Văn Kiểm tra 1 tiết tập làm văn 8 cuối năm học

FindNDstroy

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tư 2017
11
3
6
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(Bạn nào có thể làm hết dùm mình thì mình cảm ơn nhiều nha):):):)
Đề Tập Làm Văn
Đề 1: Dựa vào các bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy chứng minh rằng: Những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn va Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu dài cho nhân dân.
Đề 2: Tác dụng của sách đối với đời sống con người.
Đề 3: Trong các môn thể thao bóng đá là môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Hãy nêu những lợi ích của môn thể thao đó và suy nghĩ của bản thân.
Đề 4: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
Đề 5: Bác Hồ đã dạy:"Việc học là công việc suốt đời". Em hãy giải thích lời dạy trên và chứng minh đó là 1 quan niệm đúng đắn.
Đề 6: Hãy viết 1 bài văn nghị luận để khuyên 1 số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.
Đề 7: Hãy viết bài nghị luận với đề tài: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 8: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên cua nước VN độc lập, Bác Hồ thiết căn dặn:"Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5 châu được hay không,chính là nhờ 1 phần vào công học tập của các cháu". Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào?
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Đề 1: Dựa vào các bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy chứng minh rằng: Những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn va Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu dài cho nhân dân.
Tại sao họ lại được lưu truyền như vậy? Phải chăng vì họ là những người xuất chúng, tài ba lỗi lạc hay vì một lí do nào khác? Nhân dân ngàn đời lưu truyền tên tuổi của họ, hẳn họ phải có một cái gì đó mạnh, xuất thần nên mới thu phục lòng dân như vậy. Lý Công uẩn được nhân dân ta biết đến qua Chiêu dời đô và Trần Quốc Tuấn được biết đến qua Hịch tướng sĩ. Hai tác phẩm một chiếu, một hịch, phải chăng có sức mạnh gì ghê gớm đến như vậy?

Chiếu dời dô là một bài chiếu do Lý Công Uẩn biên soạn để thể hiện một tư tưởng muốn dời kinh đô. Tại sao ông phải đưa ra nhiều lập luận, lí lẽ như vậy? Sau những lập luận, lí lẽ ấy, ẩn sau cái dáng vẻ nghiêm nghị ấy, là một tấm lòng luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. Một ông vua tốt như vậy được nhân dân ca tụng quả không sai. Bình thường, việc gì nhà vua phải lo đến việc dời đô? Nếu như suy nghĩ của một số ông vua khác thì cho rằng dời đô là một việc tốn kém, rắc rối. Họ cho rằng sống đâu cũng vậy, miễn là trị dân tốt. Đúng, có thể là như thế. Nhưng nếu đặt kinh đố ở một nơi trung tâm trời đất, há chẳng phải mỗi khi các nước ngoài dòm ngó, khi nhìn thấy kinh đô vững chãi, binh lực sẵn sàng thì sẽ thấy sợ hãi mà không dám xâm lược sao? Việc dời đô quả là khó khăn nhưng để đem lại lợi ích cho dân muôn đời, Lý Công Uẩn đã không quản ngại và ông đã soạn ra Chiếu dời dô. Nhưng đâu phải nhà vua ra chiếu là bắt người dân phải dời đô theo ý chỉ. Ông còn hỏi han, nghe ngóng tình hình của các quan trong triều. Làm những việc này, trong thâm tâm Lý Công uẩn chỉ có một ý nghĩ là làm sao để lại cuộc sống no đủ cho nhân dân. Tại sao Lý Công Uẩn không ra chiếu rồi bắt người dân phải dời đô? Vì ông muốn những dự định ông đưa ra sẽ được nhân dân ủng hộ. Chỉ có như vậy thì việc cai quản dân mới gặp nhiều thuận lợi. Để dời đô, không phải là do bột phát tự tìm ra, tự nghĩ ra một nơi, mà do thăm dò, quan sát, suy nghĩ, Lý Công uẩn mới đưa ra được một quyết định đúng đắn. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình. Không những là một ông vua anh minh, hết lòng quan tâm đến dân, Lý Công Uẩn còn là người thấu tình đạt lí, yêu dân như con, không tự ra quyết định sai lầm mà còn hỏi han ý kiến của quan, dân.

