Kiểm tra 1 tiết!

N

namngotau

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Tài nguyên vùng biển nước ta đã tạo điều kiện phát triển những nền kinh tế nào? Vì sao phải bảo vệ môi trường biển?
2.Trình bày đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí tự nhiên nước ta.Nêu ảnh hưởng của nó đến việc hình thành môi trường tự nhiên nước ta.
3.Thực trạng sử dụng tài nguyên khoáng sản của nước ta hiện nay ra sao? Tại sao phải bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
 
S

scientists


1.
*Phát triển kinh tế :
Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ trong các vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh và vùng biển ven bờ rất lớn. Diện tích tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của nước ta khoảng 2 triệu héc-ta (thực tế năm 2001 mới sử dụng 755.000ha mặt nước), bao gồm 3 loại hình mặt nước đó là nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ, có t hể nuôi trồng các loại đặc sản như tôm, cua, rong câu, nuôi cá lồng... Nuôi trồng sinh vật biển cũng đã đóng góp một sản lượng lớn thuỷ sản cho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu.

Ngoài ra, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 loài) với trữ lượng đáng kể, có giá trị kinh tế cao. Rong biển có hơn 600 loài (sử dụng cho chế phẩm công nghiệp 24 loài, dược liệu 18 loài, thực phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và phân bón 8 loài). Trong vùng biển nước ta còn có nhiều loại động vật quý như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển.

Tài nguyên khoáng sản. Nguồn tài nguyên khoáng sản có cả trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đ áy b iển. Trong các vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng ước tính khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi. Cùng với dầu - khí, trong các bể trầm tích ở thềm lục địa nước ta còn có trữ lượng than rất đáng kể

Không gian mặt biển. Như đã nói, v ùng biển - đảo nước ta hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới v à c ó d iện tích rộng tới khoảng 3,5 triệu km2, quanh năm nước không đóng băng. Đây chính là điều kiện để giao thông - thương mại phát triển. Biển Việt Nam nói riêng và Biển Đông nói chung nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như của thế giới, giữ một vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thông hàng hoá thương mại, phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh bờ Biển Đông. Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malakka để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin, Indonesia, Singapor đến Australia và New Zealand, v.v... Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Nước ta còn có nhiều bãi biển đẹp tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch.

*Vì sao phải BV MT biển ?
Biển mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển.

Môi trường biển nếu bị ô nhiễm có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.

Biển là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.

Biển còn là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp bách và sống còn.

2.
+ Vị trí địa lí:
-VN nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, giáp biển Đông.
-Vị trí gần nội chí tuyến
-Vị trí trong múi giờ số 7, gần trung tâm ĐNA
-Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, với các nước ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo.
-Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sing vật

+ Phạm vi lãnh thổ
- Vùng đất có dt : 331.212 km2, giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, CPC
-Vùng biển: Diện tích > 1 triệu km2, giáp với vùng biển 7 nước: TQ, CPC...
Gồm các bộ phận: Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp LH; Vùng đặc quyền KT;Thềm LĐ
- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta, xác định bằng biên giới trên đất liền và biên giới trên biển.

*Ảnh hưởng đến MT tự nhiên :
Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên. Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:


  • Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều.
  • Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi)
  • Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.
  • Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú.
  • Do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo)
  • Hạn chế: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
3. *Sử dụng : Khai thác tận diệt, tràn lan, xuất thô, lãng phí tài nguyên.


*Tại sao cần phải BV TN K/s ? :

Nước ta có nhiều loại khoáng sản, tuy vậy trữ lượng không nhiều.


  • Việt Nam không có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng, với sản lượng khai thác như hiện nay thì dầu khí chỉ bảo đảm khai thác được khoảng 30 năm nữa.
  • Rất nhiều khoáng sản kim loại (vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc, v.v.) thế giới rất cần trong khi trữ lượng không có nhiều, chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt.
Sẽ ra sao nếu như tài nguyên khoáng sản cứ mai một dần ? Hệ lụy nhãn tiền chính là môi trường bị hủy diệt, tiếp sau đó là nền kinh tế bị cạn kiệt, đời sống người dân thì nghèo nàn.



Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản là việc làm cần thiết của các ngành trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước

Tổng hợp từ nhiều nguồn
.


 
Top Bottom