển cùng chiều với các điện tích âm
Câu 21. Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 50g mang điện tích q = 10–7 C được treo bởi sợi dây mảnhtrong điện trường đều nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc30o. Tính cường độ điện trường?
A. 2,9.107 V/m. B. 8,9.107 V/m. C. 1,73.107 V/m. D. 2,5.107 V/m.
Câu 22. Cho mạch điện kín gồm nguồn có suất điện động E = 1,2 V, điện trở trong r = 0,4Ω. Mạch ngoàigồm hai điện trở giống nhau mắc song song mỗi điện trở có giá trị 4Ω. Công suất tiêu thụ trên mỗi điệntrở mạch ngoài là
A. 0,125W. B. 0,5 W. C. 0,25 W. D. 0,1 W.
Câu 23. Đặt hai điện tích điểm giống nhau tại hai đỉnh A, B của một tam giác đều ABC cạnh a = 5 cm.Độ lớn mỗi điện tích là 10–6 C. Cường độ điện trường tại đỉnh C của tam giác là
A. 363.105 V/m. B. 0 V/m. C. 72.105 V/m. D. 183.105 V/m.
Câu 24. Công của lực điện khi một điện tích q di chuyển trong điện trường từ M đến N không phụ thuộcvào
A. độ lớn của điện tích q
B. hiệu điện thế giữa M và N.
C. vị trí của hai điểm M, N
D. dạng đường đi từ M đến N.
Câu 25. Khi hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nó thì
A. điện trở mạch ngoài rất lớn. B. mạch ngoài hở.C. điện trở trong của nguồn rất nhỏ. D. cả 3 trường hợp trên đều đúng
Câu 26 Dòng điện trong kim loại là lòng chuyển dời có hướng của các hạt
A. Proton.B.Notron.C.Electron.D.Nguyên tử.

Cảm ơn các bạn! :D





 

Linh Drac

Học sinh
Thành viên
8 Tháng sáu 2016
62
55
46
Hải Dương
THPT Thanh Hà
Trắc nghiệm:
Câu 1: Có 12 pin ghép hỗn hợp đối xứng gồm m dãy và n pin mỗi dãy. Mỗi pin có E = 1,5V, r = 1Ω, mạch ngoài là điện trở R = 3Ω. Phải m và n có giá trị nào thì cường độ dòng điện qua mạch ngoài cực đại?
D. m = 3, n = 4
Câu 2: Lực tác dụng giữa 2 điện tích điểm sẽ thay đổi như thế nào khi điện tích của mỗi hạt tăng lên 2 lần, khoảng cách giữa chúng tăng lên 2 lần.
C. Không thay đổi
Câu 3: Hai điện tích dương q1 = q2 đặt tại hai điểm M, N cách nhau một đoạn 12cm. Gọi E1, E2 lần lượt làcường độ điện trường do q1, q2 gây ra tại P thuộc đoạn MN. Nếu E1 = 4E2 thì khoảng cách MP là
D. 4 cm
Câu 4: Cấu tạo chung của các pin điện hóa là gồm hai cực có
B. bản chất hóa học khác nhau.
Câu 5: Trong chân không, đặt hai điện tích điểm q1 và q2 cách nhau 20cm, độ lớn lực tương tác điện giữa chúng là F. Sau đó dịch chuyển hai điện tích lại gần nhau sao cho chúng cách nhau 5cm, độ lớn lực tương tác điện lúc này là
A. F’ = 4F.
Câu 6: Muốn tạo ra một bộ nguồn điện có suất điện động 6V từ các pin có suất điện động 1,5V và với điều kiện chỉ được mắc thành 4 hàng giống nhau, ta cần dùng tất cả
A. 16 pin.
Câu 7: Một bếp điện có hai điện trở R giống nhau mắc song song. Hỏi nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau thì cùng hiệu điện thế sử dụng công suất tỏa nhiệt của bếp điện tăng hay giảm?
B. Tăng 4 lần
Câu 8: Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
D. trong kĩ thuật hàn điện.
Câu 9.Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau




*đau mắt* :3
 
  • Like
Reactions: az0917

Trung Đức

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng bảy 2016
281
243
164
25
Hà Nam
10) C

11) bạn dùng công thức SGK nhé!

12) A, B nằm cùng đường sức => ĐIện tích điểm nằm trên đường thẳng chứa A và B, điện tích điểm nằm ngoài AB và gần A hơn (do $E_A > E_B$) => Bạn làm nốt nhé!

13) Sử dụng công thức lực Cu-lông => tăng 9/4 lần

14) Chắc đề bài hỏi công toàn phần. Nếu thế thì cứ $I^2. \sum R$ bạn nhé. :3

15) Khi tiếp xúc thì các quả cầu có cùng điện tích và bằng trung bình cộng các điện tích ban đầu.
Sử dụng công thức lực Cu-lông để tính lực.

16) Bạn đặt ẩn rồi làm như một bài toán tính công suất nhé.

17) Ta có: Cường độ điện trường giữa M và N là: $E = U.d = U.MN$
Lực diện tác dụng lên electron là: $F = qE = e.U.MN$
Gia tốc của electron là: $a = \frac{F}{m} = \frac{e.U.MN}{m_e}$
=> Vận tốc electron tại N là: $v = \sqrt{2aS - v_0^2} = \sqrt{2.\frac{e.U.MN}{m_e}.MN}$
=> Động năng của electron tại N là: $W = \frac{1}{2}mv^2 = \frac{1}{2}.m_e. \left( \sqrt{2.\frac{e.U.MN}{m_e}.MN} \right)^2$
-------
Động năng tại M bằng 0 mà bạn? :D

18) Áp dụng công thức $I = \frac{\Delta q}{\Delta t}$ để tìm lượng điện tích chuyển động qua đoạn dây => tìm đc số e

19) Bạn xem SGK nhé!

20) A

21) Tính trọng lực
Vẽ hình, ta dễ dàng tính được $tan 30^o = \frac{F}{P}$ với $F$ là lực điện tác dụng lên vật.
Ta có $F = qE$ => tính được $E$

22) Bạn làm như một bài tập điện bình thường thôi mà.

23) Sử dụng công thức điện trường và tổng hợp lực để làm.

24) D

25) D

26) C
 
Top Bottom