Nếu cho rằng Chiếu dời đô là một bài nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì Hịch tướng sĩ cũng là một văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một nhà quân sự tài ba, một vị anh hùng lỗi lạc. Ông viết bài hịch này dựa vào lời của cuốn Binh thư yếu lược, để thể hiện lòng căm thù giặc đến tột cùng, khơi dậy trong nhân dân ta sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến giọt máu cuối cùng. Trần Quốc Tuấn viết ra bài hịch, khơi dậy tinh thần yêu nước để nhân dân đứng dậy đấu tranh há chẳng phải là vì dân sao? Vì muốn đất nước được độc lập, nhân dân được no ấm sao? Một tướng lĩnh của nước Đại Việt không thể là một kẻ vì lợi ích riêng mà đẩy nhân dân tới chỗ chết. Trần Quốc Tuấn yêu dân, thương dân nên phải kiên quyết, mạnh mẽ, không chịu lùi bước. Dẫn chứng mà Trần Quốc Tuấn đưa ra trong bài hịch rất phong phú và được sắp xếp theo trình tự thời gian, rất thuyết phục, lí lẽ đưa ra sắc bén, sâu sắc. Quan tâm, lo cho dân không phải đơn giản chỉ là khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là kiên quyết khích lệ lòng căm thù bằng việc kể ra tội của giặc, chúng đã sỉ nhục nước ta về tinh thần, vơ vét vật chất của nhân dân ta. Nếu cứ để cho bọn giặc dê chó đó đi nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ nhục triều đình và sau đó chiếm đoạt đất nước thì chẳng phải nhân dân ta cam chịu làm nô lệ, kiếp trâu ngựa cho bọn chúng sao? Không chỉ có thế, Trần Quốc Tuấn ngoài phê phán còn không quên động viên binh sĩ tập luyện đánh giặc. Tác hại gì sẽ xảy ra khi nhân dân ta với thái độ nhìn chủ nhục mà không lo, thấy nước nhục mà không thẹn, đem nhạc thái thường đãi ngụy sứ mà không biết căm, hay vui thú vườn ruộng, hay quyến luyến vợ con, lo làm giàu, ham săn bắn,... Nếu chỉ vì yêu thương dân mà nhu nhược, để cho những sự việc trên cứ tiếp tục xảy ra thì đất nước rồi sẽ đi về đâu? Không, sống chết cũng phải chiến đấu, không thể để một lũ giặc đè đầu cưỡi cổ được. Trần Quốc Tuấn từ khuyên bảo, đã nêu ra những kỉ cương nghiêm khắc. Ông nêu ra dẫn chứng cực kì thuyết phục làm người nghe, người đọc thấu hiểu được tấm lòng. Ông làm những điều này không vi ai khác, đó là vì nhân dân. Ông cũng luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của nhân dân.

Hai triều đại, hai con người, hai trái tim lúc nào cũng hướng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp của nhân dân. Trong thâm tâm họ lúc nào cũng có một suy nghĩ: làm thế nào để dân giàu, nước mạnh, nhân dân đỡ đói khổ. Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn tuy không cùng sống trong một triều đại, cách làm cho dân giàu, nước mạnh của họ cũng khác nhau, nhưng trái tim luôn luôn rực sáng. Một người là lãnh đạo anh minh, một người là nhà quân sự tài ba, việc chăm lo hạnh phúc lâu bền cho muôn dân được họ đặt lên hàng đầu.

Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đã trở thành những bản anh hùng ca muôn thuở về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, thể hiện chân dung thời đại, đồng thời cũng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam trong những ngày đầu xây dựng đất nước. Nhưng trên hết, hai tác phẩm đó đã thể hiện được tấm lòng cao cả, thương dân như con của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn - họ luôn quan tâm đến hạnh phức lâu bền của muôn dân.

Bằng sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn đã có sức thuyết phục mạnh mẽ qua những dẫn chứng cụ thể được đưa ra (nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô) nhằm khẳng định đã có nhiều cuộc dời đô trong lịch sử. Theo ông, sự chuyển dời đó là điều rất nên làm vì nó sẽ là động lực mạnh mẽ giúp đất nước ngày một phồn vinh, nhân dân yên ấm. Vậy mà, hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ nhà Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, vận số ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, Lý Công Uẩn đưa ra một giải pháp thuyết phục, nên làm: đó là “dời đô”. Bằng nhãn quan của một vị vua có tầm vóc vĩ đại, lớn lao, Lý Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô. Đại La là vùng đất có đủ những nhân tố thiết yếu để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đất cao mà thoáng, dân cư không phải chịu cảnh ngập lụt”,... Có thương dân, lo cho dân thì Lý Công Uẩn mới phải ngày đêm “lao tâm khổ tứ”, suy nghĩ tìm ra vừng đất thay thê cho kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp. Hoa Lư đă không còn thích hợp cho việc mưu toan nghiệp lớn, chăm lo cho cuộc sống yên ổn, lâu bền của nhân dân. Chiếu dời dô đã không đơn thuần chỉ là lời tuyên bố của một vị vua về vấn đề trọng đại của một dân tộc mà đã trở thành bài ca thể hiện lòng yêu dân của một vị vua anh minh. Những yếu tố mà Lý Công Uẩn đưa ra để quyết định việc chọn Đại La làm kinh đô đã thê hiện tầm nhìn xa trông rộng. Đại La có hướng “nhìn sông dựa núi”. Một vùng đất mà ở nơi đó, chính trị, quốc phòng, đều sẽ được bảo đảm. Và tất nhiên, dân cư sẽ có thể thuận lợi làm ăn, buôn bán, an cư lạc nghiệp ở vùng “đất cao mà thoáng, thế rồng cưộn hổ ngồi”. Lý Công Uẩn lo cho dân cả về đời sống vật chất và tinh thần, chăm lo cho hạnh phúc vững bền của muôn dân trăm họ. Ông lo cho dân vẫn phải chịu cảnh ngập lụt nếu kinh đô vẫn tiếp tục ở Hoa Lư. Có thương dân như con, luôn tận tụy vì cuộc sống của dân thì Lý Công Uẩn mới lo cho dân như vậy. Tóm lại, bằng Chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã thể hiện một lòng thương yêu dân sâu sắc. Và việc dời đô lớn lao ấy đã trở thành một trong những công việc đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, mở ra một trang sử mới của dân tộc.

Đến Hịch tướng sĩ, lòng thương dân đã trở thành lòng yêu thương binh sĩ. Hịch tướng sĩ không chỉ là một tác phẩm thể hiện “hào khí Đông A”, mà còn tiêu biểu như một minh chứng của thời gian về tấm lòng của một vị chủ tướng. Thấy giặc Mông - Nguyên tràn sang lăm le cướp nước, lo cho dân, Trần Quốc Tuấn đã “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Hịch tướng sĩ không chỉ đơn thuần khích lệ binh sĩ đánh giặc, mà còn thể hiện lòng thương yêu dân sâu sắc, sự chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc vững bền của muôn dân. Vì chăm lo cho cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần của anh em binh sĩ, ông đã vẽ ra hai viễn cảnh: một là sự khổ trăm bề khi nước mất nhà tan, hai là khúc khải hoàn chiến thắng với cuộc sông đầy đủ, vui vẻ, ấm no. Đất nước mà mất thì bổng lộc chẳng còn, vợ con khốn khổ, phần mộ cha mẹ bị quật lên, gia thanh phải mang tiếng bại trận. Trần Quốc Tuấn đâu chỉ lo về đời sống vật chất, tinh thần mà ông còn lo cho cả danh dự của anh em binh sĩ. Phải yêu thương, chăm lo cho binh sĩ thì Trần Quốc Tuấn mới có cái nhìn sâu sắc đến thế. Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ cho binh sĩ thấy về: nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, ông không chỉ lo cho anh em binh sĩ mà ông còn lo cho gia đình, tổ tiên, vợ con họ. Chừng đó thôi, cũng đủ để thấy tấm lòng của vị chủ tướng rồi. Ông còn vẽ ra một viễn cảnh huy hoàng của ngày chiến thắng với “bổng lộc đời đời hưởng thụ, vợ con được bách niên giai lão, tổ tông được thờ cúng quanh năm, trăm năm sau tiếng vẫn lưu truyền, tên họ cùng sử sách lưu thơm”. Tấm lòng của vị chủ tướng được thể hiện ở ngay trong cuộc sống hằng ngày: không có mặc thì cho áo, không có ăn thì cho cơm; quan nhỏ thăng chức, lương ít cấp bổng; đi thuỷ cho thuyền, đi bộ cho ngựa cho đến lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết; lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Những hành động tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, nhưng chính là những bằng chứng rõ ràng nhất về tấm lòng của vị chủ tướng với binh sĩ. Hịch tướng sĩ là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Mông - Nguyên, đồng thời cũng là minh chứng cho lòng yêu thương binh sĩ của vị Tiết chế tài ba.

Tuy Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ được viết bởi hai trường hợp khác nhau, từ hai thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng: đó chính là sự quan tâm đến hạnh phúc của muôn dân và đó cũng chính là nhân tố quan trọng nhất để hai tác phẩm dó sống mãi cùng thời gian. Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ là một kho báu quý giá, chân thực nhất về tấm lòng cao cả, lớn lao của những nhà lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân, với nước.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Đề 2: Tác dụng của sách đối với đời sống con người.
Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.

Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chảng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.

Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.

Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.

Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.

Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..

Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Đề 3: Trong các môn thể thao bóng đá là môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Hãy nêu những lợi ích của môn thể thao đó và suy nghĩ của bản thân.
Sau những giờ phút căng thẳng vì làm việc, học tập, nghiên cứu, ai cũng thích lao vào chơi một môn thể thao nào đó. Đó có thể là bóng bàn, bóng rổ, bơi lội... nhưng có lẽ không môn thể thao nào hào hứng, làm say mê cuồng nhiệt hàng triệu con người trên thế giới như bóng đá. Đây cũng là một môn thể thao có lợi ích nhất.

Cũng khó mà kể hết những lợi ích của môn thể thao đặc biệt này. Bài viết này chỉ xin nói qua vài nét.

Bóng đá trước hết giúp cho cơ thể người cầu thủ phát triển toàn diện. Bạn thử chơi sẽ thấy. Khi theo quả bóng trên sân cỏ, bạn phải hoạt động với cường độ cao không chỉ là hoạt động của đôi chân mà là hoạt động của toàn cơ thể bạn, khiến cho bắp thịt bạn ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các cơ quan khác trong người bạn cũng nhờ đó mà hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn. Cả tim, cả phổi, cả các cơ quan bài tiết, tiêu hóa thần kinh cũng do đó mà hoạt động tốt hơn.

Bởi vậy, bạn thử nhìn xem. Kia là một cầu thủ với vóc dáng thon thả, gọn gàng, nhanh nhẹn, có thân thể phát triển đều đặn thì đủ biết.

Nhưng bóng đá đâu chỉ mang lại cho bạn những lợi ích về thể chất như đã nói. Nó còn giúp bạn rèn luyện tốt về mặt tinh thần nữa. Bởi vậy, có người cho rằng đấy là một môn thể thao trí tuệ. Bạn hãy ngắm nhìn rồi nghiệm xem. Một quả được đá đi là kết quả của sự hoạt động không chỉ của cơ bắp chân mà còn là của một suy tính nhanh nhạy, linh hoạt tự nhiên như một phản xạ. Mỗi một lần ghi bàn thắng trên sân ta có thể hiểu đó.thắng lợi tổng hợp của cả chiến thuật, chiến lược, lòng dũng cảm, óc mưu trí, sáng tạo, sự linh hoạt, bình tĩnh, tính kỉ luật và tinh thần đồng đội.

Nói đến bóng đá không thể không nói đến tinh thần đồng đội, trên sân cỏ không bao giờ có một “siêu sao” nào có thể tự một mình làm bàn thắng mà không có sự ăn ý trong sự phối hợp với đồng đội. Bởi vậy, khi khán giả vỗ tay khen ngợi một cầu thủ tiền đạo vừa làm nên bàn thắng thì ai cũng hiểu rằng thành tích ấy có cả công lao của bao người trong đó có cả công lao của đồng đội.

Đa phần tuổi trẻ chúng ta chơi hoặc xem bóng đá là để giải trí sau những giờ phút học tập hay lao động trí óc căng thẳng. Ớ sân cỏ, bạn sẽ tự do vui chơi la hét, cổ vũ, sung sướng, hả hê. Đúng là bóng đá mang lại cho khán giả những liều thuốc dinh dưỡng tinh thần quý báu. Trước sân cỏ hầu như mọi người đều chìm đắm trong nỗi say mê hồi hộp, dường như đã quên hết mọi bận bịu lo toan của sinh hoạt đời thường. Phút ấy, trong tâm hồn chỉ còn lại hứng khởi và sảng khoái với bao niềm vui sôi nổi hả hê.

Bóng đá mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng cần có một quan niệm chơi và xem bóng đá đúng đắn thì môn thể thao đặc biệt này mới hoàn toàn bổ ích, không gây ra những điều phiền nhiễu lo âu.

Nói cụ thể hơn, trong bóng đá phải có tinh thần thể thao, không chơi xấu đá bóng thành đá người. Khi đó, sân cỏ dễ trở thành nơi xô xát ẩu đả. Đó là người chơi. Còn người xem không nên mượn bóng đá làm cuộc đỏ đen sát phạt nhau cháy túi.

Chính vì thế, trong bóng đá mọi người đều ca ngợi các lối chơi đẹp của cầu thủ và cách thưởng thức thể thao có văn hóa của khán giả.

Tóm lại, bóng đá là một môn thể thao có sức hấp dẫn đặc biệt mang lại cho con người nhiều lợi ích. Đó cũng là một môn thể thao đầy ý nghĩa hết sức phổ cập vượt qua được các ranh giới giàu nghèo, dân tộc, màu da. Ởđây thì tài năng của các cầu thủ đều là tài năng đích thực không thể vay mượn của người khác hay giả mạo được.
 

lương tú linh

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2017
11
7
16
21
TP Vinh
Đề 4: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
Sức hấp dẫn của thơ Bác là một hồn thơ "giản dị mà hàm súc, cổ điển mà hiện đại, sáng ngời chất thép mà man mát chất thơ". "Tức cảnh Pác Bó" là bài thơ tiêu biểu trong phong cách viết của nhà thơ. Bài thơ được viết vào năm 1941 khi Người ở Pác Bó. Đọc bài thơ, làm sao ta quên được vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ.
Trước hết, vẻ đẹp tâm hồn của Bác thể hiện qua phong thái ung dung, lạc quan gợi trong ta bao cảm phục
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.​
Ở câu thơ đầu, Bác nói về nơi ở của mình thật dí dỏm. Phép tiểu đối giữa "sáng" và "tối", "ra" và "vào", "suối" và "hang" cùng nhịp thơ đều đặn giúp ta hình dung được nơi ở của Bác gần với thiên nhiên. Đó là hang Pác Bó bên cạnh dòng suối giữa núi rừng hùng vĩ và thơ mộng. Nghệ thuật này còn gợi lên được một nếp sống, nếp sinh hoạt đều đặn. Giọng thơ nhẹ nhàng, thoải mái, khoan thai nhấn mạng được sự hài hòa, gắn bó với con người, với thiên nhiên. Phong thái ung dung, lạc quan của Bác còn thể hiện qua bữa ăn của Người. Cụm từ "cháo bẹ" "rau măng" giúp ta hiểu được cuộc sống kham khổ, đạm bạc, thiếu thốn của Bác. Trong một số bài viết của minh, Người kể rằng có khi hàng tháng trời không được ăn cơm, chỉ được ăn rau măng, ngô (bẹ). Cụm từ "vẫn sẵn sàng" có hai cách hiểu: có thể là cháo bẹ, rau măng vẫn luôn sẵn có, luôn đầy đủ, cũng có thể là dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần của Bác luôn sẵn sàng. Dù hiểu theo nghĩa nào ta đều thấy được phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Giongj thơ vui đùa, dí dỏm cho ta hiểu được dù thiếu thốn về vật chất cũng không thể đụng chạm tới tinh thần của Bác, Người luôn chấp nhận vượt lên hoàn cảnh. Câu thơ ngắn gọn, hàm súc thể hiện được phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, phong thái ung dung, lạc quan trong bài thơ của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó luôn khiến ta cảm phục.Người đã để lại cho nền thơ ca Việt Nam một bài thơ xuất sắc về tinh thần lạc quan, phong thái ung dung. Có lẽ vì vậy mà bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" luôn hấp dẫn bạn đọc
 

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
Đề 5: Bác Hồ đã dạy:"Việc học là công việc suốt đời". Em hãy giải thích lời dạy trên và chứng minh đó là 1 quan niệm đúng đắn.
Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Vậy Học hỏi là gì? Học hỏi là tiếp thu tri thức của nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời., nếu không chịu học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
…Đời bồi tàu lên đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi…
Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ...” Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc". Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to". Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Người khẳng định là trong cách học thì "lấy tự học làm cốt". Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải "lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân". Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân.

Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Tuy Bác đã ra đi nhưng người mãi là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.
Bác đã lên đường, theo tổ tiên
Mác – Lê-nin, thế giới người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
 
  • Like
Reactions: tructm6@gmail.com

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
Hãy viết 1 bài văn nghị luận để khuyên 1 số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.
"Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !".

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
 
  • Like
Reactions: tructm6@gmail.com

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
Đề 7: Hãy viết bài nghị luận với đề tài: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!

Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy… Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua. Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)… Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…). Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp. Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải. Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại. Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”.
 

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
Đề 8: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên cua nước VN độc lập, Bác Hồ thiết căn dặn:"Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5 châu được hay không,chính là nhờ 1 phần vào công học tập của các cháu". Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào?
Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học, học để làm người, học để giúp đỡi giúp nước. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà độc lập, việc học tập càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì thế, ngay trong năm học đầu tiên dưới chế độ mới, Bác Hồ gửi thư cho học sinh đã có những lời căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Trong lời dặn dò trên, Bác Hồ đã nêu rõ mối quan hệ và tác dụng to lớn của việc học tập đối với tiền đồ đất nước. Thế nào là một đất nước vẻ vang? Thông thường một đất nước muốn được vẻ vang thì trước hết đất nước đó phải độc lập, giàu mạnh. Muốn giữ nền độc lập thì phải có nền quốc phòng vững mạnh. Muốn có được quốc phòng vững mạnh thì phải có nền kinh tế vững mạnh, phát triển. Ta thường nói: “Dân giàu, nước mạnh”. Đó là hai điều song song tồn tại của một đất nước phát triển. Nói “dân giàu” tức là nói đến cảnh nhân dân được ấm no, đầy đủ về dời sống vật chất, thoải mái về mặt tinh thần, có đời sống tiến bộ, có nếp sống xã hội văn minh lành mạnh. Một đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác trên thế giới kính nể, vì đó là một đất nước vinh quang.
Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu
Bác Hồ lại nói: “Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu” là như thế nào? Nói như vậy, Bác muốn nhấn mạnh đến sự phấn đấu của toàn dân để đưa nước nhà lên ngang tầm với những quốc gia giàu mạnh tiên tiến trên thế giới. Muốn được như vậy, ngoài việc phải có một nền kinh tế giàu mạnh, Việt Nam cồn phải có một nền kinh tế khoa học kĩ thuật hiện đại, một nền văn hóa tiên tiến không những có thể tiếp nhận được tinh hoa của nhân loại mà còn góp phần mình vào sự phát triển chung của nhân loại. Đó là cái đích mà Bác Hồ đặt ra cho nhân dân ta phải đạt tới, sau ngày đất nước thoát khỏi vòng nô lệ. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu cuối cùng mà dân tộc ta hằng ấp ủ qua mấy mươi năm không ngừng lao động và chiến đấu cho tới ngày nay. Vì sao tất cả những điều đó lại “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”?

Sau hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến, gần cả trăm năm bị nô lệ, rồi liên tục chiến tranh, nhân dân ta đứng trước một đất nước vừa nghèo nàn vừa lạc hậu. Trong khi đó trên thế giới, khoa học kĩ thuật có những bước tiến khổng lồ, mọi mặt đời sống cũng phát triển nhảy vọt. So với những nước tiên tiến ta thua kém quá xa. Muốn đuổi kịp họ ta chỉ có con đường học tập, học cách làm mà người khác đã làm và phải học thật nhanh để rút ngắn dần khoảng cách giữa ta và họ.

Để có được một nền quốc phòng vững mạnh thì ngoài con người ra còn cần tới khoa học kĩ thuật, phương tiện kĩ thuật, con người nắm vững kĩ thuật.

Cũng như nói đến kinh tế, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tức là nói đến kĩ thuật. Bởi lẽ đồng ruộng mênh mông, tài nguyên vô tận không thể tự nhiên tạo ra nhiều sản phẩm được. Và đời sống văn hóa muốn phát triển phải dựa vào nền kinh tế phát triển. Muốn được như thế thì cần phải có khoa học kĩ thuật. Muốn nắm được khoa học kĩ thuật thì phải có kiến thức, có trình độ. Không ai có thể làm thay ta điều đó. Nếu không học tập, không có kiến thức, làm sao củng cố được quốc phòng làm sao phát triển kinh tế, làm sao nâng cao trình độ văn hóa…? Vì vậy khi Bác nói: “Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” là Bác nhấn mạnh đến vai trò tương lki của thế hệ thanh thiếu niên sau này. Cách mạng mới thành công, cuộc chiến đấu để giữ nước đang gian khổ, nhưng mười, mười lăm năm sau, thế hệ họe sinh hôm nay sẽ là người chủ của đất nước, là lực lượng chủ yếu để dựng nước, phát triển kinh tế và mở mang văn hóa. Vì thế, nhiệm vụ của người đang ngồi trên ghế nhà trường càng trở nên quan trọng và nặng nề vô cùng.
 
  • Like
Reactions: tructm6@gmail.com
Top Bottom